Download miễn phí Chuyên đề Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may BTM
MỤC LỤC
Lời Mở Đầu 1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM 3
I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM 3
1. Xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 3
2. Thị trường xuất khẩu 7
3. Phát triển thị trường và vai trò của hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng dệt may của doanh nghiệp 14
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM. 15
1. Nội dung của hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may 15
1.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường để xuất khẩu 15
1.2 Lựa chọn thị trường xuất khẩu 19
1.3 Các cách thâm nhập và phát triển thị trường xuất khẩu 21
1.3.1 cách xuất khẩu trực tiếp 21
1.3.2 cách xuất khẩu gián tiếp 22
1.3.3 cách gia công thuê cho nước ngoài hay thuê nước ngoài gia công 22
1.3.3 cách thâm nhập thị trường qua hợp đồng licensing 23
1.3.5 Franchising 24
1.3.6 cách liên doanh liên kết 24
1.3.7 cách thâm nhập thông qua việc đầu tư sản xuất 24
1.4 Hệ thống các chi tiêu đánh giá kết quả phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu 25
1.4.1 Chỉ tiêu tuyệt đối 25
1.4.2 Chỉ tiêu tương đối 27
2. Đặc điểm thị trường sản phẩm dệt may 30
III. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 30
1. Tác động của các nhân tố khách quan 30
1.1 Các công cụ chính sách thương mại thuộc về thuế quan của nước nhập khẩu 31
1.2 Các công cụ, chính sách thương mại phi thuế quan 32
1.3 Tiềm năng thị trường và sự chấp nhận hàng hóa dịch vụ của người tiêu dùng ở nước nhập khẩu 34
2. Tác động của các nhân tố chủ quan 36
2.1 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 36
2.2 Chiến lược, mục tiêu phát triển thị trường của doanh nghiệp 36
2.3 Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 37
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ CÁC CHÍNH SÁCH VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM TRONG NHỮNG NĂM QUA 40
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM 40
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần May BTM 40
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần May BTM 41
3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần May BTM 42
4. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty Cổ phần May BTM 48
4.1 Lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh của Công ty 48
4.2 Đặc điểm tổ chức họat động sản xuất kinh doanh của Công ty và mối quan hệ trong quá trình họat động 49
4.3 Đặc điểm về thị trường 50
4.3.1 Thị trường nội địa 50
4.3.2 Thị trường xuất khẩu 51
4.4 Đặc điểm về công nghệ 52
4.5 Đặc điểm về nguyên vật liệu 54
4.6 Đặc điểm về lao động của Công ty 55
4.7 Đặc điểm về tài sản và nguồn vốn của Công ty 57
5. Tình hình họat động kinh doanh của Công ty Cổ phần May BTM trong những năm gần đây 58
II. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM 61
1. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty 61
2. Danh mục các mặt hàng và giá hàng xuất khẩu của Công ty 63
3. Chất lượng và mẫu mã của sản phẩm xuất khẩu 67
III THỰC TRẠNG VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM 68
1. Tổng quan về thị trường xuất khẩu của Công ty 68
2. Hoạt động mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu của công ty Cổ phần may BTM 73
2.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trườngxuất khẩu 73
2.2 Lựa chọn thị trường xuất khẩu 75
2.3 Lựa chọn cách thâm nhập thị trường xuất khẩu 77
3. Chính sách phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty Cổ Phần May BTM 79
3.1 Phát triển thị trường thông qua phát triển sản phẩm 79
3.2 Phát triển thị trường thông qua các chính sách mở rộng thị trường 80
3.3 Phát triển thị trường thông qua các chính sách về nhân sự 81
3.4 Phát triển thị trường thông qua các chính sách đầu tư, nâng cấp trang thiết bị sản xuất. 81
3.5 Phát triển thị trường thông qua các chính sách mở rộng về quy mô 82
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM 83
1. Những ưu điểm trong quá trình mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu may mặc của Công ty 83
2. Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu dệt may của Công ty. 88
3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu dệt may của Công ty Cổ phần May BTM 90
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM 93
I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM 93
1. Mục tiêu và phương hướng phát triển thị trường của toàn ngành Dệt may Việt Nam 93
2. Một số thương hiệu Gia giầy - Dệt may Việt Nam tiêu biểu: 96
II. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM TRONG THỜI GIAN TỚI. 97
1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh và mục tiêu xuất khẩu của Công ty May BTM năm 2009 97
2. Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty 99
III. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM. 103
1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 103
1.1 Xây dựng các chiến lược về mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu dệt may cả trong ngắn hạn và dài hạn 103
1.2 Đầu tư dào tạo huấn luyện được các chuyên viên cao cấp về thiết kế thời trang 107
1.3 Tích cực đẩy mạnh công tác marketing xuất khẩu hàng dệt may, thực hiện tốt công tác tạo nguồn và điều hành quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty. 109
1.4 Quan tâm đầu tư hơn nữa đến hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng may mặc 111
1.5.Công ty có thể mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu từ việc xây dựng cho được một thương hiệu mạnh và quen thuộc trong con mắt của khách hàng 113
1.6 Cần có các chương trình đào tạo kỹ năng điều hành sản xuất và quản lý chất lượng cho đội ngũ cán bộ của Công ty 114
1.7 Ứng dụng và khai thác triệt để công nghệ thông tin và thương mại điện tử vào vào họat động sản xuất kinh doanh của Công ty 115
2. Giải pháp về phía nhà nước 118
2.1 Hỗ trợ cho Công ty Cổ phần may BTM trong việc thực hiện các hoạt động xúc tiến và tiếp cận thị trường 118
2.2 Nhà nước phải luôn tạo dựng được một môi trường kinh doanh ổn đinh và thuận lợi cho ngành dệt may. 119
3. Về phía Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) 121
KẾT LUẬN 123
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-08-01-chuyen_de_phuong_huong_va_giai_phap_phat_trien_thi.rZ7RxF9LV9.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-71477/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
o và chủ yếu là hàng kém chất lượng giá rẻ được may theo dây truyền lạc hậu và quy mô nhỏ lẻ hay hàng nhập khẩu từ nước ngoài như Trung Quốc. Hàng may mặc của công ty cũng chủ yếu d ành cho xuất khẩu với doanh thu hàng năm được thể hiện trên bản thống kê sau:Bảng 7: Doanh thu Công ty Cổ phần may BTM từ năm 2005 đến năm 2008
Đơn vị: tỷ VNĐ
Thứ tự
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Doanh thu bán hàng
19,741
22,914
25,120
2
Doanh thu hoạt động tài chính
0,506
0.835
1,470
3
Thu nhập khác
0,072
0,201
0,168
Tổng
20,319
23,95
26,758
(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm)
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu bán hàng thấp nhất năm 2005 với 15,230 tỷ đồng, năm 2006 là 19,741 tỷ đồng và lớn nhất là năm 2008 lên tới 25,120 tỷ đồng . Trong đó doanh thu từ họat động tài chính năm 2006 là 0,506 tỷ đồng, năm 2007 là 0,835 tỷ đồng và năm 2008 là 1,470 tỷ đồng.
Doanh thu tăng làm chi phí cũng tăng lên, tổng chi phí lên tới gần 10 tỷ đồng, trong đó cao nhất là năm 2008 lên tới 3,288 tỷ đồng, năm 2007 là 2,708 tỷ đồng, năm 2006 là 2,198 tỷ đồng.
Bảng 8 : Chi phí hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần may BTM
Đơn vị: tỷ VNĐ
Thứ tự
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Chi phí tài chính
0,118
0,203
0,537
2
Chi phí bán hàng
1,077
1,310
1,216
3
Chi phí quản lý
1,003
1,007
1,432
4
Chi phí khác
0
0.188
0,103
Tổng chi phí
2,198
2,708
3,288
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh – phòng kế toán)
Công ty họat động kinh doanh luôn có lãi lợi nhuận tăng đều mỗi năm:
Bảng 9: Hoạch toán kinh doanh của công ty Cổ phần may BTM từ năm 2006
Đơn vị: tỷ VNĐ
Thứ tự
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
1
Doanh thu bán hàng
19,741
22,914
25,120
2
Giá vốn hàng bán
17,289
19,018
21,854
Lợi nhuận gộp
2,451
3,895
3,265
4
Doanh thu từ họat động tài chính
0,506
0,835
1,470
5
Chi phí tài chính
0,118
0,203
0,537
6
Chi phí bán hàng
1,077
1,310
1,216
7
Chi phí quản lý doanh nghiệp
1,033
1,007
1,432
8
LN thuần từ hoạt động kinh doanh
0,757
1,410
1,550
9
Thu nhập khác
0,72
0,201
0,168
10
Chi phí khác
0
0,188
0,103
Tổng LN kết toán
0,597
1,024
1,163
(Nguồn: Tổ hợp kết quả kinh doanh – phòng kế toán)
Lợi nhận năm 2005 chỉ có 0,597 tỷ đồng đến năm 2007 lợi nhận đã tăng gấp đôi lên tới 1,024 tỷ đồng, năm 2008 là 1,163 tỷ đồng. Chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty luôn phát triển, lợi nhuận thu về là khá lớn so với quy mô hiện tại. Và khả năng trong những năm tới lợi nhuận của Công ty còn tiếp tục tăng nhiều hơn nữa. Do nhu cầu đòi hỏi của thị trường và xu hướng tăng cường khả năng sản xuất và xuất khẩu của Công ty.
