ga_con85

New Member
Download Đề tài Phát triển thương mại trong nước 2006 - 2010, định hướng đến 2020

Download Đề tài Phát triển thương mại trong nước 2006 - 2010, định hướng đến 2020 miễn phí





Xây dựng một nền thương mại trong nước phát triển vững mạnh, theo hướng văn minh, hiện đại dựa trên một cấu trúc hợp lý các hệ thống và các kênh phân phối với sự tham gia của các loại hình tổ chức và các thành phần kinh tế, vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Phát triển thương mại hàng hoá trong mối quan hệ với phát triển thương mại đầu tư và thương mại dịch vụ (nhất là dịch vụ du lịch). Coi trọng phát triển các doanh nghiệp nhỏ cùng với khuyến khích và thúc đẩy việc hình thành các doanh nghiệp lớn thông qua quá trình tích tụ, tập trung với các hình thức sát nhập, hợp nhất và mua lại, hình thành sự liên kết giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ trong việc tổ chức thị trường, đủ sức cạnh tranh có hiệu quả với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở đó, phát huy vai trò và vị trí của thương mại trong nước trong việc định hướng và thúc đẩy sản xuất phát triển, định hướng và phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng của nhân dân, tạo mối liên kết vững chắc với thị trường thế giới thông qua kênh xuất khẩu và nhập khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng GDP, tạo tiền đề để chủ động hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế một cách sâu rộng và thành công.



