Gilley

New Member
Link tải miễn phí luận văn
I. Lịch nghiên cứu vấn đề
1.Trên thế giới ………………………………………………………….2
2. Ở Việt Nam………………………………………………………......3
II. Cơ sở khoa học
1. Cơ sở triểt học……………………………………………………......3
2. Cơ sở tâm lí học …………………………………………………......3
3. Cơ sở giáo dục……………………………………………………......3
III. Định nghĩa, bản chất và nguyên tắc của PPDH nêu vấn đề
1. Định nghĩa…………………………………………………………….4
2. Bản chất……………………………………………………………….5
3. Nguyên tắc…………………………………………………………….5
IV. Các khái niệm cơ bản về dạy học nêu vấn đề
1. Vấn đề………………………………………………………………....6
2. Tình huống có vấn đề………………………………………………….6
V.Cấu trúc dạy học nêu vấn đề
1. Nêu vấn đề…………………………………………………………….9
2. Giải quyết vấn đề………………………………………………….......10
3. Vận dụng ……………………………………………………………..12
VI. Ưu, nhược điểm của phương pháp…………………………………13
VII. Các phương pháp trong dạy học nêu vấn đề
1. Phương pháp diễn giảng………………………………………….......14
2. Phương pháp đàm thoại………………………………………………15
3. Phương pháp quan sát nêu vấn đề……………………………………16
VIII. Sự vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong việc giảng dạy môn Anh Văn
1. Thực trạng dạy học ở Việt Nam hiện nay……………………………. 17
2. Đổi mới phương pháp dạy và học – thực trạng và giải pháp…………17
3. Sự vận dụng phương pháp nêu vấn đề
trong việc giảng dạy môn Anh Văn……………………………………25



( problem-based learning - PBL)

I. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1. Trên thế giới
Thuật ngữ “dạy học nêu vấn đề” xuất phát từ thuật ngữ “Orixtic” hay còn gọi là phương pháp phát kiến, tìm tòi. Phương pháp này còn có tên gọi là “ Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề”.
Phương pháp này đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu như A. Ja Ghecđơ, B. E Raicôp,… vào nhung năm 70 của thế kỉ XIX. . Các nhà khoa học này đã nêu lên phương án tìm tòi, phát kiến trong dạy học nhằm hình thành năng lực nhận thức của học sinh bằng cách đưa học sinh vào hoạt động tìm kiếm ra tri thức, học sinh là chủ thể của hoạt động học, là người sáng tạo ra hoạt động học. Đây có thể là một trong những cơ sở lí luận của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
Vào những năm 50 của thế kỉ XX, xã hội bắt đầu phát triển mạnh, đôi lúc xuất hiện mâu thuẫn trong giáo dục đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu giáo dục ngày càng cao, khả năng sáng tạo của học sinh ngày càng tăng với tổ chức dạy học còn lạc hậu. Chính vì vậy, phương pháp “dạy học nêu vấn đề” hay còn gọi là “ Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề” chính thức ra đời. PP này đặc biệt được chú trọng ở Ba Lan. V. Okon – nhà giáo dục học Ba Lan đã làm sáng tỏ PP này thật sự là một phương pháp dạy học tích cực, tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ dừng ở việc ghi lại những thực nghiệm thu được từ việc sử dụng PP này chứ chưa đưa ra đầy đủ cơ sở lí luận cho pp này.
Những năm 70 của thế kỉ XX, M. I Mackmutov đã đưa ra đầy đủ cơ sở lí luận của PP dạy học giải quyết vấn đề.
Trên thế giới cũng có rất nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục nghiên cứu PP này như Xcatlin, Machiuskin, Lecne,…
Phương pháp PBL lần đầu tiên được áp dụng tại đại học y khoa (Case Western University – Hoa Kỳ) vào thập niên 50 của thế kỷ 20 và sau đó là học viện y học (đại học McMasters, Hamilton, Canada).


2. Ở Việt Nam
Người đầu tiên đưa phương pháp này vào VN là dịch giả Phan Tất Đắc “DH NVĐ”(Lecne)(1977).Về sau, nhiều nhà khoa học nghiên cứu PP này như Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo, Nguyễn Bá Kim,….Tuy nhiên những nghiên cứu này chủ yếu chỉ nghiên cứu cho phổ thông và đại học.

Gần đây, Nguyễn Kì đã đưa PP PH & GQVĐ vào nhà trường tiểu học và thực nghiệm ở một số môn như Toán, TN – XH, Đạo đức.

PP PH & GQVĐ thật sự là một PP tích cực. Trong công cuộc đổi mới PP DH, PP này là một trong những phương pháp chủ đạo được sử dụng trong nhà trường nói chung.

