henry_d_880
New Member
“Đảo ngọc” chuyển mình
(Xây dựng) - tui đến Phú Quốc như một sự tình cờ. Đúng thời điểm “Đảo ngọc” công bố quy hoạch chi tiết hai phân khu đô thị: Thị trấn Dương Đông và thị trấn An Thới. So với 10 năm trước, Phú Quốc hôm nay đã khác nhiều, sầm uất, bề thế, nhộn nhịp hơn.
http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/xa-hoi/dao-ngoc-chuyen-minh.html
1 Hôm ra Phú Quốc, ngay từ sân bay người lái taxi đã hồ hởi kể cho tui nghe về những địa danh trên đảo. 10 phút xe chạy cũng giúp tui hình dung được phần nào sự nhộn nhịp của đảo.
Theo Định hướng phát triển và quy hoạch xây dựng đảo Phú Quốc đến năm 2030 mà Chính phủ phê duyệt, đảo Phú Quốc sẽ là đặc khu kinh tế trực thuộc Trung ương. Phú Quốc có sứ mệnh phát triển bền vững, hài hòa giữa kinh tế, bảo tồn văn hóa, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng và lãnh thổ quốc gia. Phú Quốc sẽ từng bước trở thành khu du lịch và dịch vụ cao cấp, trung tâm khoa học công nghệ của quốc gia và khu vực Đông Nam Á.
Theo quy hoạch, phân khu đô thị Dương Đông rộng 2.518,9ha được xác định là đô thị trung tâm của đảo Phú Quốc. Dự kiến, đến năm 2030 đô thị Dương Đông sẽ có dân số 240 nghìn người, trong đó dân di cư từ đất liền ra khoảng 183 nghìn người, khách du lịch lưu trú khoảng 12 nghìn người. Đô thị Dương Đông được quy hoạch phát triển với ý tưởng là đô thị năng động và ấn tượng. Nơi đây sẽ tạo ra cửa ngõ giao lưu quốc tế, thúc đẩy sự phát triển của toàn đảo. Điểm nhấn quan trọng nhất của đô thị Dương Đông sẽ là đại lộ mang tên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Con đường này sẽ là trục Đông - Tây có điểm đầu là trung tâm hành chính và quảng trường. Đại lộ Võ Văn Kiệt trong tương lai còn là chuỗi cung cấp dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng tạo ra những giá trị mới nhờ vào sự khôi phục dọc sông Dương Đông và mạng lưới du lịch kết nối hài hòa các yếu tố tự nhiên - đô thị - du lịch.
Toàn bộ đô thị Dương Đông sẽ được chia thành 6 phân khu đặc trưng là: Khu vực trung tâm đô thị rộng 467,4ha, khu vực cửa ngõ ven hồ Dương Đông rộng 387ha, khu vực ven biển Tây Bắc rộng 522,2 ha, khu vực ven biển Tây Nam rộng 400,1ha, khu vực ven biển Đông Bắc rộng 513,4ha và khu vực ven biển Đông Nam rộng 228,8 ha.
Phân khu đô thị An Thới rộng 1.022ha được định hướng trở thành đô thị cảng quốc tế, là đầu mối kỹ thuật và trung tâm tiếp vận phi thuế quan, đồng thời là trung tâm thương mại, du lịch. Ngoài ra còn có các khu công nghiệp nhẹ, trung tâm văn hóa, di tích lịch sử gắn với truyền thống lâu đời của người dân địa phương. Dự báo đến năm 2030, đô thị An Thới sẽ có trên 70 nghìn dân.
Đô thị An Thới cũng được chi thành 6 phân khu chức năng gồm: Cảng hành khách, khu đô thị mới phía Nam với nhiều dự án hỗn hợp dọc trục chính Nam - Bắc đảo, khu đô thị mới phía Bắc, khu resort dạng trải nghiệm phức hợp, khu cảng vận tải hàng hóa và khu quy hoạch phát triển hiện hữu. Đô thị An Thới sẽ bố trí điểm nhấn tại 3 nút giao thông của các đường trục chính, tạo ra cảnh quan mang đặc trưng riêng. Tại đây cũng sẽ bố trí khu bãi tắm công cộng, dịch vụ du lịch cộng đồng, bố trí cáp treo tại núi phía cực Nam An Thới kết nối với các hòn đảo phía Nam.
