twin.fish69
New Member
Download miễn phí Luận văn Phương pháp khai thác các kiến thức lý luận văn học trong đọc – hiểu văn bản văn học lớp 11 – chương trình nâng cao
Để đọc – hiểu từng phần trong tác phẩm, giáo viên thường hay hướng học sinh đi tìm biện
pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ, khổ thơ, nói cách khác, đọc – hiểu từ hình thức nghệ thuật tới nội dung nghệ thuật của tác phẩm. Đây là con đường đúng đắn nhất để đọc – hiểu một tác phẩm văn học, bởi lẽ, cũng từ lí luận văn học, tác phẩm nghệ thuật là sự kết hợp hài hòa, thống nhất chặt chẽ giữa hình thức và nội dung, hình thức chỉ có ý nghĩa khi biểu hiện được nội dung, nội dung càng nổi bật khi chọn được một hình thức phù hợp nhất. Do đó, khi phân tích từng ý thơ, giáo viên thường đưa ra những câu hỏi về biện pháp tu từ, yêu cầu học sinh phát hiện, khai thác khái niệm lí luận văn học này và phân tích, nhận xét giá trị của từng nghệ thuật được sử dụng. Qua đó tự rút ra nội dung tương ứng, chủ yếu là bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-29-luan_van_phuong_phap_khai_thac_cac_kien_thuc_ly_lu.OJf0NYIg6o.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-57339/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
eo bútpháp lãng mạn trữ tình nhưng cảnh cuối cùng của nó lại tràn đầy kịch tính. Khi phân tích tác phẩm này
nếu ta thuần tuý chỉ chú ý đến hai nhân vật trên như một truyện ngắn bình thường thì chưa đủ, phải
phát hiện được cả lượng thông tin nghệ thuật dày đặc qua kịch tính ở cảnh cuối cùng, để từ đó làm nổi
bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Theo đánh giá của nhiều giáo viên, việc đọc – hiểu đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
(trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng) có lẽ khó khăn hơn cả. Trước đây, nhiều giáo viên phân tích theo diễn
biến đám tang, nhưng lại gặp một vấn đề: có nhiều ý bị trùng lặp và dẫn đến sự nhàm chán cho cả giáo
viên và học sinh trong quá trình dạy và học. Trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 11 – chương trình
nâng cao hiện hành có đưa ra một hướng đi mới, bắt đầu từ một khái niệm LLVH: xác định mâu thuẫn
trào phúng trong đoạn trích. Đây cũng lại là một thiếu sót của sách giáo khoa vì không đưa ra cho học
sinh khái niệm về mâu thuẫn trào phúng. Giáo viên giúp học sinh hiểu thế nào là mâu thuẫn trào phúng
và yêu cầu các em xác định mâu thuẫn trào phúng trong đoạn trích. Mâu thuẫn trào phúng được tạo ra
từ ngay nhan đề và tình huống đoạn trích (ông cụ già chết thật và con cháu tổ chức đám tang). Có chết
thật thì mới có đám tang thật, có đám tang thật thì mới có hạnh phúc thật. Nhưng hạnh phúc thật ở đây
vẫn được che phủ bởi hình thức bên ngoài rất hợp thời trang với một đám tang. Đấy chính là mâu
thuẫn trào phúng của đoạn trích. Từ đó ta có thể lập bảng thể hiện sự đối lập, tương phản giữa hình
thức bên ngoài và bản chất bên trong, giữa lời nói và ý nghĩ, giữa lời nói và hành động của các nhân vật
trong đoạn trích (bao gồm nhân vật con cháu trong đại gia đình cụ cố tổ và nhân vật đám đông).
Qua mâu thuẫn trào phúng ấy, giáo viên giúp học sinh rút ra một vấn đề mang tính lí luận nữa,
đó là chủ đề của đoạn trích. Điều này rất dễ phát hiện khi học sinh đã hiểu và nắm được mâu thuẫn trào
phúng của văn bản. Đấy phải chăng là một hướng đi bao quát và hợp lí hơn cả, tránh sự trùng lặp nếu
khai triển theo diễn biến đám tang.
Cách thông thường để xác định các đề mục của văn bản là dựa vào bố cục của nó. Khái niệm
bố cục có ở cả trong tác phẩm tự sự và tác phẩm trữ tình, kịch, văn bản nghị luận.
Trong tác phẩm Hai đứa trẻ, câu chuyện xoay quanh một không gian với diễn biến thời gian
khác nhau: cảnh phố huyện lúc chiều tàn – cảnh phố huyện lúc đêm khuya – và một cảnh tượng giàu ý
nghĩa: cảnh đợi tàu. Từ đó, chúng ta có thể gộp hai phần đầu, đặt thành mục: Bức tranh phố huyện và
mục thứ hai là Cảnh đợi tàu.
Với đoạn trích Đám tang lão Gô-ri-ô (trích Lão Gô-ri-ô – Ban-dắc), bố cục đoạn trích cũng đi
theo diễn biến đám tang nhưng khi đọc – hiểu văn bản thì chúng ta lại dựa vào sự kiện và nhân vật để
xác định hai vấn đề trọng tâm: Đám tang lão Gô-ri-ô và Nhân vật Ra-xti-nhắc.
