Link tải miễn phí luận văn
Đào phẫu diện:
Khái niệm phẫu diện thổ nhưỡng:
Phẫu diện thổ nhưỡng là mặt cắt thẳng góc từ mặt đất đến đáy hố khi người đào để
khảo sát thổ nhưỡng. Mặt phẫu diện dùng để quan sát các tầng phát sinh, giúp ta
đánh giá sơ bộ tính chất đất ngoài thực địa.
Tính chất đất luôn luôn thay đổi, hình thái phẫu diện thay đổi theo, cho nên có thể
coi phẫu diện đất là một hình ảnh của quá trình hình thành đất. Nhờ nghiên cứu
phẫu diện đất, nên biết được tính chất đất đai và nguồn gốc hình thành, do đó có
thể tiến hành phân loại đất được.
Để nghiên cứu lớp vỏ thổ nhưỡng chúng ta sử dụng những vết lộ tự nhiên hay đào
những phẫu diện thổ nhưỡng.
σchú ý khi nghiên cứu vết lộ thiên… σgiá trị của vết lộ thiên…σVết lộ thiên là …
Các loại phẫu diện
Người ta phân ra ba loại phẫu diện:
Phẫu diện cơ bản:
Phẫu diện này được đặt ở những nơi điển hình nhất để nghiên cứu đất một cách
toàn diện. Chiều dài của phẫu diện là 150 cm, chiều rộng là từ 70 – 90 cm, chiều
sâu được quy định bởi độ sâu của đá gốc nằm ở dưới, thường thường vào khoảng
100 – 180 cm, có trường hợp sâu từ 0,5 – 3 m.
Phẫu diện kiểm tra:
Có kích thước khoảng 1,30 – 0,65 m và chiều sâu bằng một nửa chiều sâu của phẫu
diện cơ bản ( khoảng 0,75 – 1 m ). Khi khảo sát thổ nhưỡng, người nghiên cứu địa
lý địa phương đào thêm các phẫu diện này để tăng thu nhập những tài liệu bổ
sung…
Phẫu diện định giới :
Chủ yếu dùng để khoanh các loại đất khác nhau và định ranh giới phân bố của
chúng trong lãnh thổ địa phương nghiên cứu. Phẫu diện này sâu chừng 0,50 m và
chỉ cần một phía vách thẳng đứng trên bản đồ cũng ghi bằng kí hiệu và đánh số
Quy cách đào phẫu diện:
- Trước khi đào cần chọn vị trí, đánh dấu và số thứ tự lên bản đồ.
- Hướng phẫu diện quay dọc theo hướng đông tây, mặt thành phẫu diện khảo sát
phải hướng về phía mặt trời.
- Đối diện với mặt phẫu diện là các bậc để lên xuống.
- Kích thước phẫu diện tùy thuộc vào mục đích của các phẫu diện định đào.
Chọn vị trí, đánh dấu và số thứ tự lên bản đồ.
- Chiều rộng phẫu diện khoảng 0,80 - 0,9 m, chiều dài khoảng 1,20 - 1,50 m. Chiều
sâu thì tùy đối tượng mà quy định.
- Đất đào lên phải đổ hai bên phẫu diện, đất trên mặt để riêng một bên. Sau khi mô
tả và lấy mẫu xong nên lắp lại theo trạng thái cũ.
- Không được đứng giẫm ở phía trên bề mặt khảo sát vì sẽ làm mất đi trạng thái tự
nhiên của đất, hủy hoại cây cỏ, cũng không được đổ đất trên đấy vì chúng ta còn
phải quan sát thực bì và đặt các thí nghiệm về lý tính nếu cần.
- Mặt phẫu diện phải thẳng: dùng mai hay xẻng vạt, tránh áp lưỡi mai miết đất
làm mất trạng thái tự nhiên của đất.
- Đối diện với mặt phẫu diện nên đào dạng bậc thang để tiện lên xuống khảo sát.
Đào phẫu diện đất
Phương pháp mô tả phẫu diện:
Sau khi đào xong phẫu diện phải tiến hành khâu mô tả và ghi chép đầy đủ vào bản
tả.
Ghi vào sổ tay thực địa ngày tháng, số liệu điểm quan sát, vị trí của phẫu diện, đặc
điểm của tự nhiên xung quanh, cố gắng nêu cho rõ đặc điểm ảnh hưởng của các
nhân tố đó đến sự hình thành thổ nhưỡng.
Mọi tầng đất cần mô tả chi tiết các tính chất sau: màu sắc, độ pH, độ ẩm, độ chặt,
độ xốp, rễ cây, chất xâm nhập, chất mới sinh, độ dày tầng đất, thành phần cơ
giới…
Mô tả các điều kiện hình thành thổ nhưỡng:
Đánh số phẫu diện, ghi địa điểm, ngày tháng mô tả. Trong các thành viên nghiên
cứu cần phân công người ghi chép, người quan sát.