2 Giao thông trên đảo theo quy hoạch mới cũng hiện đại hơn. Theo đó, trục giao thông chính của đảo là tuyến cao tốc Bắc - Nam, có 2 làn xe điện, vỉa hè, cây xanh với tổng lộ giới rộng 60 m. Dự kiến, Phú Quốc sẽ có hệ thống tàu điện ngầm ở phía Tây và Tây Nam. Đảo cũng sẽ quy hoạch thêm 1 cảng biển ở phía Nam, bên cạnh cảng An Thới (phía Tây) và cảng Vịnh Đầm (Đông Nam) hiện có.
Cùng với việc “mở cổng trời” (đưa sân bay quốc tế Phú Quốc vào hoạt động cuối năm 2012); “mở cửa bể” (cảng biển quốc tế tổng hợp An Thới; các cảng nội địa Dương Đông, Bãi Thơm); hoàn thiện đường trục bắc - nam, đường vòng quanh đảo và đang hoàn thiện các tuyến xương cá; Dự án cáp ngầm 110KV Hà Tiên - Phú Quốc cũng đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, mở ra một giai đoạn phát triển mới cho Phú Quốc. Với dự án này, lưới điện trên đảo Phú Quốc sẽ được đấu nối vào hệ thống điện quốc gia, đảm bảo khả năng cung cấp điện liên tục, ổn định ít nhất đến năm 2025, tạo ra một động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế - xã hội trên đảo trong những năm tới.
3 Lân la phố xá ở Dương Đông, được biết, từ tháng 02/2014, nhân dân và các thành phần kinh tế Phú Quốc đã được hưởng giá điện chung của quốc gia. Giá điện giảm từ hơn 5 ngàn đ/KWh xuống chưa đến 1,8 ngàn đ/KWh. Theo đoán của Điện lực Kiên Giang, trong năm 2014 sản lượng điện thương phẩm toàn bộ huyện đảo sẽ vượt 80 triệu KWh, tăng khoảng 1,5 lần so với 2013. Mặc dù lượng điện tiêu thụ tăng mạnh nhưng toàn bộ người dân và các doanh nghiệp trên đảo Phú Quốc sẽ tiết kiệm được hơn 230 tỉ đồng do giá bán điện giảm.
Ngay sau khi điện lưới quốc gia chính thức thắp sáng tại Phú Quốc, nhiều dự án du lịch với vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng đã chính thức khởi động. Một trong những dự án hàng đầu được khởi công đầu năm 2014 là khách sạn 5 sao của Tập đoàn BIM Phú Quốc, hạng mục đầu tiên của khu du lịch sinh thái rộng hơn 200ha tại Bãi Trường. Dự án khách sạn 5 sao quy mô 25 tầng, 500 phòng lưu trú có vốn đầu tư lên tới 1.500 tỉ đồng dự kiến sẽ hoàn thành và chính thức kinh doanh từ giữa năm 2016.
Tính đến nay, Phú Quốc đã có hơn 200 dự án được cấp phép đầu tư với tổng số vốn lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng. Đây là những tín hiệu vui đánh dấu sự cất cánh của Đảo Ngọc trong những năm sắp tới.
4 Bên cạnh các dự án đầu tư du lịch, thương mại, tỉnh Kiên Giang đã dành những ưu đãi đặc biệt cho các dự án xây dựng hệ thống xử lý rác thải và nước thải, bệnh viện chất lượng cao, trung tâm đào tạo nhân lực cho các ngành du lịch, thương mại, khu phi thuế quan gắn với sân bay quốc tế Phú Quốc và tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Có một điều những nhà quản lý và các nhà quy hoạch đều canh cánh là, làm sao vừa khai thác tiềm năng Đảo Ngọc, vừa gìn giữ cân bằng sinh thái nơi đây?! Như nguồn nước ngọt chẳng hạn. Hiện tại, quỹ rừng phòng hộ và rừng nguyên sinh là diện tích 37 ha. Nói như lời một lãnh đạo của huyện đảo thì: “Giữ rừng là giữ được nguồn nước ngọt và tránh làm tổn thương môi trường sinh thái. Tỉnh không chủ trương khai thác nguồn nước ngầm, dù Phú Quốc có nguồn nước ngầm phong phú”. Nguồn nước ngọt trên đảo có khả năng cung cấp đến 70 ngàn m3/ngđ, nhưng mức sử dụng hiện chỉ khoảng 5 ngàn m3/ngđ, nghĩa là có thể yên tâm về nguồn nước đến năm 2020. Nói là vậy, song với tốc độ phát triển du lịch gần đây và sắp tới, việc gìn giữ nguồn “vàng trắng” cho đảo cũng cần được tính đến kỹ lưỡng hơn.