Như vậy, để hình thành các đề mục hay xác định những vấn đề trọng tâm, định hướng trong
bài giảng các văn bản tự sự, giáo viên cần dựa vào và khai thác một số khái niệm LLVH như: tình
huống truyện, nhân vật, sự kiện chính của truyện, bố cục của văn bản,… để giúp các em dần dần hình
thành và ăn sâu trong trí óc của mình đặc điểm cùng các yếu tố then chốt, quan trọng của loại thể tự sự
trong văn học.
Khai thác yếu tố LLVH để đi sâu đọc – hiểu văn bản tự sự
Khi đọc – hiểu văn bản tự sự, thường gộp vào 2 vấn đề trọng tâm sau: sự kiện và nhân vật
trong tác phẩm.
Đối với việc tìm hiểu một sự kiện, một cảnh tượng có ý nghĩa trong văn bản tự sự,
chúng ta thường khai thác những yếu tố lí luận: thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, biện pháp
nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, đối lập, …
Ví dụ khi đọc – hiểu bức tranh phố huyện trong Hai đứa trẻ, giáo viên cũng gợi mở cho học
sinh cảm nhận bức tranh phố huyện ấy trong thời gian và không gian nghệ thuật cùng những biện pháp
nghệ thuật được sử dụng. Từ đó, rút ra những nhận xét khái quát, tâm điểm nhất của bức tranh ấy.
Giảng Hai đứa trẻ mà không khai thác không gian đầy bóng tối được nhà văn miêu tả một cách đậm
đặc, xen kẽ với những luồng ánh sáng le lói, vụt sáng rồi vụi tắt… thì sẽ không khai thác được chủ đề
của tác phẩm này. Không gian ở đây không phải chỉ làm “phông” cho tác phẩm, đó là một không gian
mang ý nghĩa thẩm mĩ rõ rệt. Chính không gian là một yếu tố vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính
nội dung, biểu đạt chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Hay cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù cũng được đặt trong thời gian đêm khuya và thời gian
đặc biệt: đêm cuối cùng của tử tù Huấn Cao, không gian: buồng giam tù ngục cùng biện pháp nghệ
thuật chủ yếu được sử dụng làm nổi bật ý nghĩa cảnh cho chữ, đó là nghệ thuật đối lập. Không chỉ đối
lập giữa cảnh tượng, không gian mà còn đối lập giữa các nhân vật trong tác phẩm tạo nên một bức
tranh đầy kịch tính. Ở đây, tính tư tưởng trào dậy tỉ lệ thuận với kịch tính. Cảnh nhà tù đã sụp đổ hoàn
toàn trước ánh sáng của thiên lương, tài hoa và khí phách… Bằng một vài chi tiết sinh động, gợi cảm
và rất tạo hình, Nguyễn Tuân đã dựng một bức tranh thật xúc động, vừa trang trọng, vừa thiêng liêng,
vừa giàu kịch tính.
Khi đọc – hiểu cảnh đám tang của lão Gô-ri-ô trong trích đoạn Đám tang lão Gô-ri-ô, giáo
viên cũng hướng học sinh chú ý tới thời gian và không gian chiều tàn ảm đạm của đám tang, cùng nghệ
thuật kể và tả, từ đó tăng thêm tính bi đát, não lòng cho cảnh đám tang lão Gô-ri-ô.
v.v…
Khi đọc – hiểu những sự kiện, cảnh tượng trong văn bản tự sự, ngoài những yếu tố lí luận trên,
nếu trong phần Tri thức đọc – hiểu cung cấp những yếu tố lí luận khác để giúp khai thác sâu hơn thì
giáo viên phải định hướng cho học sinh sử dụng sao cho hữu hiệu nhất.
Ví dụ, để đọc – hiểu đoạn trích Đám tang lão Gô-ri-ô nói trên, trong phần Tri thức đọc – hiểu
nhắc tới nghệ thuật kể và tả cùng một đoạn văn tham khảo về nghệ thuật tả trong tác phẩm Lão Gô-ri-
ô, giáo viên phải hướng học sinh chú ý và sử dụng kiến thức đó như một công cụ giúp cho việc đọc –
hiểu dễ dàng và sâu sắc hơn. Qua đó phải hiểu được dụng ý của nhà văn hầu như chỉ kể mà không tả
đám tang, để người đọc thấy được một đám tang sơ sài, qua quýt, thiếu tình người, nổi bật rõ số phận
thê thảm, bất hạnh của nhân vật chính – lão Gô-ri-ô trong xã hội tư sản mà ở đó đồng tiền ngự trị.
Khi đọc – hiểu về nhân vật quan trọng trong tác phẩm tự sự, chúng ta phải nắm được
các cách, phương tiện và biện pháp thể hiện nhân vật. Nhân vật văn học chỉ xuất hiện qua sự
trần thuật, miêu tả bằng phương tiện nghệ thuật. Các cách thể hiện nhân vật hết sức đa dạng.
Văn học đa dạng đến đâu, các cách, phương tiện...