Khi xác định địa điểm phẫu diện cần thấy rõ quan hệ giữa điểm đào phẫu diện với
các mốc vị trí xung quanh và phải căn cứ vào 2 mốc sau:
Trong lát cắt thổ nhưỡng nhất thiết phải xác định mối tương quan giữa phẫu diện
trước với phẫu diện sau: chúng cách nhau bao nhiêu mét, về phía nào…
Tiếp đến là xác định các điều kiện hình thành thổ nhưỡng như đặc điểm địa hình
nói chung, vi địa hình nói riêng, thực vật, mực nước ngầm và các đặc điểm khác
(nếu có).
Chỉ tiêu độ dốc của sườn được quy định như sau:
Dưới 9° là sườn hơi dốc.
Từ 10° đến 25° là sườn dốc.
Từ 25° đến 45° là sườn rất dốc.
Từ 45° trở lên là sườn dựng đứng.
Độ dốc địa hình
Ngoài địa hình, việc mô tả thực vật cũng rất cần thiết. Lớp phủ thực vật quyết định
tính chất của thổ nhưỡng. Xung quanh phẫu diện là thực vật trồng thì cần ghi rõ là
loại gì, năng suất, đặc điểm canh tác…Các đặc điểm này liên quan nhiều đến tính
chất đất. Đối với lớp phủ thực vật tự nhiên, ghi rõ tỉ lệ phần trăm diện tích chúng
chiếm quanh khu vực phẫu diện.
Lớp phủ thực vật quyết định tính chất của thổ nhưỡng
Về mực nước ngầm, mực nước ngầm giúp cho việc tìm hiểu độ ẩm của đất, tình
hình gley trong phẫu diện…Cần ghi rõ mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu nào?
Về đá mẹ và đá gốc thì cần ghi tên loại đá khi đã giám định bằng phương pháp địa
chất. Cần phân biệt rõ độ sâu gặp đá mẹ và đá gốc. Đá gốc nói chung nằm ở độ khá
sâu, còn hình dạng hay lớp nguyên rõ rệt. Đá mẹ là sản phẩm phong hóa của đá
gốc tại chỗ hay từ nơi khác đưa tới. Đất là sản phẩm từ đá mẹ trực tiếp phong hóa
ra.
Ở mục “các đặc điểm khác” có thể ghi tất cả các đặc điểm như sau: nhận xét về độ
phì, mức độ xói mòn…
Mức độ xói mòn được quy định:
- Xói mòn mạnh: lớp cỏ phủ trên mặt bị bóc trụi, hay đất mịn bị cuốn trôi, xuất
hiện nhiều khe rãnh sâu.
- Xói mòn yếu: lớp cỏ phủ trên mặt còn đầy, chỉ bị bóc trụi ở những chỗ có đường
nước chảy, ít khe rãnh…
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Đào phẫu diện:
Khái niệm phẫu diện thổ nhưỡng:
Phẫu diện thổ nhưỡng là mặt cắt thẳng góc từ mặt đất đến đáy hố khi người đào để
khảo sát thổ nhưỡng. Mặt phẫu diện dùng để quan sát các tầng phát sinh, giúp ta
đánh giá sơ bộ tính chất đất ngoài thực địa.
Tính chất đất luôn luôn thay đổi, hình thái phẫu diện thay đổi theo, cho nên có thể
coi phẫu diện đất là một hình ảnh của quá trình hình thành đất. Nhờ nghiên cứu
phẫu diện đất, nên biết được tính chất đất đai và nguồn gốc hình thành, do đó có
thể tiến hành phân loại đất được.
Để nghiên cứu lớp vỏ thổ nhưỡng chúng ta sử dụng những vết lộ tự nhiên hay đào
những phẫu diện thổ nhưỡng.
σchú ý khi nghiên cứu vết lộ thiên… σgiá trị của vết lộ thiên…σVết lộ thiên là …
Các loại phẫu diện
Người ta phân ra ba loại phẫu diện:
Phẫu diện cơ bản:
Phẫu diện này được đặt ở những nơi điển hình nhất để nghiên cứu đất một cách
toàn diện. Chiều dài của phẫu diện là 150 cm, chiều rộng là từ 70 – 90 cm, chiều
sâu được quy định bởi độ sâu của đá gốc nằm ở dưới, thường thường vào khoảng
100 – 180 cm, có trường hợp sâu từ 0,5 – 3 m.
Phẫu diện kiểm tra:
Có kích thước khoảng 1,30 – 0,65 m và chiều sâu bằng một nửa chiều sâu của phẫu
diện cơ bản ( khoảng 0,75 – 1 m ). Khi khảo sát thổ nhưỡng, người nghiên cứu địa
lý địa phương đào thêm các phẫu diện này để tăng thu nhập những tài liệu bổ
sung…
Phẫu diện định giới :
Chủ yếu dùng để khoanh các loại đất khác nhau và định ranh giới phân bố của
chúng trong lãnh thổ địa phương nghiên cứu. Phẫu diện này sâu chừng 0,50 m và
chỉ cần một phía vách thẳng đứng trên bản đồ cũng ghi bằng kí hiệu và đánh số
Quy cách đào phẫu diện:
- Trước khi đào cần chọn vị trí, đánh dấu và số thứ tự lên bản đồ.
