Download Khóa luận Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội

Download miễn phí Khóa luận Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU - 1 -
1.Tính cấp thiết của đề tài - 1 -
2.Tình hình nghiên cứu đề tài - 2 -
3.Phương pháp nghiên cứu đề tài - 2 -
4. Mục đích, nhiệm vụ của khóa luận - 2 -
5. Kết cấu của khóa luận - 3 -
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI - 4 -
1.1.Vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất - 4 -
1.2.Tầm quan trọng của hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện các chức năng của Quốc hội - 5 -
1.3. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội ở nước ta - 7 -
1.4. Những quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động tiếp xúc cử tri của Đại biểu Quốc hội - 9 -
1.5. Tham khảo kinh nghiệm tiếp xúc cử tri của Nghị sỹ các nước - 14 -
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI NƯỚC TA HIỆN NAY - 18 -
2.1. Tổng quan về hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội trong giai đoạn hiện nay - 18 -
2.1.1. Về việc thực hiện các hình thức tiếp xúc cử tri - 18 -
2.1.2 Về nội dung tiếp xúc cử tri - 24 -
2.1.3. Về tập hợp, tổng hợp và chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri - 25 -
2.1.4. Về công tác theo dõi, đôn đốc và giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri - 27 -
2.1.5.Về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội và quyền, trách nhiệm của cử tri - 29 -
2.1.6 Trách nhiệm của Đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan phối hợp - 31 -
2.2. Đánh giá kết quả của hoạt động tiếp xúc cử tri - 33 -
2.2.1. Mặt đạt được - 33 -
2.2.2. Tồn tại, hạn chế - 34 -
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế - 36 -
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI - 38 -
3.1 Yêu cầu khách quan và quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội. - 38 -
3.1.1 Yêu cầu khách quan - 38 -
3.1.2 Quan điểm chỉ đạo của Đảng về việc đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri của ĐBQH - 40 -
3.2. Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội - 41 -
3.2.1. Đổi mới nhận thức về hoạt động tiếp xúc cử tri - 41 -
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về hoạt động tiếp xúc cử tri - 42 -
3.2.3. Đổi mới việc tổ chức thực hiện hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội - 47 -
3.2.4. Những điều kiện đảm bảo cho hoạt động tiếp xúc cử tri được thực hiện có hiệu quả - 50 -
KẾT LUẬN - 52 -
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

” hay “cần” thực hiện nên dễ dẫn đến tình trạng đại biểu có thể thực hiện hay không thực hiện.
Về gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân hay nhóm cử tri
Có thể nói đây là hình thức tiếp xúc ít được ĐBQH triển khai thực hiện. Qua kết quả khảo sát thực tế và báo cáo của các Đoàn ĐBQH cho thấy, việc đại biểu tiếp xúc cử tri dưới hình thức gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân hay nhóm cử tri còn nhiều hạn chế cả về số cuộc và số lượt cử tri. Theo báo cáo của 09 Đoàn ĐBQH thì trong 04 năm qua, ĐBQH đã thực hiện được 258 cuộc tiếp xúc, với 3.123 lượt cử tri (chiếm 1,76% số cuộc và 0,22% tổng số lượt cử tri của các hình thức tiếp xúc) [21]. Qua kết quả điều tra xã hội học thì có 58% trong tổng số 300 đại biểu nhận định việc đại biểu gặp gỡ, tiếp xúc cá nhân hay nhóm cử tri chưa được phát huy và khó trả lời. Đối với 2.000 cử tri được lấy ý kiến, chỉ có 11% xác nhận được tiếp xúc với đại biểu dưới góc độ cá nhân cử tri, 14% xác nhận được tiếp xúc với đại biểu dưới góc độ nhóm cử tri (xem phụ lục 2) [25].
