angel12o6

New Member

Download miễn phí Đề tài Phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta





Lời mở đẩu
I. Lý luận chung về mõu thuẫn . 1
1. Khái quát chung về quy luật mâu thuẫn . 2
2. Nội dung của quy luật mâu thuẫn . 2
3. Một số loại mâu thuẫn . 6
4. í nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn . 8
II. KTTT và mâu thuẫn biện chứng trong nền KTTT ở nước ta. 9
1. Khái quát chung về KTTT. 9
2. KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. 10
3. Những mâu thuẫn phát sinh trong quỏ trỡnh chuyển sang KTTT ở Việt Nam. 15
III. Kết luận. 25
1. Kết luận. 25
2. Giải pháp cho nền KTTT ở Việt Nam hiện nay. 26
Tài liệu tham khảo
30
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng lại chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta, song khi chuyển sang xây dựng và phát triển kinh tế, chính mô hình đó đã tạo ra nhiều khuyết tật, nền kinh tế không có động lực, không có sức đua tranh, không phát huy được tính chủ động sáng tạo của người lao động, của các chủ thể sản xuất- kinh doanh, sản xuất không gắn với nhu cầu, ý chí chủ quan đã lấn át khách quan và triệt tiêu mọi động lực- sức mạnh nội sinh của bản thân nền kinh tế, đã làm cho nền kinh tế suy thoái thiếu hụt, hiệu quả thấp, nhiều mục tiêu của CNXH không thực hiện được.
Kinh tế hàng hóa, bắt đầu bằng kinh tế hàng hóa đơn giản, ra đời từ khi chế độ Cộng sản nguyên thủy tan rã, dựa trên hai tiền đề cơ bản là có sự phân công lao động xã hội và có sự tách biệt về kinh tế do chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Chuyển từ kinh tế tự nhiên, tự cung- tự cấp sang kinh tế hàng hóa là đánh dấu bước chuyển sang thời đại kinh tế của sự phát triển, thời đại văn minh của nhân loại. Trong lịch sử của mình, vì thế của kinh tế hàng hóa cũng dần được đổi thay :từ chỗ như là kiểu tổ chức kinh tế- xã hội không phổ biến, không hợp thơi trong xã hội Chiếm hữu nô lệ của những người thợ thủ công và nhân dân tự do, đến chỗ được thừa nhận trong xã hội Phong kiến, và đến CNTB thì kinh tế hàng hóa giản đơn không những được thừa nhận mà còn phát triển lên giai đoạn cao hơn đó là KTTT.
KTTT là giai đọan phát triển cao của kinh tế hàng hóa, cũng đã trải qua ba giai đoạn phát triển. Giai đoạn thứ nhất, là giai đoạn chuyển từ kinh tế hàng hóa giản đơn sang KTTT. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn phát triển KTTT tự do. Đặc trưng quan trọng của giai đoạn này là sự phát triển kinh tế diễn ra theo tinh thần tự do, Nhà nước không can thiệp vào hoạt động kinh tế. Giai đọan thứ ba, là giai đoạn KTTT hiện đại. Đặc trưng của giai đoạn này là Nhà nước can thiệp vào KTTT và mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài. KTTT có những đặc trưng cơ bản như :phát triển kinh tế hàng hóa, mở rộng thị trường, tự do kinh doanh, tự do thương mại, tự định giá cả, đa dạng hóa sở hữu, phân phối do quan hệ cung cầu... đó là cơ chế hỗn hợp "có sự điều tiết vĩ mô" của Nhà nước để khắc phục những khuyết tật của nó.
Mặc dù sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hóa tự phát sẽ "hàng ngày hàng giờ đẻ ra CNTB" và sự phát triển của KTTT trong lịch sử diễn ra đồng thời với sự hình thành và phát triển của CNTB, nhưng tuyệt nhiên, KTTT không phải là chế độ kinh tế- xã hội. KTTT là hình thức và phương pháp vận hành kinh tế. Đây là một kiểu tổ chức kinh tế hình thành và phát triển do những đòi hỏi khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất. Nó là cách sinh hoạt kinh tế của sự phát triển. Quá trình hình thành và phát triển KTTT là quá trình mở rộng phân công lao động xã hội, phát triển khoa học- công nghệ mới và ứng dụng chúng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh. Sự phát triển của KTTT gắn liền với quá trình phát triển của nền văn minh nhân loại, của khoa học- kỹ thuật, của lực lượng sản xuất.
