tunhanbotron_kh0ndontimem
New Member
Download miễn phí Tiểu luận Phương pháp định mức lao động
MỤC LỤC
I. Phạm vi và đối tượng áp dụng: 2
1. Công ty nhà nước: 2
2. Công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập. 2
II. Nguyên tắc. 3
III. Phương pháp định mức lao động. 3
A. Định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm. 4
1. Phân loại lao động: 4
2. Xác định đơn vị sản phẩm tính mức lao động tổng hợp: 5
3. Chuẩn bị tài liệu tính mức lao động tổng hợp: 5
4. Tính mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm: 6
5. Tính quy đổi sản phẩm: 10
B. định mức lao động tổng hợp theo định biên. 11
1. Phân loại lao động: 11
2. Xác định khối lượng nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh: 12
3. Định biên lao động cho từng bộ phận: 12
4. Tổng hợp mức lao động định biên chung của công ty: 13
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-08-02-tieu_luan_phuong_phap_dinh_muc_lao_dong.ysZjR6wHCk.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-70213/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
MỤC LỤCTHÔNG TƯ
CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 14/LDTBXH-TT NGÀY 10 THÁNG 4 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.
Thi hành Điều 5 và Điều 7 Nghị định số 28/CP ngày 28/4/1997 của chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước. Bộ lao động thương binh xã hội hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức lao động đối với doanh nghiệp nhà nước như sau.
I. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
Phạm vi và đối tượng áp dụng các quy định tại Thông tư này là các công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, bao gồm:
1. Công ty nhà nước:
a) Tổng công ty nhà nước:
- Tổng công ty nhà nước được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 và Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003;
- Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập (Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con);
- Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước;
b) Công ty nhà nước độc lập;
2. Công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập.
Các Tổng công ty, công ty nêu trên được gọi tắt là công ty.
II. Nguyên tắc.
1. Các sản phẩm, dịch vụ đều phải có định mức lao động. Khi thay đổi kỹ thuật, công nghệ sản xuất, kinh doanh thì phải điều chỉnh định mức lao động.
2. Định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) hay theo định biên phải hình thành từ định mức nguyên công (nguyên công công nghệ, nguyên công phụ trợ, phục vụ), từ định biên của từng bộ phận và lao động quản lý.
Đối với định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm thì trong quá trình tính toán, xây dựng định mức phải căn cứ vào các thông số kỹ thuật quy định cho sản phẩm, quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm, chế độ làm việc của thiết bị, kết hợp với những kinh nghiệm tiên tiến có điều kiện áp dụng rộng rãi và các yêu cầu về chấn chỉnh tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và quản lý.
3. Khi xây dựng định mức lao động tổng hợp thì không được tính hao phí lao động làm sản phẩm phụ, sửa chữa lớn máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng cơ bản, chế tạo, lắp đặt thiết bị. Những hao phí lao động cho các loại công việc này được xây dựng định mức lao động tổng hợp riêng.
4. Khi xây dựng định mức lao động tổng hợp, công ty đồng thời phải xác định độ phức tạp lao động và cấp bậc công việc bình quân theo phương pháp bình quân gia quyền.
III. Phương pháp định mức lao động.
Căn cứ vào kỹ thuật, quy trình công nghệ, tổ chức lao động và mặt hàng sản xuất, kinh doanh, công ty lựa chọn một trong hai phương pháp xây dựng định mức lao động tổng hợp sau:
A. Định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm.
Để định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm, công ty tiến hành theo các bước sau:
- Phân loại lao động;
- Xác định đơn vị sản phẩm tính mức lao động tổng hợp;
- Chuẩn bị tài liệu tính mức lao động tổng hợp;
- Tính mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm.
1. Phân loại lao động:
Phân loại lao động là việc phân chia lao động thành lao động công nghệ, lao động phụ trợ, phục vụ và lao động quản lý để định mức hao phí thời gian lao động theo từng loại, làm cơ sở xác định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm.
