Marley

New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Phê bình tác phẩm văn học
2
Những sự thật bao nhiêu lâu nay bị giấu giếm hoặc được bọc lót trong 
lớp vỏ đạo đức, văn hoá đến đây đều được lột trần một cách công khai, minh 
bạch từ phát ngôn của các nhân vật.
 Lời  kể  trong  văn  ông  bao  giờ  cũng  nghiêm  túc,  nghiêm  túc  đến  dửng 
dưng. Lời kể lược bỏ mọi thứ trang hoàng của giọng điệu, giảm thiểu đến mức 
tối đa những trạng từ, tính từ tô điểm cho đối tượng. Câu văn dồn nén sự kiện để 
phơi bày sự thật: “Sạ đi rồi, cuộc sống ở bản Hua Tát như buồn tẻ hơn. Các vụ 
đánh lộn không còn ác liệt như trước. Phụ nữ cũng ít ngoại tình. Không còn có 
những tiệc xoè thâu đêm suốt sáng. Nụ cười ít hơn. Thậm chí đến cả chim chóc 
bay  qua  bầu  trời  Hua  Tát  vỗ  cánh  cũng  như  uể  oải.  Người  ta  trở  nên  cau  có, 
công việc đè lên vai họ nặng nề hơn trước. Cho đến lúc ấy, người ta mới thấy 
nhớ Sạ, mới thấy Sạ đi là điều đáng tiếc.”
Câu chuyện đúng là như những ngọn gió xoáy qua trên bản Hua Tát. Một 
chàng trai được cả làng gọi là điên rồ ấy vừa ra đi đã để lại bao nhiêu biến đổi 
với bao nhiêu cái nghịch lý trong cộng đồng. Lối văn này làm cho tốc độ của 
câu chuyện cứ trôi qua vùn vụt. Thỉnh thoảng vẫn có lời bình, nhưng là lời bình 
được nhìn từ nhiều phía của nhiều nhân vật, chứ không phải chính Nguyễn Huy 
Thiệp.  Cái  đáng  ghét  nhất  của  truyện  cổ  tích  là  sự  trịnh  trọng  của  người  kể 
chuyện về một bài học luân lý nào đấy. Thiệp kể chuyện cổ tích cho bản thân 
câu  chuyện,  chứ  không  phải  nhờ  câu  chuyện  mà  phô  trương  nhân  cách  của 
mình. Lù và Hếnh trong "Những ngọn gió Hua Tát" chết thuỷ chung trong nạn 
dịch tả, Thiệp viết: “Ngôi mộ chôn Lù và Hếnh, bây giờ là một đụn đất khá cao, 
trên mọc đầy những cây song, cây mây gai góc, những người già ở bản Hua Tát 
đặt tên là mộ tình chung thuỷ, còn bọn trẻ con gọi là mộ hai người chết dịch.”
Đấy là sự thật, một thứ sự thật trần trụi cất lên từ tiếng nói đời sống, chứ 
không phải từ tiếng nói phán quyết của một cá nhân nhân danh thứ đạo lý nào. 
Trong trường hợp này, bất cứ một anh nhà văn nào, dù hiện thực đến mấy cũng 
sẽ tán tụng vẻ đẹp của một mối tình lãng mạn, chung thuỷ. Ngôi mộ sẽ không có 
gai góc mà nở hoa để cho người đời làm thơ truy tặng. Nhà văn đạo đức chân 
chính của chúng ta sẽ khoá cái mồm hồn nhiên của lũ trẻ con để chúng không 
TRUYỆN NGẮN. Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950, quê quán : Thanh Trì, Hà Nội. Thủa nhỏ ông lưu lạc khắp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ qua Phú Thọ, Vĩn
Dành riêng cho anh em Ketnooi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top