Trevion

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Phương pháp phân tích lợi nhuận và phân phối lợi nhuận tại Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam





MỤC LỤC
 
Lời mở đầu 1
Chương I: Lý luận chung về lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường 3
I. Lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp 3
1. Khái niệm 3
2. Nội dung lợi nhuận 4
3. Vai trò của lợi nhuận 5
II. Phương pháp xác định lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
trong doanh nghiệp 8
1. Phương pháp xác định lợi nhuận 8
2. Phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp 11
2.1 Yêu cầu của việc phân phối lợi nhuận doanh nghiệp 11
2.2 Trình tự phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp 11
III. Kế hoạch hoá lợi nhuận và các chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện
lợi nhuận doanh 13
1.Kế hoạch hoá lợi nhuận và sự cần thiết phải lập kế hoạch lợi nhuận 13
2. Các chỉ tiêu tài chính đánh giá tình hình lợi nhuận doanh nghiệp 14
2.1 Tỷ suất lợi nhuận 15
2.2 Tỷ suất lợi nhuận giá thành 16
2.3 Tỷ suất lợi nhuận doanh thu 16
IV. Các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp 16
1. Sự cần thiết khách quan phải nâng cao lợi nhuận 16
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận 18
2.1 Các nhân tố khách quan 18
2.2 Các nhân tố chủ quan 19
3. Các biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp 20
3.1 Xây dựng phương án kinh doanh phù hợp 21
3.2 Phấn đấu tăng năng suất lao động 21
3.3 Tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm 21
3.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng 22
3.5 Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý 22
3.6 Phân phối lợi nhuận hợp lý 22
Chương II. Tình hình thực hiện lợi nhuận và phân phối lợi nhuận tại
Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam 23
I. Giới thiệu chung về công ty 23
1. Lịch sử hình thành và phát triển 23
2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam 24
3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh 27
II. Tình hình lợi nhuận của công ty 31
1. Phân tích tình hình lợi nhuận theo các nguồn hình thành 31
2. Phân tích lợi nhuận hoạt động kinh doanh 32
2.1 Phân tích đánh giá chung lợi nhuận của hoạt động kinh doanh 32
2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hoạt động kinh doanh 35
3. Phân tích kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư tài chính 36
4. Phân tích lợi nhuận theo các đơn vị trực thuộc 37
5. Phân tích lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu và chi phí 38
5.1 Ảnh hưởng của tình hình thực hiện doanh thu tiêu thụ hàng hoá tới lợi
nhuận của công ty 38
5.2 Ảnh hưởng của tình hình quản lý chi phí tới lợi nhuận của công ty 40
6. Đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh của VINAPCO 41
6.1 Các mặt làm được 41
6.2 Nguyên nhân và những tồn tại 42
Chương III. Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận của công ty
Xăng dầu Hang không Việt Nam 43
I. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 43
1. Nhận định tình hình kinh doanh năm 2004 43
2. Phương hướng cụ thể trong năm 2005 43
II. Một số giải pháp góp phần nâng cao lợi nhuận của công ty VINAPCO 44
1. Thực hiện tốt công tác tài chính và hoàn thiện cơ chế quản lý của công ty 45
2. Chính sách giá cả 45
2.1 Giá bán nhiên liệu cho các Hãng hàng không nội địa 45
2.2 Giá bán nhiên liệu cho các Hãng hàng không quốc tế 46
3. Đẩy mạnh công tác Marketing 47
4. Nâng cao năng lực quản lý kinh doanh cho đội ngũ cán bộ công nhân viên 48
5. Đầu tư xây dựng kho cảng đầu nguồn 49
6. Quản lý tốt các khoản công nợ 49
7. Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm 50
III. Một số kiến nghị với cơ quan cấp trên và với công ty VINAPCO 51
1. Đối với Nhà nước và Cục Hàng không 51
2. Đối với Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam 52
Kết Luận 53
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