- Hướng phẫu diện quay dọc theo hướng đông tây, mặt thành phẫu diện khảo sát
phải hướng về phía mặt trời.
- Đối diện với mặt phẫu diện là các bậc để lên xuống.
- Kích thước phẫu diện tùy thuộc vào mục đích của các phẫu diện định đào.
Chọn vị trí, đánh dấu và số thứ tự lên bản đồ.
- Chiều rộng phẫu diện khoảng 0,80 - 0,9 m, chiều dài khoảng 1,20 - 1,50 m. Chiều
sâu thì tùy đối tượng mà quy định.
- Đất đào lên phải đổ hai bên phẫu diện, đất trên mặt để riêng một bên. Sau khi mô
tả và lấy mẫu xong nên lắp lại theo trạng thái cũ.
- Không được đứng giẫm ở phía trên bề mặt khảo sát vì sẽ làm mất đi trạng thái tự
nhiên của đất, hủy hoại cây cỏ, cũng không được đổ đất trên đấy vì chúng ta còn
phải quan sát thực bì và đặt các thí nghiệm về lý tính nếu cần.
- Mặt phẫu diện phải thẳng: dùng mai hay xẻng vạt, tránh áp lưỡi mai miết đất
làm mất trạng thái tự nhiên của đất.
- Đối diện với mặt phẫu diện nên đào dạng bậc thang để tiện lên xuống khảo sát.
Đào phẫu diện đất
Phương pháp mô tả phẫu diện:
Sau khi đào xong phẫu diện phải tiến hành khâu mô tả và ghi chép đầy đủ vào bản
tả.
Ghi vào sổ tay thực địa ngày tháng, số liệu điểm quan sát, vị trí của phẫu diện, đặc
điểm của tự nhiên xung quanh, cố gắng nêu cho rõ đặc điểm ảnh hưởng của các
nhân tố đó đến sự hình thành thổ nhưỡng.
Mọi tầng đất cần mô tả chi tiết các tính chất sau: màu sắc, độ pH, độ ẩm, độ chặt,
độ xốp, rễ cây, chất xâm nhập, chất mới sinh, độ dày tầng đất, thành phần cơ
giới…
Mô tả các điều kiện hình thành thổ nhưỡng:
Đánh số phẫu diện, ghi địa điểm, ngày tháng mô tả. Trong các thành viên nghiên
cứu cần phân công người ghi chép, người quan sát.
Khi xác định địa điểm phẫu diện cần thấy rõ quan hệ giữa điểm đào phẫu diện với
các mốc vị trí xung quanh và phải căn cứ vào 2 mốc sau:
Trong lát cắt thổ nhưỡng nhất thiết phải xác định mối tương quan giữa phẫu diện
trước với phẫu diện sau: chúng cách nhau bao nhiêu mét, về phía nào…
Tiếp đến là xác định các điều kiện hình thành thổ nhưỡng như đặc điểm địa hình
nói chung, vi địa hình nói riêng, thực vật, mực nước ngầm và các đặc điểm khác
(nếu có).
Chỉ tiêu độ dốc của sườn được quy định như sau:
Dưới 9° là sườn hơi dốc.
Từ 10° đến 25° là sườn dốc.
Từ 25° đến 45° là sườn rất dốc.
Từ 45° trở lên là sườn dựng đứng.
Độ dốc địa hình
Ngoài địa hình, việc mô tả thực vật cũng rất cần thiết. Lớp phủ thực vật quyết định
tính chất của thổ nhưỡng. Xung quanh phẫu diện là thực vật trồng thì cần ghi rõ là
loại gì, năng suất, đặc điểm canh tác…Các đặc điểm này liên quan nhiều đến tính
chất đất. Đối với lớp phủ thực vật tự nhiên, ghi rõ tỉ lệ phần trăm diện tích chúng
chiếm quanh khu vực phẫu diện.
Lớp phủ thực vật quyết định tính chất của thổ nhưỡng
Về mực nước ngầm, mực nước ngầm giúp cho việc tìm hiểu độ ẩm của đất, tình
hình gley trong phẫu diện…Cần ghi rõ mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu nào?
Về đá mẹ và đá gốc thì cần ghi tên loại đá khi đã giám định bằng phương pháp địa
chất. Cần phân biệt rõ độ sâu gặp đá mẹ và đá gốc. Đá gốc nói chung nằm ở độ khá
sâu, còn hình dạng hay lớp nguyên rõ rệt. Đá mẹ là sản phẩm phong hóa của đá
gốc tại chỗ hay từ nơi khác đưa tới. Đất là sản phẩm từ đá mẹ trực tiếp phong hóa
ra.
Ở mục “các đặc điểm khác” có thể ghi tất cả các đặc điểm như sau: nhận xét về độ
phì, mức độ xói mòn…
Mức độ xói mòn được quy định:
- Xói mòn mạnh: lớp cỏ phủ trên mặt bị bóc trụi, hay đất mịn bị cuốn trôi, xuất
hiện nhiều khe rãnh sâu.
- Xói mòn yếu: lớp cỏ phủ trên mặt còn đầy, chỉ bị bóc trụi ở những chỗ có đường
nước chảy, ít khe rãnh…
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links