So với 10 năm trước, Phú Quốc hôm nay đã thực sự đổi thay, hấp dẫn hơn. Nhưng nhìn về phía trước, để trở thành một đặc khu kinh tế trực thuộc Trung ương, còn cần lắm sự chung sức của nhiều cấp, nhiều ngành và cả sự đồng lòng của người dân nơi đây. Phú Quốc, nếu nhìn trên “giấy tờ” thì thật đẹp, đẹp như một giấc mơ vậy, nhưng đó là câu chuyện của thêm vài năm nữa, bây giờ Phú Quốc như một “đại công trình” ở đâu cũng đang xây dựng…
Đi vòng quanh đảo Phú Quốc, tui nhận ra rằng: Sân bay quốc tế thì đã “hoành tráng” hiện đại với đường băng công nghệ composite, nhưng đó chỉ là giai đoạn 1, sân bay vẫn bao bọc hàng rào “giữ đất” cho những hạng mục, công trình tiếp theo. Cảng nước sâu An Thới, có cả hàng trăm tàu, thuyền tấp nập, nhưng tàu biển trọng tải lớn vẫn còn neo đậu cách bờ 300m bằng phao nổi, sau năm 2015 mới có thể trực tiếp vào cảng. Con đường trung tâm nối hai thị trấn Dương Đông, An Thới trên 40km đang khẩn trương khoét đồi, băng rừng để hoàn thành. Rồi những khu nghỉ dưỡng cao cấp, các khu du lịch, các dự án mang lại dáng dấp, cái hồn cho đảo ngọc Phú Quốc là một Đặc khu hành chính sánh vai với bè bạn…vẫn đang gấp rút chạy đua với thời gian…
Nếu nói Phú Quốc sẽ trở thành một Hongkong, Singapore của Việt Nam sẽ khiến nhiều người cho rằng hơi quá, lạc quan tếu. Nhưng rõ ràng sau nhiều năm chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản, Phú Quốc đã đến thời điểm cất cánh bay lên, chí ít cũng trở thành đầu tàu kinh tế vùng biển đảo của các huyện đảo nước ta.
Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Tổng diện tích 589,23km² (xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore). Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá120km và cách thị xã Hà Tiên45km. Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả huyện này được UNESCO công nhận làkhu dự trữ sinh quyển thế giới. Thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt, mùa khô Phú Quốc chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc Nhiệt độ cao nhất 35 độ C; vào tháng 4 và tháng 5 là mùa mưa, Phú Quốc là cửa ngõ đón gió mùa Tây - Tây Nam.
(Xây dựng) - tui đến Phú Quốc như một sự tình cờ. Đúng thời điểm “Đảo ngọc” công bố quy hoạch chi tiết hai phân khu đô thị: Thị trấn Dương Đông và thị trấn An Thới. So với 10 năm trước, Phú Quốc hôm nay đã khác nhiều, sầm uất, bề thế, nhộn nhịp hơn.
http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/xa-hoi/dao-ngoc-chuyen-minh.html
1 Hôm ra Phú Quốc, ngay từ sân bay người lái taxi đã hồ hởi kể cho tui nghe về những địa danh trên đảo. 10 phút xe chạy cũng giúp tui hình dung được phần nào sự nhộn nhịp của đảo.
Theo Định hướng phát triển và quy hoạch xây dựng đảo Phú Quốc đến năm 2030 mà Chính phủ phê duyệt, đảo Phú Quốc sẽ là đặc khu kinh tế trực thuộc Trung ương. Phú Quốc có sứ mệnh phát triển bền vững, hài hòa giữa kinh tế, bảo tồn văn hóa, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng và lãnh thổ quốc gia. Phú Quốc sẽ từng bước trở thành khu du lịch và dịch vụ cao cấp, trung tâm khoa học công nghệ của quốc gia và khu vực Đông Nam Á.
Theo quy hoạch, phân khu đô thị Dương Đông rộng 2.518,9ha được xác định là đô thị trung tâm của đảo Phú Quốc. Dự kiến, đến năm 2030 đô thị Dương Đông sẽ có dân số 240 nghìn người, trong đó dân di cư từ đất liền ra khoảng 183 nghìn người, khách du lịch lưu trú khoảng 12 nghìn người. Đô thị Dương Đông được quy hoạch phát triển với ý tưởng là đô thị năng động và ấn tượng. Nơi đây sẽ tạo ra cửa ngõ giao lưu quốc tế, thúc đẩy sự phát triển của toàn đảo. Điểm nhấn quan trọng nhất của đô thị Dương Đông sẽ là đại lộ mang tên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Con đường này sẽ là trục Đông - Tây có điểm đầu là trung tâm hành chính và quảng trường. Đại lộ Võ Văn Kiệt trong tương lai còn là chuỗi cung cấp dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng tạo ra những giá trị mới nhờ vào sự khôi phục dọc sông Dương Đông và mạng lưới du lịch kết nối hài hòa các yếu tố tự nhiên - đô thị - du lịch.