kiện để hạ thấp giá thành sản phẩm, từ đó giảm giá bán, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường mà vẫn đảm bảo được mức lãi mong muốn.
Như vậy, nếu giá bán và mức thuế đã xác định thì lợi nhuận đơn vị sẽ tăng lên hay giảm đi là do giá thành sản phẩm quyết định. Bởi vậy để tăng lợi nhuận các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu hạ giá thành sản phẩm .
3.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng.
Hiện nay, cạnh tranh trong cơ chế thị trường ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp không những cạnh tranh về giá cả mà chuyển sang cạnh tranh về chất lượng và dịch vụ sau bán hàng như tín dụng, bảo hành,sửa chữa lắp đặt … đòi hỏi doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.
3.5 Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý
Tổ chức tốt hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, khâu cung ứng sản phẩm hàng hoá, khai thác tối đa khả năng người lao động sẽ góp phần nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần tổ chức tốt các phòng ban chức năng và sắp xếp lao động hợp lý đảm bảo sự quản lý của cấp trên đối với cấp dưới và sự kiểm soát giữa các bộ phận với nhau.
3.6 Phân phối lợi nhuận hợp lý
Thực chất đây là việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích luỹ dự phòng và tiêu dùng để vừa đảm bảo phát triển sản xuất kinh doanh vừa thoả mãn tiêu dùng hợp lý của người lao động trong doanh nghiệp. Trong trường hợp vốn còn hạn chế thì việc phân phối lợi nhuận cần dành phần lớn cho tích luỹ vì có như vậy mới có điều kiện mở rộng và cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó sẽ thu được nhiều lợi nhuận đồng thời tạo điều kiện tích luỹ vốn nhiều hơn.
Chương II: Tình hình thực hiện lợi nhuận và phân phối lợi nhuận tại công ty xăng dầu hàng không việt nam
I. giới thiệu chung về công ty
Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước nằm trong khối đơn vị thành viên hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 1993, từ quyết định sắp xếp lại ngành cung ứng Xăng dầu Hàng không từ 3 xí nghiệp XDHK của Tổng công ty HKVN, đó là Xí nghiệp XDHK Miền Bắc (thuộc sân bay Nội Bài), Xí nghiệp XDHK Miền Trung (thuộc sân bay Đà Nẵng), Xí nghiệp XDHK Miền Nam (thuộc sân bay Tân Sơn Nhất). Công ty là một trong 20 đơn vị hạch toán độc lập nằm trong khối kinh doanh của Tổng công ty HKVN (Tổng công ty HKVN được tổ chức thành các khối trực thuộc do Cục hàng không dân dụng Việt Nam quản lý về mặt Nhà Nước, bao gồm : khối hoạt động sự nghiệp, khối hoạt động sự nghiệp kinh tế, khối hoạt động kinh doanh). Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân và tự chịu trách nhiệm trên số vốn của công ty.
Công ty Xăng dầu Hàng Không Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là VINAPCO (Vietnam Air Petrol Company Limited) với hoạt động kinh doanh chủ yếu là xuất nhập khẩu các chủng loại nhiên liệu phục vụ cho nhu cầu cung cấp nhiên liệu bay của các Hãng hàng không trong nước và quốc tế, ngoài ra công ty còn có chức năng nhập khẩu các loại thiết bị, xe tra nạp, xe vận chuyển và các phương tiện khác cần thiết cho các dịch vụ có liên quan đến ngành hàng không.
Công ty có trụ sở chính ở sân bay Gia Lâm và đồng thời đóng vai trò một bộ phận cơ quan văn phòng với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện quan hệ kinh tế chính, nghiệp vụ tổng hợp và quản lý, chỉ đạo chung toàn công ty.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, công ty đã ngày càng mở rộng quy mô hoạt động cũng như thị trường kinh doanh trong lĩnh vực của mình. Năm 1994, Xí nghiệp dịch vụ vận tải XDHK (hay còn gọi là Xí nghiệp dịch vụ vận tải – vật tư – kỹ thuật XDHK) được thành lập nhằm thực hiện nhiệm vụ vận chuyển xăng dầu từ kho cảng về các sân bay. Để đẩy mạnh việc cung cấp các loại nhiên liệu ngoài ngành hàng không, phục vụ nhu cầu không ngừng gia tăng của thị trường. Năm 1996, công ty đã thành lập ra 2 chi nhánh, đó là chi nhánh kinh doanh XDHK Miền Bắc và chi nhánh kinh doanh XDHK Miền Nam với nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh xăng dầu ngoài ngành hàng không và các dịch vụ có liên quan đến xang dầu ở tại khu vực. Đến năm 1998, Xí nghiệp XDHK Miền Trung được mở rộng quy mô hoạt động, ngoài nhiệm vụ chính là cung cấp nhiên liệu hàng không cho các máy bay đi và đến các sân bay thuộc khu vực miền Trung, xí ngiệp còn có trách nhiệm cung cấp các loại nhiên liệu khác (nhiên liệu ngoài ngành) đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường tại khu vực. Nhằm thực hiện đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh xăng dầu ngoài ngành, công ty còn mở rộng thêm chi nhánh kinh doanh xăng dầu tại Nghệ An.
Bên cạnh đó, để hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng cả trong nước và quốc tế, công ty đã thành lập các văn phòng thay mặt tại thành phố Hồ Chí Minh và tại Singapore.
Khi mới thành lập, công ty có 597 lao động với số vốn điều lệ do Tổng công ty HKVN giao đánh giá là 36 tỷ và làm nhiệm vụ chính là hoạt động dịch vụ cung cấp xăng dầu cho các Hãng hàng không. Nhưng cho tới nay, cung với sự phát triển theo chiều hướng đi lên, số vốn điều lệ của công ty đã lên tới hơn 100 tỷ với 1229 nhân viên. Sự phát triển ngày càng lớn mạnh của công ty đã tạo được uy tín lớn với các khách hàng hàng không trong nước cũng như quốc tế và trở thành đối tác tin cậy trong kinh doanh. Đối với Tổng công ty HKVN, VINAPCO luôn là một đơn vị kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ cho cán bộ công nhân viên.
Cùng với sự phát triển của quy mô sản xuất kinh doanh, công tác quản lý của công ty ngày càng được cải tiến và có hiệu quả. Hiện nay, công ty đã được cấp chứng nhận quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000. Điều này càng đem lại uy tín lớn mạnh cho công ty, tạo đà phát triển cho công ty trong thời gian tới.
Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam :
Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam (VINAPCO) được thành lập theo quyết định số 847/QĐ/TCCĐ - LĐ ngày 09/06/1994 của Bộ giao thông vận tải và QĐ 185/CAAV ngày 29/01/1996 của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam với đăng ký kinh doanh số 109525 do Uỷ ban Kế hoạch thành phố Hà Nội cấp ngày 07/05/1996.
Là một doanh nghiệp thành viên trực thuộc Tổng công ty HKVN, với hình thức sở hữu vốn là doanh nghiệp Nhà nước, ngoài chức năng hoạt động cung ứng nhiên liệu trong và ngoài ngành hàng không, công ty còn có hoạt động kinh doanh chính là :
- Xuất nhập khẩu, kinh doanh và vận tải xăng, dầu, mỡ, dung dịch đặc chủng hàng không, các loại xăng dầu khác và các thiết bị, phương tiện, phụ tùng phát triển ngành hàng không.
- Kinh doanh các dịch vụ có liên quan đến chuyên ngành xăng dầu.
- Sản xuất các thiết bị, phụ tùng chuyên ngành xăng dầu.
- Kinh doanh khách sạn.
Sự phát triển ngày càng đi lên của công ty kéo theo sự đa dạng hoá các sản phẩm, hàng hoá. Sản phẩm chủ đạo của công ty là nhiên liệu Jet A1 – loại nhiên liệu đặc chủng hàng không được thực hiện cung ứng dịch vụ cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế. Ngoài mục đích đẩy m
 