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

hội nhập quốc tế.
- Thông tin thị trường mang tính hệ thống chậm được xác lập, chưa đủ tin cậy, làm giảm giá trị dự báo, tiên lượng…
- Sức ép hội nhập về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối và mở cửa thị trường hàng hoá ngày càng rõ rệt, nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Sự hiện diện của các nhà phân phối lớn, chuyên nghiệp nước ngoài cùng với luồng hàng hoá nhập khẩu tăng sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các nhà phân phối, sản xuất trong nước, nhất là với hơn 1 triệu hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp có qui mô kinh doanh nhỏ, nguồn lực yếu, tính cạnh tranh thấp. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực phát triển của cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian tới là rất cao, rất quyết liệt ngay từ đầu của giai đoạn 2006-2010.
Bối cảnh quốc tế và trong nước, cơ hội và thách thức tồn tại, tác động và chuyển hoá lẫn nhau. Nếu các doanh nghiệp biết cách khai thác có thể tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức để tạo ra bước đột phá cho sự phát triển; ngược lại, cơ hội sẽ qua đi và thách thức sẽ trở thành lực cản lớn trên con đường đi tới tương lai của doanh nghiệp.
II- MỘT SỐ DỰ BÁO CHỦ YẾU
1. Dân số:
Một quốc gia có dân số đông, kết hợp với mức tăng trưởng kinh tế cao là một yếu tố hết sức thuận lợi cho mở rộng dung lượng thị trường nội địa- cơ sở kinh tế để phát triển thương mại trong nước.
Dự báo giai đoạn 2006-2010:
- Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm: 1,25%/năm,
- Dân số năm 2010: đạt 88.446.000 người, trong đó có 25.870.000 người sống ở khu vực đô thị, chiếm tỉ lệ 29,25%.
Giai đoạn 2011-2020:
- Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm: 1,18%/năm,
- Dân số năm 2020: đạt 99.455.000 người, với 34.958.000 người sống ở khu vực đô thị, chiếm 35,15% (xem Biểu 6 phần Phụ lục).
Sự phân bố dân số trong những năm tới cho thấy nông thôn vẫn là khu vực tập trung số dân sinh sống đông. Hoạt động thương mại trong nước không chỉ chú trọng khu vực thành thị mà cần phát triển mạnh cả ở khu vực nông thôn.
Cơ cấu dân số trẻ, năng động, có học vấn cao với thói quen ưa thích mua sắm hàng hoá ở siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng tiện lợi là một ưu thế để phát triển hệ thống phân phối hiện đại. Hiện nước ta có 57% dân số có độ tuổi dưới 30 và sau 15 năm tỉ lệ này vẫn là 50%.
2. Tăng trưởng kinh tế:
Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 là 7,5% - 8%. Theo đó, đến năm 2010, tổng GDP đạt trên 1.400 nghìn tỉ đồng, đến năm 2020 đạt khoảng 2.600 nghìn tỉ đồng
Theo tính toán, đến năm 2010, GDP cao gấp hơn 2,1 lần so với năm 2000 (theo giá so sánh), đến năm 2020 cao gấp 4 lần so với năm 2000 và 8 lần so với năm 1990.
GDP bình quân đầu người năm 2010 dự kiến đạt khoảng 1.050 - 1.100 USD (theo giá hiện hành), đến năm 2020 sẽ tăng khoảng 3,3 - 3,6 lần so với
năm 2000 (phụ thuộc vào tỉ lệ tăng dân số hàng năm của cả thời kỳ này).
Tổng GDP và GDP bình quân đầu người là những là căn cứ quan trọng để dự báo Quỹ tiêu dùng cuối cùng và TMBLHH.
3. Đầu tư xã hội:
Dự báo trong giai đoạn 2006 - 2010 tỉ lệ huy động vẫn giữa ở mức cao, khoảng 40% so với tổng GDP. Đến năm 2010, tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước khoảng gần 500.000 tỉ đồng.
Trạng thái đầu tư của xã hội ảnh hưởng đến hoạt động thương mại trong nước. Nếu tổng mức và tỉ lệ đầu tư của xã hội tăng cao, về ngắn hạn, làm giảm tương đối mức tiêu dùng của dân cư đối với hàng tiêu dùng nhưng lại làm tăng khả năng tiêu thụ các mặt hàng là tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu xây dựng, về dài hạn, đầu tư làm cho sản xuất phát triển sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm mới, tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, là cơ sở kinh tế để mở rộng lưu thông hàng hoá. Trong trường hợp tổng mức và tỉ lệ đầu tư giảm thì hiệu ứng sẽ có tác động ngược chiều với xu hướng trên.
Như vậy, trong giai đoạn 2006 - 2010, về tổ chức thị trường, cần chú ý tập trung xây dựng các kênh phân phối đối với loại hàng hoá là vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và xây dựng (là những kênh hiện còn rất yếu kém).
4. Tiêu dùng của dân cư:
Quỹ tiêu dùng cuối cùng là "cận" trên của TMBLHH. Tỉ lệ Quỹ tiêu dùng cuối cùng so với GDP của Việt Nam thuộc loại cao so với các nước trong khu vực (trên 70%) trong khi của Singapore là 55,9%, Malaysia là 58,2% và Thái Lan là 67,7%...Trong giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tiêu dùng tăng cao hơn nhiều lần so với tốc độ tăng dân số (7,7% so với 1,4%) chứng tỏ tiêu dùng bình quân đầu người và mức sống của dân cư đã được nâng cao đáng kể (xem Biểu 7 phần Phụ lục).
Dự báo tỉ lệ này tiếp tục giữ khoảng 70% cho thời kỳ chiến lược 2006 -2020 (do ưu tiên cho đầu tư phát triển và cho xuất khẩu). Đến năm 2010, Quỹ tiêu dùng cuối cùng có qui mô khoảng 840.000 - 860.000 tỉ đồng.
Dự báo chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người/tháng giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân khoảng 10,57%/năm, trong đó khu vực thành thị tăng khoảng 10%/năm, còn khu vực nông thôn tăng khoảng 11,25%/năm. Đến năm 2010 chi tiêu bình quân đầu người/tháng của cả nước đạt 657.800 ngàn đồng/người/tháng, trong đó khu vực thành thị đạt 1.054.700 đồng/người/tháng và khu vực nông thôn đạt 537.400 đồng/người/tháng. Sự gia tăng khả năng chi tiêu của người dân, chênh lệch chi tiêu giữa các vùng, miền là những căn cứ quan trọng để các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh theo chiến thuật phân đoạn thị trường, bố trí và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại phù hợp với sức mua.
5. Xu hướng tiêu dùng và cách thoả mãn tiêu dùng:
Hoạt động bán lẻ tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Dự báo giai đoạn 2006-2010, TMBLHH chiếm khoảng 80% Quỹ tiêu dùng cuối cùng.
Nhìn chung, xu hướng tiêu dùng chuyển dịch từ yêu cầu "ăn no, mặc ấm" sang yêu cầu "ăn ngon, mặc đẹp", làm cho chất lượng "cầu" được nâng lên. Quan niệm về hàng hoá lâu bền và giá trị cao cũng thay đổi. Nếu như những năm trước đây, các mặt hàng xe máy, điều hoà, tủ lạnh, máy giặt, các thiết bị nghe nhìn...được xem là đồ dùng cao cấp, đắt tiền thậm chí có ý nghĩa “dự trữ tài sản”, thì nay đã được phổ cập ở thành thị và lan truyền sang cả khu vực nông thôn. Xu hướng mua sắm hàng giá trị cao, hàng hiệu, chạy theo các mode mới đang xuất hiện ở giới trẻ thành phố đã bắt đầu theo kịp xu hướng tiêu dùng của khu vực và thế giới.
Do thu nhập được nâng cao, đời sống được cải thiện nên các nhu cầu về tinh thần ngày càng được người dân chú ý. Xét về cơ cấu, xu hướng chi tiêu cho nhà ở, dịch vụ khám chữa bệnh và thuốc men, đi lại, thông tin và giáo dục sẽ có tốc độ phát triển cao hơn các chi tiêu khác.
Xu hướng tiêu dùng và cách thoả mãn nhu cầu tuỳ từng nhóm hàng có sự thay đổi khác nhau:
- Nhóm hàng thực phẩm: phần lớn người tiêu dùng có thói quen mua các mặt hàng thực phẩm (nhất là thực phẩm tươi sống) tại các chợ, các hộ kinh doanh độc lập. Trong những năm tới, cùng với quá trình đô thị hoá, thu nhập của dân cư tăng, ý...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển hoạt động cho vay tại tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên tình thương Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển hoạt động cho vay mua nhà ở khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Luận văn Kinh tế 0
D Đổi mới quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Môn đại cương 0
D Phát triển dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển xúc tiến thương mại sản phẩm chăn ga Everon của công ty CP Everpia Việt Nam trên thị trường Hà Nội Marketing 0
N Thực trạng phát triển thương hiệu dịch vụ ngân hàng thương mại của ngân hàng Tiên phong (TPbank) Quản trị thương hiệu 0
D Áp dụng chiến lược marketing – mix để hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu thời trang Novelty của Tổng Công ty may Nhà Bè Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp góp phần phát triển thương hiệu trà lipton tại thị trường việt nam đến năm 2015 Luận văn Kinh tế 0
D phát triển thương hiệu nước mắm truyền thống tỉnh An Giang trường hợp điển hình - nước mắm Đỉnh Hương Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top