II .CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở triết học
Theo triết học DVBC, mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Trong quá trình học tập của HS luôn luôn xuất hiện mâu thuẫn đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu, nhiệm vụ nhận thức với tri thức, kinh nghiệm sẵn có của bản thân. PP DH PH & GQVĐ là một PP dạy học mà ở đó GV tạo ra cho học sinh những tình huống có vấn đề (tạo mâu thuẫn).
PP này đã vận dụng một khái niệm về mâu thuẫn làm cơ sở khoa học cho mình.

2. Cơ sở tâm lí học
Theo các nhà tâm lí học thì con người chỉ tư duy tích cực khi nảy sinh nhu cầu tư duy, tức là đứng trước một khó khăn trong nhận thức, một tình huống có vấn đề.
Theo tâm lí học kiến tạo thì học tập là quá trình mà người học xây dựng những tri thức cho nình bằng cách liên hệ những cảm nghiệm mới với những tri thức sẵn có.
PP DH PH & GQVĐ phù hợp với quan điểm này.

3.Cơ sở giáo dục
PP DH PH & GQVĐ dựa trên nguyên tắc tính tích cực, tự giác, độc lập nhận thức của người học trong giáo dục bởi vì nó khêu gợi được động cơ học tập của học sinh.

III. ĐỊNH NGHĨA, BẢN CHẤT VÀ NGUYÊN TẮC CỦA PP DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ

1. Định nghĩa:
Có nhiều định nghĩa khác nhau về PP DH PH & GQVĐ, tuy nhiên chúng đều giống nhau và có thể định nghĩa như sau:
PP DH PH & GQVĐ ( dạy học nêu vấn đề) là 1 trong những PP DH mà ở đó GV là người tạo ra tình huống có vấn đề, tổ chức, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, học sinh tích cực, chủ động, tự giác giải quyết vấn đề thông qua đó mà lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nhằm đạt được mục tiêu dạy học.
“PBL là một quá trình học trong đó sinh viên tackles( giải quyết) các vấn đề trong nhóm nhỏ dưới sự giám sát và dẫn dắt của người hỗ trợ. Người hỗ trợ thông thường là giảng viên. Trong phần lớn các trường hợp, một vấn đề bao gồm sự mô tả về một tình huống có thực. Trên cơ sở kiến thức đã có, các nguyên tắc và cơ chế hoạt động trong nhóm giúp cho sinh viên phân tích, định dạng vấn đề và giải quyết vấn đề. Kết quả được đánh giá thông qua quá trình hoạt động, và trình bày của sinh viên trong nhóm ” ( Henk Schmidt, Theoretical and Empirical bases of Prolem – Based Learning ) .
Nó là tập hợp nhiều PPDH cụ thể nhằm tổ chức hoạt động nhận thức của HS theo con đường hình thành và giải quyết vấn đề.
Dạy học nêu vấn đề nằm trong hệ PPDH tích cực với quan điểm học sinh là trung tâm QTDH.
Các PPDH như diễn giảng, đàm thoại, thí nghiệm...theo kiểu nêu vấn đề đều có hiệu quả mang lại sự hứng thú cho HS chuẩn bị tiếp thu kiến thức mới, tăng cường năng lực hoạt động độc lập, sáng tạo của chủ thể nhận thức.

2. Bản chất:
Học sinh được đặt vào tình huống có vấn đề chứ không phải được thông báo dưới dạng tri thức có sẵn.
Học sinh tích cực, chủ động, tự giác tham gia hoạt động học, tự mình tìm ra tri thức cần học chứ không phải được thầy giảng một cách thụ động, học sinh là chủ thể sáng tạo ra hoạt động học.
Học sinh không những được học nội dung học tập mà còn được học con đường và cách thức tiến hành dẫn đến kết quả đó. Học sinh được học cách phát hiện và giải quyết vấn đề.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

thuylanh

New Member
Re: [Free] Đề tài Phương pháp dạy học nêu vấn đề

Admin cho mình xin link download nhé! Thank bạn.
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Phương pháp dạy học nêu vấn đề

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
G 5 Phương Pháp Dạy Bé Học Tiếng Anh Thông Minh Kinh nghiệm và kỹ năng 0
D Dạy học giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình ở trường trung học cơ sở theo phương pháp mô hình hóa Luận văn Sư phạm 0
D SKKN Đổi mới phương pháp sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học môn Địa lí lớp 9 trường THCS Luận văn Sư phạm 0
N Nghiên cứu phương pháp giảng dạy từ vựng tiếng Hán không chuyên giai đoạn sơ cấp cho sinh viên Việt Nam Tiếng Trung 0
D tổ chức tiết dạy hóa học theo phương pháp hoạt động nhóm Luận văn Sư phạm 0
D Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh Luận văn Sư phạm 0
D Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 1 Luận văn Sư phạm 0
D Giáo trình Phương pháp dạy học môn đạo đức ở bậc tiểu học Luận văn Sư phạm 0
D Áp Dụng Phương Pháp Thảo Luận Nhóm Trong Dạy Học Đọc - Hiểu Văn Bản Truyện Dân Gian Luận văn Sư phạm 0
D Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học tại TP Hồ Chí Minh Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top