daigai

Well-Known Member
Trích dẫn từ bunlope:
Bạn ơi cho mình xin bản đầy đủ của tài liệu này nhé!


bạn tải tại link sau nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp ELISA để phân tích Clenbuterol trong thịt lợn Nông Lâm Thủy sản 0
D Ứng dụng phương pháp hồi quy phân vị phân tích chênh lệch tiền lương ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D nghiên cứu các phương pháp phân lớp dữ liệu và ứng dụng trong bài toán dự báo thuê bao rời mạng viễn thông Công nghệ thông tin 0
D Tìm hiểu giải pháp phát hiện tấn công từ chối dịch vụ sử dụng phương pháp phân tích thống kê Công nghệ thông tin 0
D CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HỮU CƠ – BÀI TẬP Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0
D Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh Luận văn Sư phạm 0
D vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động của doanh thu của ngân hàng Ngoại thương Việt nam giai đoạn 2000-2009 Luận văn Kinh tế 0
D sáng kiến kinh nghiệm phương pháp xác định nhanh số đồng phân hợp chất hữu cơ Luận văn Sư phạm 0
D Báo cáo các phương pháp phân tích hiện đại - X-ray diffraction Khoa học Tự nhiên 0
D Phương pháp giải bài tập điện phân xu hướng mới năm học 2019-2020 lần 1 Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top