Nguyên nhân của những hạn chế trên chủ yếu là do nhận thức về hình thức tiếp xúc cá nhân hay nhóm cử tri còn chưa rõ và chưa thống nhất; còn lúng túng trong việc xác định cuộc gặp gỡ nào giữa ĐBQH với công dân thì được coi là cuộc gặp gỡ và cuộc nào tiếp xúc cử tri, trong khi hiện nay, cả nước có tới trên 70% ĐBQH hoạt động kiêm nhiệm.
2.1.2 Về nội dung tiếp xúc cử tri
Có thể nói các quy định pháp luật về nội dung TXCT đã bước đầu tạo cơ sở để ĐBQH thông báo, trao đổi với cử tri, nhưng trên thực tế, nội dung TXCT trong thời gian qua còn bất cập so với yêu cầu của đại biểu và nhu cầu của cử tri. Việc đại biểu thông báo nội dung, chương trình kỳ họp Quốc hội với cử tri còn gặp khó khăn do việc gửi tài liệu, chương trình kỳ họp Quốc hội đến đại biểu thường quá gấp so với thời gian TXCT, làm cho đại biểu bị động trong việc chuẩn bị nội dung để tiếp xúc. Bên cạnh đó, đa số các ý kiến, kiến nghị của cử tri phản ánh với ĐBQH thường đề cập đến những vấn đề, vụ việc cụ thể, thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức ở địa phương, cử tri ít đề cập đến những vấn đề lớn, tầm vĩ mô thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức ở trung ương. Về sự quan tâm của cử tri đối với những vấn đề bức xúc, nổi cộm trong xã hội, qua kết quả điều tra xã hội học thì có đến 96% trong tổng số 300 đại biểu được xin ý kiến đều cho rằng cử tri quan tâm nhiều (xem phụ lục 1)[25]; về phía cử tri, có đến 70% trong tổng số 2.000 cử tri được lấy ý kiến đã xác nhận rằng họ quan tâm nhiều đến những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong xã hội (xem phụ lục 3)[25]. Về sự quan tâm của cử tri đối với nội dung chương trình kỳ họp Quốc hội, theo báo cáo điều tra xã hội học, trong tổng số 300 ĐBQH được xin ý kiến thì chỉ có 37% đại biểu cho rằng cử tri quan tâm nhiều và có đến 63% đại biểu cho rằng cử tri ít quan tâm đến nội dung trên (xem phụ lục 1)[25]. Còn đối với 2000 cử tri được xin ý kiến thì có 59% cử tri quan tâm nhiều, 41% cử tri ít quan tâm đến nội dung chương trình kỳ họp Quốc hội (xem phụ lục 3)[25]. Tại các cuộc TXCT, hầu hết các ĐBQH chưa thực hiện được việc báo cáo cử tri về kết quả thực hiện nhiệm vụ đại biểu và thực hiện chương trình hành động của đại biểu tại hội nghị TXCT sau kỳ họp cuối năm. Việc trao đổi và thu thập ý kiến của cử tri về nội dung các dự án luật trong thực tiễn còn gặp khó khăn, bởi vì, để thực hiện được việc này đòi hỏi phải gửi trước các dự án luật đến cử tri, trong khi các dự án luật gửi đến ĐBQH thường chậm hơn so với thời gian TXCT.
Có thể lấy một ví dụ điển hình, đó là mới đây tại thành phố Hồ Chí Minh, một tổ ĐBQH đi TXCT tại quận 7, quận 8 để lấy ý kiến về những vấn đề trọng tâm ở kỳ họp tới. Hai nội dung được đề nghị cử tri tập trung phát biểu là góp ý xây dựng văn bản pháp luật và về vấn đề kinh tế-xã hội của đất nước. Tuy nhiên cả buổi có gần hai mươi người phát biểu thì hết quá nửa là những bức xúc cá nhân liên quan đến chính sách bồi thường, giải tỏa, dự án “treo”…tại địa phương. Với những bức xúc của cử tri, ĐBQH cũng chỉ có thể lắng nghe chứ không thể giải đáp hết còn ĐBQH không được nghe những góp ý chất lượng cho các dự luật cần lấy ý kiến, còn người dân cũng không nhận được câu trả lời thỏa đáng cho những bức xúc của mình. Trên thực tế, tình hình TXCT như trên không hiếm gặp. Rõ ràng là TXCT kiểu này không làm thỏa mãn chính những người trong cuộc [26].
