kieu_lien215
New Member
Download miễn phí Tiểu luận Phép biện chứng duy vật và vai trò của nó đối với hoạt động của con người
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ LỊCH SỬ PHÉP BIỆN CHỨNG 3
I-Phép biện chứng 3
1.1-Khái niệm phép biện chứng 3
1.2-Phân biệt phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình 3
II-Khái quát lịch sử phép biện chứng 4
PHẦN II: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI 6
I.Hai nguyên lí cơ bản 6
1.1 Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến 6
1.2 Nguyên lí về sự phát triển 8
II.Những cặp phạm trù cơ bản 10
2.1 Phạm trù cái riêng và cái chung 10
2.2Phạm trù nguyên nhân và kết quả 11
2.3Phạm trù Tất nhiên- ngẫu nhiên 13
2.4 Phạm trù nội dung và hình thức: 14
2.5 Phạm trù bản chất và hiện tượng: 15
2.6 Cặp phạm trù khả năng và hiện thực 16
III.Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật 17
3.1.Một số vấn đề về quy luật: 17
3.2.Quy luật chuyển hóa từ những sự biến đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại. 17
3.3-Quy luật phủ định của phủ định 19
3.4Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. 20
Phần III : Kết luận 22
Tài liệu tham khảo 23
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-21-tieu_luan_phep_bien_chung_duy_vat_va_vai_tro_cua_n.bK2IFWjRPQ.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-55976/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
cặp phạm trù.Đó là thế giới quan của giai cấp công nhân với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và sử dụng những thành quả của khoa học đương thời .Thế giới quan không những phản ánh đúng như chính bản thân nó tồn tại mà còn là công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực ấy.
Phần II: nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật và vai trò của nó đối với hoạt động của con người
I.Hai nguyên lí cơ bản
1.1 Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
* Khái niệm: Các học thuyết trước Mác đã có nhiều quan điểm khác nhau về mối liên hệ phổ biến:
Quan điểm siêu hình coi sự vật , hiện tượng tồn tại biệt lập tách rời nhau , không có sự ràng buộc quy định lẫn nhau, nếu có chẳng qua chỉ là những quy định bên ngoài , mang tính ngẫu nhiên .Cũng có một số nhà siêu hình thừa nhận mối liên hệ nhưng lại phủ nhận khả năng chuyển hóa lẫn nhau giữa các hình thức liên hệ khác nhau .
Quan điểm duy tâm cho rằng cái quyết định mối liên hệ , sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng là một lực lượng siêu nhiên hay ở ý thức , cảm giác của con người .
Những nhà duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở cho mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng . Liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự tác động ràng buộc lẫn nhau quy định và chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt , các yếu tố , các bộ phận trong 1 sự vật hay giữa các sự vật hiện tượng với nhau .
Đây là khái niệm nói lên mọi sự vật , hiện tượng trong thế giới dù đa dạng phong phú đến đâu đều nằm trong mối liên hệ với các sự vật , hiện tượng khác , đều chịu sự tác động quy định của các sự vật hiện tượng ấy đồng thời là cơ sở , điều kiện tồn tại , phát triển của moi sự vật , hiện tượng .
*Đặc điểm:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng mối liên hệ có ba tính chất cơ bản là: Tính khách quan , tính phổ biến và tính đa dạng phong phú.
-Tính khách quan của mối liên hệ biểu hiện ở chỗ các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vât, hiện tượng nó không phụ thuộc vào ý thức con người. Thế giới hiện thực bao gồm nhiều sự vật hiện tượng khác nhau dù muốn hay không tất cả các sự vật hiện tượng ấy đều quan hệ biện chứng với nhau , chúng nương tựa ràng buộc quy định lẫn nhau trong quá trình tồn tại vận động và phát triển của chúng.
-Mối liên hệ có tính phổ biến : bất kì sự vật hiện tượng nào cũng đều có những mối liên hệ tác động qua lại với các sự vật hiện tượng khác.Do bản chất của thế giới là vật chất , các sự vật hiện tượng khác nhau của thế giới vật chất chẳng qua là quá trình vận động , phát triển lâu dài của thế giới vật chất tạo thành, cho nên xét về nguồn gốc thì tất cả các sự vật hiện tượng đều là nhân quả của nhau , đều quan hệ biện chứng với nhau. Hơn nữa trong bản thân sự vật hiện tượng thì các yếu tố bộ phận của nó cũng quan hệ chặt chẽ với nhau
-Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại mối liên hệ phổ biến nhưng vị trí vai trò của các mối liên hệ lại khác nhau trong việc quy định sự tồn tại phát triển của chúng.Điều đó làm nên tính đa dạng phong phú của mối liên hệ. Người ta có thể phân chia các mối liên hệ theo những căn cứ khác nhau thành các kiểu khác nhau như: Mối liên hệ bên trong, bên ngoài ; mối liên hệ trực tiếp, gián tiếp; mối liên hệ chủ yếu, thứ yếu...để ta thấy được tầm quan trọng của từng mối liên hệ .