Toàn bộ đô thị Dương Đông sẽ được chia thành 6 phân khu đặc trưng là: Khu vực trung tâm đô thị rộng 467,4ha, khu vực cửa ngõ ven hồ Dương Đông rộng 387ha, khu vực ven biển Tây Bắc rộng 522,2 ha, khu vực ven biển Tây Nam rộng 400,1ha, khu vực ven biển Đông Bắc rộng 513,4ha và khu vực ven biển Đông Nam rộng 228,8 ha.
Phân khu đô thị An Thới rộng 1.022ha được định hướng trở thành đô thị cảng quốc tế, là đầu mối kỹ thuật và trung tâm tiếp vận phi thuế quan, đồng thời là trung tâm thương mại, du lịch. Ngoài ra còn có các khu công nghiệp nhẹ, trung tâm văn hóa, di tích lịch sử gắn với truyền thống lâu đời của người dân địa phương. Dự báo đến năm 2030, đô thị An Thới sẽ có trên 70 nghìn dân.
Đô thị An Thới cũng được chi thành 6 phân khu chức năng gồm: Cảng hành khách, khu đô thị mới phía Nam với nhiều dự án hỗn hợp dọc trục chính Nam - Bắc đảo, khu đô thị mới phía Bắc, khu resort dạng trải nghiệm phức hợp, khu cảng vận tải hàng hóa và khu quy hoạch phát triển hiện hữu. Đô thị An Thới sẽ bố trí điểm nhấn tại 3 nút giao thông của các đường trục chính, tạo ra cảnh quan mang đặc trưng riêng. Tại đây cũng sẽ bố trí khu bãi tắm công cộng, dịch vụ du lịch cộng đồng, bố trí cáp treo tại núi phía cực Nam An Thới kết nối với các hòn đảo phía Nam.
2 Giao thông trên đảo theo quy hoạch mới cũng hiện đại hơn. Theo đó, trục giao thông chính của đảo là tuyến cao tốc Bắc - Nam, có 2 làn xe điện, vỉa hè, cây xanh với tổng lộ giới rộng 60 m. Dự kiến, Phú Quốc sẽ có hệ thống tàu điện ngầm ở phía Tây và Tây Nam. Đảo cũng sẽ quy hoạch thêm 1 cảng biển ở phía Nam, bên cạnh cảng An Thới (phía Tây) và cảng Vịnh Đầm (Đông Nam) hiện có.
Cùng với việc “mở cổng trời” (đưa sân bay quốc tế Phú Quốc vào hoạt động cuối năm 2012); “mở cửa bể” (cảng biển quốc tế tổng hợp An Thới; các cảng nội địa Dương Đông, Bãi Thơm); hoàn thiện đường trục bắc - nam, đường vòng quanh đảo và đang hoàn thiện các tuyến xương cá; Dự án cáp ngầm 110KV Hà Tiên - Phú Quốc cũng đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, mở ra một giai đoạn phát triển mới cho Phú Quốc. Với dự án này, lưới điện trên đảo Phú Quốc sẽ được đấu nối vào hệ thống điện quốc gia, đảm bảo khả năng cung cấp điện liên tục, ổn định ít nhất đến năm 2025, tạo ra một động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế - xã hội trên đảo trong những năm tới.
3 Lân la phố xá ở Dương Đông, được biết, từ tháng 02/2014, nhân dân và các thành phần kinh tế Phú Quốc đã được hưởng giá điện chung của quốc gia. Giá điện giảm từ hơn 5 ngàn đ/KWh xuống chưa đến 1,8 ngàn đ/KWh. Theo đoán của Điện lực Kiên Giang, trong năm 2014 sản lượng điện thương phẩm toàn bộ huyện đảo sẽ vượt 80 triệu KWh, tăng khoảng 1,5 lần so với 2013. Mặc dù lượng điện tiêu thụ tăng mạnh nhưng toàn bộ người dân và các doanh nghiệp trên đảo Phú Quốc sẽ tiết kiệm được hơn 230 tỉ đồng do giá bán điện giảm.
Ngay sau khi điện lưới quốc gia chính thức thắp sáng tại Phú Quốc, nhiều dự án du lịch với vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng đã chính thức khởi động. Một trong những dự án hàng đầu được khởi công đầu năm 2014 là khách sạn 5 sao của Tập đoàn BIM Phú Quốc, hạng mục đầu tiên của khu du lịch sinh thái rộng hơn 200ha tại Bãi Trường. Dự án khách sạn 5 sao quy mô 25 tầng, 500 phòng lưu trú có vốn đầu tư lên tới 1.500 tỉ đồng dự kiến sẽ hoàn thành và chính thức kinh doanh từ giữa năm 2016.
