hooker

New Member

Download miễn phí Khóa luận Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo





Ở phong cách nhà báo Lê Thị Liên Hoan, chúng ta thường xuyên gặp những tiểu phẩm báo chí rất thú vị khiến chúng ta cất giữ nụ cười đến ngày mai, vì sự thâm thúy của một vài tiểu phẩm đủ để mang nụ cười đến rất lâu sau khi đọc. Nhưng cũng có lúc không may chúng ta sẽ vấp phải một số (chỉ một số mà thôi) các tiểu phẩm màu mè, đỏng đảnh, vặt vãnh, phô trương sự lém lỉnh, chanh chua khiến chúng ta chỉ dừng lại ở chỗ cười, hay thỏa mãn sự tò mò và mãi mãi sẽ quên chúng nhanh, xem để rửa mắt và thỏa mãn sự thèm giật gân hay có phần “tám vặt” mà thôi. Và những tác phẩm đó sẽ “cuốn theo chiều gió” và trôi vào quên lãng một cách nhanh chóng.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

i lòng tất cả công chúng, mà cái đích đến của báo chí là làm trong sạch xã hội qua việc chỉ ra những cái xấu cái tiêu cực. Quan trọng là qua những bài báo của mình, Lê Thị Liên Hoan đã đóng góp vào phần công phá những thứ xấu xa, tiêu cực của xã hội bằng chất giọng đầy cá tính, rất chua cay mà thấm đượm chân lý, thể hiện cái tâm của một cây viết có tầm để “đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”, nhằm làm xã hội trong sạch hơn, vắng bóng đi những ung nhọt xấu xa trong xã hội.
Đồng thời, những bài báo vạch trần cái xấu, cái tiêu cực một cách thâm thúy, đầy ý nghĩa đã tạo nên được làn sóng phản hồi của công chúng. Đó là sự quan tâm, đồng tình với những bài báo của Lê Thị Liên Hoan. Trước hết công chúng bị thu hút bởi cách viết cá tính, cái nhìn đầy thông minh của nhà báo Lê Thị Liên Hoan, sau đó đồng tình với cách nhìn nhận phân tích vấn đề đầy thâm thúy sâu sắc, truy căn nguyên tận gốc vấn đề với những lý giải đầy lô gic, đầy thuyết phục. Bên cạnh đó, cần nhấn mạnh rằng hiệu quả xã hội trong những tác phẩm của Lê Thị Liên Hoan là tính phản biện xã hội và tính công dân cao, đưa ra vấn đề được nhìn dưới nhiều khía cạnh, nhiều diễn giải qua cách dùng hình thức phỏng vấn phiếm chủ, những cuộc trò chuyện tạo cho một không khí rất khách quan, thoải mái (mặc dù thực chất tất cả đều là cách nhìn mang tính chủ quan của tác giả), khán giả như được cuốn vào dòng hỏi đáp liên tục, thú vị và nhận ra được những tầng nghĩa sâu sắc bên trong.
Tuy nhiên, hiệu quả xã hội của nhà báo còn môt số hạn chế nhất định. Có thể thấy một điều rằng, có những tác phẩm đề cập đến vấn đề chưa thực sự bám sát vào thời sự, sự kiện xã hôi, chỉ rõ những bất cập tiêu cực về kinh tế, chính trị hay xã hội, mà đi vào mảng văn hóa, văn nghệ hay khía cạnh thói hư tật xấu, ở góc độ con người nhiều hơn. Dường như Lê Thị Liên Hoan có phần quá ưu ái, thiên về mảng đời sống văn hóa nghệ thuật với sân khấu, với diễn viên nhiều hơn, mà bỏ qua những đề tài thời sự đang nổi cộm, đang gây nóng cho xã hội.
Một số nội dung trong tác phẩm của Lê Thị Liên Hoan chưa mang tính sát sao với thực tế, chưa thực sự động chạm đến những vấn đề thiết thực sát sườn của xã hội nhiều. Bởi Lê Thị liên Hoan mải mê theo những khám phá bất ngờ, những khám phá thú vị ở ngõ ngách của cuộc sống, của con người một cách vun vặt quá chăng? Như những bài phỏng vấn cảnh sát hình sự về công việc công tác lưu trữ tài liệu, hồ sơ gây án, hay những cuộc phỏng vấn vị giám đốc tình báo về những câu chuyện chiến lược tình báo đặc biệt hay công tác tuyển mộ tình báo viên. Không phủ nhận rằng những cuộc phỏng vấn đó rất hay, làm thỏa trí tò mò của công chúng về công việc của một cảnh sát, của những tình báo viên được nhìn dưới góc độ vừa hài hước vừa thú vị và đầy hấp dẫn. Nhưng cũng chỉ dừng lại ở đó, dừng lại ở việc mô tả những điều thú vị bí ẩn cùng kiến thức về ngành nghề tình báo hay cảnh sát điều tra vốn là những ngành nguy hiểm và hấp dẫn công chúng. Những tác phẩm đó chưa tạo được hiệu quả xã hội cao, có lẽ chưa chạm được đến cái đích cần đến đó là phản biện xã hội qua việc chỉ ra những cái tiêu cực, và giải pháp cho xã hội. Giá như Lê Thị Liên Hoan có thể chọn ra những đề tài bức xúc liên quan đến đời sống người dân để thay vào để mà khai thác tìm ra những khía cạnh chưa hay trong cuộc sống xã hội.