*Vai trò:
Vì mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến và vị trí vai trò các mối liên hệ khác nhau trong viếc quyết định sự tồn tại hoạt động phát triển của nó nên trong nhận thức hoạt động thực tiễn phải có quan điểm toàn diện tránh nhữnh xem xét phiến diện một chiều .Tức là đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật phải đặt nó trong mối liên hệ tác động qua lại với các sự vật hiện tượng khác và phải nhận thức được mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận , các yếu tố , các mặt của chính sự vật .Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử-cụ thể của phép biện chứng duy vật vào quá trình đổi mới ở nước ta , đảng ta đã xác đinh một phương châm rất cơ bản là phải đổi mới một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế:"Xét trên tổng thể Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối và chính sách đối nội , đối ngoại .Không có sự đổi mới đó thì không có mọi sụ đổi mới khác.Song, Đảng ta đã đúng khi tập trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế , khắc phục sự khủng hoảng kinh tế xã hội , tạo tiền đề càn thiết và tinh thần để giữ vững ổn định chính trị xây dựng và củng cố niềm tin vào nhân dân, tao thuận lợi để đổi mới các mặt khác nhau của đời sống xã hội" (Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII)
1.2 Nguyên lí về sự phát triển
*Khái niệm
Quan điểm siêu hình cho rằng sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi thuần túy về lượng không có sự thay đổi về chất , không có sự nảy sinh nhữnh cái mới .
Quan điểm duy tâm thì quy nguồn gốc sự phát triển là do lực lượng siêu nhiên hay ở ý thức con người , phi vật chất, đến quan điểm duy vật biện chứng đã khẳng định:''Phát triển là một phạm trù triết học để chỉ khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp tới cao , từ kém hoàn thiện tới hoàn thiện hơn của sự vật .''
*Đặc điểm:
Theo quan điểm này thì nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật, do mâu thuẫn của bản thân sự vật quy định. Phát triển là quá trình tự thân của mọi sự vật , hiện tượng khách quan và độc lập với ý thức con người.Phát triển bao hàm nhiều hình thức vận động theo chiều từ thấp đến cao .Phát triển có tính kế thừa và nó dường như lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn .Như vậy phát triển bao hàm nhiều bước quanh co phức tạp chứ không phải theo đường thẳng một chiều.Phát triển không chỉ biến đổi về lượng mà còn bao hàm cả sự biến đổi về chất đồng thời có sự xuất hiện của những cái mới .
*Vai trò:
Chính vì những lí do trên mà phát triển đã thực sự trở thành khuynh hướng chung chi phối mọi sự vật hiện tượng .
Mỗi sự vật hiện tượng đang tồn tại là nó đã xuất hiện trong đó những tiền đề mầm mống của cái mới và trong những điều kiện nhất định cái mới đó sẽ ra đời thay thế cái cũ .Ví dụ như qúa trình thay thế liên tục diễn ra giữa các sự vật hiện tượng tạo thành sự phát triển vận động của thế giới vật chất.
Thấy rõ được điều này thì trong nhận thức hoạt động thực tiễn đòi hỏi phải có quan điểm phát triển.Tức là khi nghiên cứu xem xét bất kì một sự vật hiện tượng nào ta cũng phải phát hiện được cái tương lai trong hiện tai, nhận thức được những tiền đề mầm mống của cái mới đang nảy sinh ở trong nó và phải đấu tranh cho cái mới ra đời thay thế c
Tags: tiểu luận nội dung của phép biện chứng duy vật và giá trị ứng dụng trong hoạt động thực tiễn, vai trò của phép duy vật biện chứng đối với thực tiễn, vai trò của duy vật biện chứng với quá trình giáo dục, vai trò của phép biện chứng duy vật đới với hoạt động của con người, phép biện chứng duy vật và vai trò, tiểu luận PHÂN TÍCH VAI TRÒ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY., tiểu luận: Những nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật và giá trị thực tiễn của nó đối với quá trình phát triển ở Việt Nam