2.1.3. Về tập hợp, tổng hợp và chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri
- Việc tập hợp, tổng hợp và chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc trách nhiệm của các Đoàn ĐBQH. Các Đoàn ĐBQH đã phối hợp triển khai việc tập hợp, tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri và kịp thời báo cáo theo quy định của pháp luật. Ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền nghiên cứu, giải quyết của các cơ quan, tổ chức ở trung ương đã được các Đoàn ĐBQH tổng hợp báo cáo UBTVQH và gửi ĐCTUBTWMTTQVN và Ban Dân nguyện của UBTVQH để chuyển tới các bộ, ngành nghiên cứu giải quyết, trả lời. Các ý kiến thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương thì được gửi cho các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị hữu quan ở địa phương để nghiên cứu, giải quyết. Nhìn chung, các bộ ngành đều nghiêm túc trả lời bằng văn bản và trúng vấn đề mà cử tri quan tâm. Văn bản trả lời của các bộ ngành là cơ sở để các Đoàn ĐBQH kiến nghị với cấp ủy, chính quyền trong việc lãnh đạo, điều hành công việc ở địa phương; đồng thời cung cấp thông tin để ĐBQH báo cáo với cử tri. Tuy nhiên, vẫn có một số văn bản trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri còn chung chung, chưa đáp ứng được vấn đề cử tri kiến nghị, cá biệt có vấn đề không được trả lời, để cử tri kiến nghị nhiều lần; nhiều kiến nghị của cử tri chậm được giải quyết hay những điều đã hứa với cử tri chưa được các cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết một cách đầy đủ, kịp thời, còn tình trạng hứa mà không giải quyết. Về ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền nghiên cứu, giải quyết của cơ quan, tổ chức ở địa phương, các Đoàn đã tập hợp và gửi yêu cầu các cơ quan chức năng nghiên cứu, giải quyết.
- Về báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước trình ra kỳ họp Quốc hội trong thời gian qua là do Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQVN chủ trì phối hợp với UBTVQH thực hiện. Qua khảo sát thực tế, nhiều đại biểu đã nhận định nội dung báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước trình ra Quốc hội trong thời gian qua không thể phản ánh được tất cả các ý kiến, kiến nghị của cử tri mà chủ yếu đề cập đến một số vấn đề thật sự bức xúc của cử tri cần được các cơ quan nhà nước xem xét, giải quyết ngay. Mặt khác, các ý kiến, kiến nghị của cử tri thu thập qua hoạt động TXCT của ĐBQH chỉ là một trong 05 nguồn được phản ánh trong bá...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chế tạo vật liệu nano ZnO bằng phương pháp điện hóa và định hướng ứng dụng Khoa học kỹ thuật 0
G Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao quy trình đón tiếp, làm thủ tục nhập phòng cho khách lẽ nội địa đã đặt trước tại khách sạn Hoàng Mai Luận văn Kinh tế 0
N Phương hướng và biện pháp nhằm thu hút khách nội địa ở khách sạn Việt Thành Luận văn Kinh tế 0
V Phương hướng và biện pháp hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý hoạt động của nhân viên lễ tân tại Hội An Trails – Resort Luận văn Kinh tế 2
X Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tại công ty khách sạn du lịch Kim Liên Luận văn Kinh tế 0
A Đề án Thực trạng và phương hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam vào khu vực mậu dịch tự do Asean Luận văn Kinh tế 0
H Lợi nhuận và một số phương hướng biện pháp nhằm tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH sản xuất & Thương mại Trần Vũ Luận văn Kinh tế 2
H Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy vật liệu chịu lửa - Công ty gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
V Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thiết bị và Công nghệ Thiên Hoà Luận văn Kinh tế 2
C Tình hình phát triển và các phương hướng, giải pháp nhằm phát triển toàn diện ngành du lịch huyện Tịnh Biên Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top