Tính đến nay, Phú Quốc đã có hơn 200 dự án được cấp phép đầu tư với tổng số vốn lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng. Đây là những tín hiệu vui đánh dấu sự cất cánh của Đảo Ngọc trong những năm sắp tới.
4 Bên cạnh các dự án đầu tư du lịch, thương mại, tỉnh Kiên Giang đã dành những ưu đãi đặc biệt cho các dự án xây dựng hệ thống xử lý rác thải và nước thải, bệnh viện chất lượng cao, trung tâm đào tạo nhân lực cho các ngành du lịch, thương mại, khu phi thuế quan gắn với sân bay quốc tế Phú Quốc và tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Có một điều những nhà quản lý và các nhà quy hoạch đều canh cánh là, làm sao vừa khai thác tiềm năng Đảo Ngọc, vừa gìn giữ cân bằng sinh thái nơi đây?! Như nguồn nước ngọt chẳng hạn. Hiện tại, quỹ rừng phòng hộ và rừng nguyên sinh là diện tích 37 ha. Nói như lời một lãnh đạo của huyện đảo thì: “Giữ rừng là giữ được nguồn nước ngọt và tránh làm tổn thương môi trường sinh thái. Tỉnh không chủ trương khai thác nguồn nước ngầm, dù Phú Quốc có nguồn nước ngầm phong phú”. Nguồn nước ngọt trên đảo có khả năng cung cấp đến 70 ngàn m3/ngđ, nhưng mức sử dụng hiện chỉ khoảng 5 ngàn m3/ngđ, nghĩa là có thể yên tâm về nguồn nước đến năm 2020. Nói là vậy, song với tốc độ phát triển du lịch gần đây và sắp tới, việc gìn giữ nguồn “vàng trắng” cho đảo cũng cần được tính đến kỹ lưỡng hơn.
So với 10 năm trước, Phú Quốc hôm nay đã thực sự đổi thay, hấp dẫn hơn. Nhưng nhìn về phía trước, để trở thành một đặc khu kinh tế trực thuộc Trung ương, còn cần lắm sự chung sức của nhiều cấp, nhiều ngành và cả sự đồng lòng của người dân nơi đây. Phú Quốc, nếu nhìn trên “giấy tờ” thì thật đẹp, đẹp như một giấc mơ vậy, nhưng đó là câu chuyện của thêm vài năm nữa, bây giờ Phú Quốc như một “đại công trình” ở đâu cũng đang xây dựng…
Đi vòng quanh đảo Phú Quốc, tui nhận ra rằng: Sân bay quốc tế thì đã “hoành tráng” hiện đại với đường băng công nghệ composite, nhưng đó chỉ là giai đoạn 1, sân bay vẫn bao bọc hàng rào “giữ đất” cho những hạng mục, công trình tiếp theo. Cảng nước sâu An Thới, có cả hàng trăm tàu, thuyền tấp nập, nhưng tàu biển trọng tải lớn vẫn còn neo đậu cách bờ 300m bằng phao nổi, sau năm 2015 mới có thể trực tiếp vào cảng. Con đường trung tâm nối hai thị trấn Dương Đông, An Thới trên 40km đang khẩn trương khoét đồi, băng rừng để hoàn thành. Rồi những khu nghỉ dưỡng cao cấp, các khu du lịch, các dự án mang lại dáng dấp, cái hồn cho đảo ngọc Phú Quốc là một Đặc khu hành chính sánh vai với bè bạn…vẫn đang gấp rút chạy đua với thời gian…
Nếu nói Phú Quốc sẽ trở thành một Hongkong, Singapore của Việt Nam sẽ khiến nhiều người cho rằng hơi quá, lạc quan tếu. Nhưng rõ ràng sau nhiều năm chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản, Phú Quốc đã đến thời điểm cất cánh bay lên, chí ít cũng trở thành đầu tàu kinh tế vùng biển đảo của các huyện đảo nước ta.
Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Tổng diện tích 589,23km² (xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore). Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá120km và cách thị xã Hà Tiên45km. Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả huyện này được UNESCO công nhận làkhu dự trữ sinh quyển thế giới. Thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt, mùa khô Phú Quốc chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc Nhiệt độ cao nhất 35 độ C; vào tháng 4 và tháng 5 là mùa mưa, Phú Quốc là cửa ngõ đón gió mùa Tây - Tây Nam.