Download miễn phí Đề tài Phụ gia cho dầu bôi trơn: Các chủng loại , tính chất, sản xuất dầu nhờn thương phẩm, các cách phân loại dầu nhờn





MỤC LỤC.
Đề bài 1
Lời nói đầu. 2
A. Thành phần hoá học và phân loại dầu nhờn. 5
1. Thành phần hoá học. 5
2. Công dụng của dầu bôi trơn 5
B. Dầu nhờn: Phân loại, các phụ gia và sản xuất dầu nhờn thương phẩm. 6
I. Phân loại dầu nhờn. 6
I.1. Theo ý nghĩa sử dụng. 6
1. Các loại dầu động cơ. 6
2. Các loại dầu công nghiệp. 7
I.2. Theo quy trình chế biến. 8
1. Dầu gốc. 8
2. Dầu nhờn tổng hợp. 8
I.3. Phân loại dầu mỡ theo độ đặc. 9
I.4. Phân loại theo chất lượng. 9
II. Phụ gia cho dầu bôi trơn. 11
II.1.Đặc tính chung của phụ gia. 11
II.2. Các chủng loại phụ gia. 12
1. Phụ gia chống oxy hoá 13
2. Các chất khử hoạt tính kim loại 14
3. Các chất ức chế ăn mòn. 15
4. Các chất ức chế gỉ. 16
5.Phụ gia chịu điều kiện khắc nghiệt (HD). 17
6. Các chất cải thiện chỉ số độ nhớt. 20
7. Các chất hạ điểm đông. 21
8.Những chất tạo nhũ/ khử nhũ. 23
9.Phụ gia chống tạo bọt. 24
10. Phụ gia diệt khuẩn. 25
11. Tác nhân bám dính. 26
12. Tác nhân làm kín. 27
13. Phụ gia chống mài mòn. 27
14. Phụ gia cực áp (EP). 28
15. Phụ gia biến tính ma sát (FM). 29
III. Sản xuất dầu nhờn thương phẩm. 29
1. Nguyên liệu chế biến dầu nhờn. 29
2. Sản xuất chế biến dầu gốc. 30
3.Công nghệ sản xuất dầu gốc kinh điển. 32
4. Pha chế dầu nhờn thành phẩm. 33
IV. Chuyển đổi các loại dầu. 34
1. Chuyển đổi dầu động cơ của các công ty dầu lớn trên thế giới. 34
2. Chuyển đổi dầu công nghiệp của các công ty dầu lớn trên thế giới. 34
Tài liệu tham khảo. 36
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tính hoà tan và tính tương hợp phụ gia. Tính tương hợp phụ gia phụ thuộc rất nhiều vào thành phần dầu gốc. Tính hoà tan có thể giải thích như sau: sự hình thành các chất phụ gia bề mặt phụ thuộc nhiều vào khả năng của chúng hấp phụ trên bề mặt máy ở thời gian nhất định. Dầu gốc có tính hoà tan cao có thể giữ phụ gia ở dạng hoà tan mà không cho phép chúng hấp phụ. Mặt khác dầu gốc có tính hoà tan kém có thể để phụ gia bị tách trước khi chúng kịp hoàn thành chức năng đã định trước.
Vì có khả năng cải thiện tính của dầu bôi trơn và chất lỏng bôi trơn nên phụ gia tạo điều kiện rất tốt cho việc cải tiến các loại xe và máy móc công nghiệp.
II.2.Các chủng loại phụ gia.
Phụ gia chủ yếu được sử dụng để đảm nhiệm một chức năng nhất định, nhưng có nhiều loại phụ gia đa chức.Những chức năng quan trọng của phụ gia là:
Làm tăng độ bền oxy hoá ( chất ức chế oxy hoá hay phụ gia chống oxy hoá).
Ngăn chặn hiệu ứng xúc tác của kim loại trong qúa trình oxy hoá và ăn mòn ( chất khử hoạt tính kim loại).
Chống ăn mòn ( chất ức chế ăn mòn).
Chống gỉ ( chất ức chế gỉ).
Chống sự tạo cặn bám và cặn bùn ( phụ gia rửa).
Giữ các tạp chất bẩn ở dạng huyền phù ( phụ gia phân tán).
Tăng chỉ số độ nhớt ( phụ gia tăng chỉ số độ nhớt).
Giảm nhiệt độ đông đặc ( phụ gia làm giảm nhiệt độ đông đặc).
Làm dầu có thể trộn lẫn với nước ( phụ gia tạo nhũ).
Chống tạo bọt ( phụ gia chống tạo bọt).
Ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật ( phụ gia diệt khuẩn).
Làm cho dầu có khả năng bám dính tốt ( tác nhân bám dính).
Tăng khả năng làm kín ( tác nhân làm kín).
Làm giản ma sát ( phụ gia giảm ma sát).
Làm giản và ngăn chặn sự mài mòn ( phụ gia chống sự mài mòn).
Chống sự kẹt xước các bề mặt kim loại ( phụ gia cực áp).
1.Phụ gia chống oxy hoá.
Phản ứng oxy hoá là phản ứng mà trong đó oxy kết hợp với các chất khác, hay nói rộng hơn là phản ứng nào trong đó có sự trao đổi điện tử. Quá trình oxy hoá là một khía cạnh hoá học quan trọng sự bôi trơn mà khi oxy không khí có thể tác dụng phần tử của chất bôi trơn ở những điều kiện khác nhau.
Hầu hết các phần tử của chất bôi trơn có thể tác dụng nhanh hay chậm với chất bôi trơn. Khả năng oxy hoá của các chất này tăng theo thứ tự sau:
Hydrocacbon không no < hợp chất dị nguyên tố < hydrocacbon thơm < naphten < parafin.
Vì dầu nhờn thường làm việc ở điều kiện tiếp xúc trực tiếp với không khí chúng có thể tác dụng dần dần với oxy trong không khí.
Tốc độ của quá trình oxy hoá chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố . Nhiệt độ tăng thì tốc độ oxy hoá tăng. Vật liệu của chi tiết máy như kim loại, đặc biệt là đồng, sắt … có thể tác dụng như chất xúc tác. Sự tiếp xúc với không khí hay trộn lẫn thường xuyên với chúng cũng có thể làm tăng tốc độ oxy hoá. Như vậy quá trình oxy hoá là quá trình chủ yếu làm biến chất dầu động cơ và dầu máy nén khí.
Các chất phụ gia oxy hoá được sử dụng với mục đích làm chậm quá trình oxy hoá của dầu ( tăng độ bền oxy hoá), khắc phục hiện tượng cháy vòng găng, giảm bớt hiện tượng ăn mòn và tạo cặn.
Có hai nhóm phụ gia chống oxy hoá:
Phụ gia kìm hãm qúa trình oxy hoá dầu ở một lớp dày ngay trong khối dầu: nhóm này quan trọng nhất là chất ức chế oxy hoá, đó là các hợp chất có chứa nhóm phenol hay nhóm amin, cúng có thể chứa hai nhóm đồng thời như các phenol chứa nitơ hay lưu huỳnh, các kẽm di-anhyl di-thiophotphat (ZnDDP), các hợp chất của phốt pho, lưu huỳnh...các chất oxy hoá này có nồng độ thấp ( khoảng 0,005 đến 5%).
Phụ gia kìm hãm quá trình oxy hoá dầu ở lớp mỏng trên bề mặt kim loại, đó là các chất thơm nhịêt, được pha với tỷ lệ 0,5 đến 3%, chúng sẽ làm chậm quá trình oxy hoá dầu ở lớp mỏng trên chi tiết động cơ ở nhiệt độ tương đối cao ( 2000 – 3000 C), ngoài ra còn có tác dụng bảo vệ chống gỉ cho ổ đỡ. Các chất thơm nhiệt được dùng là các hợp chất hữu cơ có chứa phốt pho, lưu huỳnh, kẽm (tri-butylaphotphit, di thiophotphat kẽm...).
Ví dụ:
-2,6-di-tert-butyl-p-crezol: -phenyl-α-naphtylamin:
Kẽm dianlylthiophotphat
Phenoltiazil
2. Các chất khử hoạt tính kim loại.
Một số kim loại như đồng, có thể tiếp xúc phản ứng chuỗi oxy hoá gốc tự do. Các chất phụ gia làm ngăn cản hay chậm tác động xúc tác được gọi là các chất khử hoạt tính kim loại hay thụ động hoá kim loại.
Các chất khử hoạt tính kim loại chung nhất là các dẫn xuất etylenđiamin và propylenđiamin của đisalixiliđen. Các chất này khử hoạt tính kim loại có mặt trong dầu bôi trơn do hình thành các phức chelat.
Các hợp chất như N-salixiliđenetyamin hay N, N’- salixiliđenetyamin và nhiều hoá chất khác, ví dụ như axit etylenđiamintetraaxetic, axit photphoric, axit xitric, gây tác động ở nồng độ thấp ( 5 đến 10ppm) như các tác nhân chelat với các ion kim loại. Sau đó chúng làm chậm các phản ứng oxy hoá , kết tủa các thành phần kim loại không tan.