Việc phân loại lao động phải căn cứ vào tính chất ngành, nghề, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động của công ty. Điều kiện tổ chức sản xuất, tổ chức lao động khác nhau thì phân loại lao động khác nhau, vì vậy công ty phải có hệ thống các tiêu thức đánh giá, phân loại lao động cho phù hợp.
Có thể phân loại lao động như sau:
a) Lao động công nghệ: là những lao động trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo quy trình công nghệ nhằm làm biến đổi đối tượng lao động về các mặt hình dáng, kích thước, cơ lý hoá tính, vị trí... để sản xuất sản phẩm, như: những người trực tiếp xử lý đối tượng lao động; người trực tiếp điều khiển máy móc, thiết bị chuyên dùng; người đóng gói sản phẩm theo quá trình công nghệ, người vận chuyển hàng hóa đến nơi giao nhận....
b) Lao động phụ trợ, phục vụ: là những lao động không trực tiếp thực hiện nhiệm vụ của quá trình công nghệ nhưng có nhiệm vụ phục vụ cho lao động công nghệ hoàn thành quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Lao động phụ trợ, phục vụ được xác định căn cứ vào các chức năng, nhiệm vụ phục vụ, như: tổ chức công nghệ; phụ trợ công nghệ; bảo dưỡng thiết bị; sản xuất, bảo dưỡng dụng cụ, trang bị công nghệ; kiểm tra kỹ thuật; vận tải xếp dỡ; cung cấp năng lượng; phục vụ kho tàng; bảo dưỡng nhà xưởng, kiến trúc, công trình; bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp...
c) Lao động quản lý, gồm:
- Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng công ty (không kể Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng) và viên chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc bộ máy điều hành của công ty;
- Thành viên Ban kiểm soát (không kể Trưởng ban kiểm soát);
- Viên chức giúp việc Hội đồng quản trị;
- Cán bộ chuyên trách làm công tác Đảng, đoàn thể do công ty trả lương (không kể những người do đoàn thể trả lương).
2. Xác định đơn vị sản phẩm tính mức lao động tổng hợp:
Sản phẩm tính mức lao động tổng hợp là sản phẩm hàng hoá, có đơn vị đo (tấn, m, m3... ) phù hợp với đơn vị đo lường theo quy định của Nhà nước.
Đối với công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm hay bán thành phẩm có đơn vị đo không đồng nhất thì có thể tính quy đổi đồng nhất về một loại sản phẩm hàng hoá. Cách tính quy đổi sản phẩm theo hướng dẫn tại điểm 5, mục I của Phụ lục này.
3. Chuẩn bị tài liệu tính mức lao động tổng hợp:
Để tính mức lao động tổng hợp, công ty phải có các tài liệu:
- Hệ thống mức lao động chi tiết của tất cả các nguyên công sản xuất sản phẩm, đối với những nguyên công chưa có mức lao động chi tiết thì công ty phải tiến hành xây dựng theo phương pháp xây dựng mức lao động quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Các tài liệu về kỹ thuật, công nghệ; nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh; các định mức vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu sản xuất sản phẩm.
4. Tính mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm:
Mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm tính theo công thức sau:
Tsp = Tcn + Tpv + Tql
Trong đó:
- Tsp: Mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm (đơn vị tính là giờ-người/đơn vị sản phẩm);
- Tcn: Mức lao động công nghệ;
- Tpv: Mức lao động phụ trợ, phục vụ;
- Tql: Mức lao động quản lý.
Các thông số Tcn, Tpv và Tql tính như sau:
a) Tcn: Tính bằng tổng thời gian lao động thực hiện các nguyên công công nghệ sản xuất sản phẩm trong điều kiện tổ chức, kỹ thuật xác định, theo công thức sau:
n
Tcn = å tcni
i =1
Trong đó:
- tcni : Mức lao động ...