Công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng trong khi đó hàng hóa hàng hóa sản xuất ra chủ yếu là xuất khẩu nên tình hình kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào thị trường bên ngoài. Thị trường lại thường xuyên biến đổi không ngừng đã tạo ra rất nhiều khó khăn cho toàn ngành dệt may trong đó có Công ty Cổ phần may BTM. Ví dụ trong 6 tháng cuối năm 2008 vừa qua, xẩy ra suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng mạnh tới các thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành dệt may như Mỹ, Đức, Anh, ... Đây là tiếng chuông báo tử cho nhiều doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ trong nước. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc vẫn tăng trưởng nhanh năm 2008 đã thu về gần 1,5 triệu USD ngay trong giai đoạn khó khăn nhất là một minh chứng về cuộc chạy đua xuất khẩu dệt may Việt Nam. Công ty Cổ phần may BTM chủ yếu xuất khẩu sang Đức, Balan, Séc với đồng xuất khẩu ngoại tệ EURO nên ít chịu biến động sụt giá của đồng Đôla từ Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của Công ty vẫn ở mức cao, tiêu thụ 769,668 bộ/chiếc tương đương với 1.482.000USD.
II. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BTM
1. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty
Từ những năm hoạt động cho tới nay Công ty Cổ phần may BTM đã không ngừng phát triển và thu được những kết quả rất đáng mừng. Công ty vốn là một đơn vị hoạch toán kinh doanh độc lập, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu. Vì vậy ngay từ khi thành lập Công ty đã đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này.Kim ngạch xuất khẩu của Công ty tăng đều qua các năm với tốc độ tăng bình quân 12%/năm. Đặc biệt là năm 2007 đã tăng lên 15,8% so với năm 2006 vượt mức kế hoạch đặt ra hồi đầu năm. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty được thể hiện dưới biểu đồ sau:
(Nguồn: phòng Kế toán – Xuất nhập khẩu)
Qua biểu đồ ta thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Công ty tăng chậm trong giai đoạn từ năm 2004 – 2006, năm 2005 tăng 5,2% so với năm 2004, năm 2006 tăng hơn một chút vào khoảng 6% so với năm 2005.Nguyên nhân của sự tăng chậm kim ngạch xuất khẩu giai đoạn này là do Công ty mới đi vào hoạt động kinh doanh độc lập, chưa có nhiều kinh nghiệm và bạn hàng, thị trường tiêu thụ còn khá mới mẻ nên đã gặp rất nhiều bỡ ngỡ. Hơn nữa kim ngạch cũng bị hạn chế bởi nguồn vốn đầu tư ban đầu ít ỏi và đang trong giai đoạn Công ty tìm hiểu và xây dựng bạn hàng truyền thống cho mình. Vì vậy ở giai đoạn này Công ty duy trì được kim ngạch xuất khẩu tăng là kết quả rất đáng mừng đem lại những thuận lợi bước đầu, làm bàn đạp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh sau này. Năm 2007 Việt Nam gia nhập vào WTO, thị trường quốc tế trở nên thông thoáng hơn đã tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho toàn ngành Dệt may Việt Nam. Do đó, năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng mạnh so với năm 2006 và năm 2008 tăng 13% so với năm 2007 . Đặc biệt năm 2009 được dự báo là năm đầy khó khăn cho toàn ngành Dệt may Việt Nam bởi ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, thế nhưng 3 tháng đầu năm 2009 kim ngạch xuất khẩu của Công ty vẫn ở mức cao, ở mức xuất khẩu khoảng hơn 300 nghìn bộ tăng 17,6% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu là các loại quần áo ngủ, áo phông và váy ngủ. Sở dĩ nó tăng cao là do nền kinh tế bị suy thoái, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và có xu hướng tiêu dùng những mặt hàng rẻ hơn với giá cả phải chăng. Vì thế Công ty mới có nhiều cơ hội xuất khẩu những mặt hàng bình dân sang các thị trường châu Âu truyền thống Đức, Ba lan, Séc và ở một vài nước lân cận. Những kết quả mà Công ty đạt được đã thể hiện được năng lực sản xuất kinh doanh đã đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường và sự nỗ lực của Công ty trong việc tìm kiếm và phát triển thị trường mới.
2. Danh mục các mặt hàng và giá hàng xuất khẩu của Công ty
Sản phẩm sản xuất và xuất khẩu của Công ty chủ yếu là các mặt hàng may mặc như áo phông, quần dài, quần áo thể thao, bộ pyjama, áo đầm. Ngoài ra Công ty còn sản xuất các một số loại phụ liệu như chỉ, sợi, cúc, và khuy áo.
Sản lượng tiêu thụ từ năm 2006 đến nay không ngừng tăng cụ thể:
Bảng 10 : Tổng sản lượng tiêu thụ từ năm 2006 đến Nay
Thứ tự
Tên sản phẩm
Đơn vị tính
Sản lượng
Tổng
2006
2007
2008
1
Áo phông
Chiếc
138.632
173.290
186.075
497.997
2
Bộ pyjama
Bộ
75.180
93.977
145.290
314.447
3
Quần dài
Chiếc
186.730
233.412
241.255
661.397
4
Áo đầm
Chiếc
59.400
74.267
100.190
233.857
5
Bộ thể thao
Bộ
50.125
62.652
96.858
209.63...