Cho đến cuối những năm 80, về cơ bản, trong nền kinh tế nước ta, sản xuất nhỏ vẫn còn là phổ biến, trạng thái kinh tế tự nhiên, hiện vật, tự cung- tự cấp còn chiếm ưu thế. Xã hội Việt Nam, về cơ bản vẫn dựa trên nền tảng của văn minh nông nghiệp lúa nước, nông dân chiếm đại đa số. Việt Nam vẫn là một nước cùng kiệt nàn, lạc hậu và kém phát triển. Phát triển trở thành nhiệm vụ, mục tiêu số một đối với toàn Đảng, toàn dân ta trong bước đường đi tới. Muốn vậy phải chuyển toàn bộ nền kinh tế quốc dân sang trạng thái của sự phát triển, là phát triển nền KTTT, cùng với nó là thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sự phát triển kinh tế xã hội nào rút cuộc cũng nhằm mục tiêu xã hội, nhân văn nhất định. Phát triển theo nghĩa đầy đủ là bên cạnh sự gia tăng về lượng (tăng trưởng kinh tế) còn bao hàm cả sự thay đổi về chất (những biến đổi về mặt xã hội). Học thuyết về hình thái kinh tế xã hội của C.Mác là một thành tựu khoa học của loài người. Nó phác hoạ quy luật vận động tổng quát của nhân loại, và sự phát triển của xã hội loài người sẽ tiến tới Chủ nghĩa Cộng sản mà giai đoạn thấp của nó là CNXH. CNXH không đối lập với phát triển, với KTTT, mà là một nấc thang phát triển của loài người được đánh dấu bằng tiến bộ xã hội của sự phát triển. Nó là cách thức giải quyết các quan hệ xã hội, là một sự thiết lập một trật tự xã hội với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Cuộc đấu tranh cách mạng trường kỳ gian khổ và quyết liệt của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm giải phóng nhân dân lao động đem lại cuộc sống hạnh phúc và giàu sang cho nhân dân lao động. Vì vậy, sự phát triển của Việt Nam trong hiện tại và tương lai phải là sự phát triển vì sự giàu có, phồn vinh, hạnh phúc của nhân dân lao động, vì sự hùng mạnh và giàu có của cả xã hộ, của toàn xã hội, của toàn dân tộc, là sự phát triển mang tính XHCN, là sự phát triển hiện đại. Nghĩa là, chúng ta phải phát triển nền KTTT định hướng XHCN.
b.Một số đặc điểm chung của nền KTTT ở Việt Nam.
Chuyển nền kinh tế từ hoạt động theo cơ chế kế hoạch tập trung- hành chính, quan liêu- bao cấp sang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN là nội dung, bản chất và đặc điểm khái quát nhất đối với nền kinh tế nước ta trong hiện nay và tương lai. Đặc biệt, cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, được Đại hội đại biểu toàn quốc của ĐCS Việt Nam lần thứ VII thông qua vào năm 1991 đã nêu lên những đặc trưng bản chất của nền KTTT và phát triển nền KTTT theo định hướng XHCN.
Thứ nhất, nền KTTT định hướng XHCN mà nước ta xây dựng là nền KTTT hiện đại với tính chất xã hội hiện đại. Mặc dù nền kinh tế nước ta đang nằm trong tình trạng lạc hậu và kém phát triển nhưng khi nước ta chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa, KTTT, thì thế giới đã chuyển sang giai đoạn KTTT hiện đại. Bởi vậy, chúng ta không thể và không nhất thiết phải trải qua giai đoạn kinh tế hàng hóa giản đơn và giai đoạn KTTT tự do mà đi thẳng vào phát triển KTTT hiện đại. Mặt khác, thế giới vẫn đang nằm trong thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH, cho nên sự phát triển kinh tế- xã hội nước ta phải theo định hướng XHCN là cần thiết khách quan và cũng là nội dung yêu cầu của sự phát triển rút ngắn. Sự nghiệp "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh" vừa là mục tiêu, vừa là nội dung, nhiệm vụ của việc phát triển KTTT định hướng XHCN ở nước ta.
Thứ hai, nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần với vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong một số lĩnh vực, một số khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Nền kinh tế hàng hóa, nền KTTT phải là một nền ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển của phép biện chứng duy vật và sự vận dụng hai nguyên lý đó ở Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam Môn đại cương 0
G Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 2
B Vận dụng phép biện chứng duy vật trong nghiên cứu vai trò trung tâm kinh tế của Thủ đô Hà Nội đối với các tỉnh đồng bằng sông Hồng Luận văn Kinh tế 2
V Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển của phép biện chứng duy vật và sự vận dụng hai nguyê Kinh tế chính trị 0
R Phép biện chứng siêu nghiệm của I.Kant trong "Phê phán lý tính thuần túy" Kinh tế chính trị 0
K Phép biện chứng duy vật đối với việc phân tích tính tất yếu của quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Khái niệm phép phủ định biện chứng trong CN Mác-LêNin Tài liệu chưa phân loại 0
N Vận dụng nguyên lý của phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến để phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế qu Luận văn Kinh tế 2
V Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top