Ở phong cách nhà báo Lê Thị Liên Hoan, chúng ta thường xuyên gặp những tiểu phẩm báo chí rất thú vị khiến chúng ta cất giữ nụ cười đến ngày mai, vì sự thâm thúy của một vài tiểu phẩm đủ để mang nụ cười đến rất lâu sau khi đọc. Nhưng cũng có lúc không may chúng ta sẽ vấp phải một số (chỉ một số mà thôi) các tiểu phẩm màu mè, đỏng đảnh, vặt vãnh, phô trương sự lém lỉnh, chanh chua khiến chúng ta chỉ dừng lại ở chỗ cười, hay thỏa mãn sự tò mò và mãi mãi sẽ quên chúng nhanh, xem để rửa mắt và thỏa mãn sự thèm giật gân hay có phần “tám vặt” mà thôi. Và những tác phẩm đó sẽ “cuốn theo chiều gió” và trôi vào quên lãng một cách nhanh chóng.
Tiểu kết chương 2
Qua việc đi vào phân tích nội dung phản ánh trong những bài báo của Lê Thị Liên Hoan, chương hai muốn làm nổi bật lên hiệu quả tác động vào xã hội của nhà báo Lê Thị Liên Hoan. Một bài báo mà không tạo ra được dư luận, thì là một bài báo vô giá trị, chỉ dùng để “làm cảnh” trên mặt báo mà thôi. Hình thức thể hiện khéo léo, sắc sảo cuốn hút suy cho cùng cũng là để làm tôn lên nội dung phản ánh của bài báo mà thôi. Đồng thời, phong cách nhà báo Lê Thị Liên Hoan được hình thành, một thương hiệu Lê Thị Liên Hoan tồn tại trong lòng công chúng phần chính là bởi nội dung phản ánh, bởi tính hiệu quả trong phản biện xã hội, tạo ra được dư luận (tất nhiên là cả đồng tình lẫn phản đối). Và có duy trì được thương hiệu đó hay không thì còn tùy thuộc vào nhân sinh quan, thế giới quan của nhà báo theo từng thời kỳ phát triển của xã hội. Nếu thực sự có tâm, có tầm thì sẽ trụ vững được trong làng báo hiện nay. Trong mỗi tác phẩm báo chí, nội dung phản ánh là quan trọng nhất. Và trong lĩnh vực báo chí thì hiệu quả xã hội mà nhà báo tạo là vấn đề then chốt, đặc biệt trong thời đại tương tác thông tin hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nói đến phong cách một nhà báo và những tác phẩm của họ thì không thể không nhắc đến phương diện nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ tác phẩm. Vấn đề này sẽ được đề cập trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3:
NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG DẠNG BÀI “PHỎNG VẤN PHIẾM CHỦ” CỦA NHÀ BÁO LÊ THỊ LIÊN HOAN
Một tác phẩm báo chí là một chỉnh thể hoàn chỉnh bao gồm nội dung và hình thức. Nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự thành công của một bài báo, nhằm thu hút sự chú ý của công chúng và nổi bật lên nội dung. Trong chương ba này sẽ đi sâu vào các yếu tố xây dựng lên tác phẩm – đứa con tinh thần của nhà báo về nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ của nhà báo Lê Thị Liên Hoan. Đồng thời, sẽ tổng kết về đặc trưng phong cách nhà báo Lê Thị Liên Hoan.
3.1 Cái tui tác giả trong nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ tác phẩm
3.1.1 Dung lượng của tác phẩm
Tiểu phẩm phải ngắn. Ngắn gọn nhưng không phải là nhỏ, là ít mà ngắn gọn cô đọng, chứa đựng những tư tưởng đấu tranh nóng bỏng, gay gắt quyết liệt được thể hiện bằng lối viết cuốn hút người đọc. Báo chí của thời đại thông tin cần biết bao những thể loại ngắn gọn súc tích như tiểu phẩm. Dung lượng của tiểu phẩm là từ 300 đến 1500 chữ.
Hiện nay, thông thường các tiểu phẩm thường chiếm một khoảng nhỏ trên các trang báo trong khoảng 300 – 600 là nhiều, đặc biệt là các chuyên mục tiểu phẩm như “Nói hay đừng” của Lý Sinh Sự, “Trà nóng trà đá” của báo Tiền Phong. Dung lượng tác phẩm của Lê Thị Liên Hoan từ 600 – 800 chữ. Chuyên mục “Mua vui cũng được một vài trống canh” của Lê Thị Liên Hoan dưới hình thức cuộc ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top