Các chất thụ động kim loại là các phụ gia dầu bôi trơn tác dụng bằng cách tạo màng trên bề mặt kim loại. Nói chung, một màng bảo vệ được hấp phụ trên bề mặt kim loại làm giản sự tiếp xúc giữa môi trường và kim loại nền, do đó chúng có thể được xem như các chất ức chế ăn mòn. Vì chúng ngăn cản quá trình oxy hoá dầu nhờn bởi tác động xúc tác của kim loại và làm chậm quá trình tạo ra các chất ăn mòn, chất khử hoạt tính kim loại tác dụng như các chất ức chế oxy hoá.
Điển hình nhất của loại phụ gia này là các tryaryl photphit, benzotriazol và các hợp chất hữu cơ có lưu huỳnh khác. Chúng là các chất thụ động hó kim loại có hiệu lực ở nồng độ từ 50 đến 300ppm.
Ví dụ:
N, N’ - đisalixiliđêntylamin
N – salixiliđentylamin
3.Các chất ức chế ăn mòn.
Các phụ gia này bảo vệ ổ đỡ và các bề mặt kim loại khác khỏi bị ăn mòn. Chức năng của một số chất ức chế oxy hoá là làm giản tối thiểu việc tạo thành các peroxit hữu cơ, axit và các thành phần oxy hoá khác làm xuống cấp dầu bôi trơn, đặc biệt là dầu động cơ, vì vậy chúng cũng tác dụng như một chất ức chế ăn mòn và do đó phục vụ cả hai mục đích. Bởi thế người ta nói rằng các chất ức chế ăn mòn bổ sung tác dụng thực tiễn cho các chất chống oxy hoá.
Các chất ức chế ăn mòn tạo thành một lớp màng bảo vệ trên bề mặt kim loại, ngăn cản sự tiếo xúc giữa các tác nhân ăn mòn như axit, peroxit và các chất khác tác dụng với kim loại nền. Màng hấp phụ bảo vệ cũng giảm tối thiểu tác dụng oxy hoá của các kim loại.
Màng tạo bởi các chất ức chế ăn mòn phải dính chặt với bề mặt ổ đỡ để tránh bị tróc ra bởi các chất phân tán hay các chất tẩy rửa. Điều này sẽ làm lộ bề mặt kim loại để bị tác động của các thành phần axit dầu trong động cơ.
Các chất ức chế ăn mòn được sử dụng rộng rãi nhất trong dầu bao gồm:
Đithiôphotphat kim loại, đặc biệt là kẽm.
Điankylđithiophotphat.
Các anken sunfua hoá.
Các terpen sunfua hoá như limonen sunfua.
Pinen photphosunfua.
Benzothiazol và các dẫn xuất của chúng.
Sunfonat kim loại,sunfonat kim loại kiềm cao.
Ví dụ:
Benzothiazol Tecpen sunfua
4. Các chất ức chế gỉ.
Gỉ là sự hình thành...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D báo cáo PHỤ GIA TẠO VỊ NGỌT CHO THỰC PHẨM Nông Lâm Thủy sản 0
C Tổng hợp, đặc trưng và ứng dụng của sét chống ưa dầu (Pillared Clays Organophile) làm phụ gia cho sơn Luận văn Sư phạm 0
J Sự tham gia của phụ nữ trong các dự án cấp nước cho các đô thị nhỏ (nghiên cứu Chương trình cấp thoát nước Phần Lan tại Hải Phòng và Bắc Cạn) Văn hóa, Xã hội 0
Y Tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại Ngôi nhà Bình yên – Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam Văn hóa, Xã hội 2
T Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ cho phụ nữ bị bạo lực gia đình Văn hóa, Xã hội 2
D Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc can thiệp trợ giúp cho phụ nữ bị bạo hành gia đình ở xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc Văn hóa, Xã hội 2
C Nghiên cứu chế tạo phụ gia giảm nhiệt độ đông đặc cho dầu mỡ bôi trơn trên cơ sở copolyme acrylat Khoa học Tự nhiên 0
N Nghiên cứu chế tạo phụ gia đa chức năng sử dụng cho vữa và bê tông từ phế thải của nhà máy sản xuất linh kiện điện tử Tài liệu chưa phân loại 0
S Nghiên cứu chế tạo phụ gia đa chức năng cho vữa và bê tông Tài liệu chưa phân loại 0
L Tối ưu hóa công đoạn xử lý phụ gia cho sản phẩm tôm thẻ Nobashi Khoa học kỹ thuật 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top