nam_pingpong1995
New Member
Link tải miễn phí luận văn
Điểm 9 cao nhất lớp môn luật dân sự modul 1 thuộc về mình, tự hào, tự hào.
LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội, mỗi người đều có một số quyền mà trong đó các quyền nhân thân là bộ phận quyền ngày càng trở nên quan trọng. “Quyền nhân thân” (Personality rights) là thuật ngữ pháp lý để chỉ những quyền gắn liền với bản thân của mỗi con người, gắn liền với đời sống riêng tư của mỗi cá nhân, có liên quan mật thiết đến danh dự, nhân phẩm, uy tín…
Với tư cách là thành viên của xã hội, chính vì vậy từ lúc sinh ra con người đã được hưởng những quyền nhất định thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống bao gồm quyền tự do dân chủ về chính trị, quyền về dân sự, quyền về kinh tế – xã hội v.v… Trải qua quá trình đấu tranh phát triển của xã hội, các quyền của cá nhân ngày càng được phát triển, mở rộng. Trong các quyền dân sự của cá nhân thì quyền nhân thân là một phần rất quan trọng. Quyền nhân thân là một trong những nội dung cơ bản của quyền con người nên đã được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong pháp luật Việt Nam, các quyền nhân thân được quy định cụ thể trong pháp luật dân sự và chủ yếu là Bộ luật Dân sự (BLDS). Việc Nhà nước ban hành và quy định các quyền nhân thân của cá nhân trong BLDS là sự khẳng định của Nhà nước đối với các giá trị của quyền nhân thân.
Để hiểu rõ hơn về quyền nhân thân của cá nhân và các cách bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân, em xin phép được lựa chọn và phân tích đề tài về: “cách bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam”.
NỘI DUNG
I, Cở sở pháp lý về quyền nhân thân và ý nghĩa việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân.
Cùng với những thành quả của công cuộc đổi mới, sự ra đời của Bộ luật dân sự (có hiệu lực từ 1/7/1996), nhiều quyền nhân thân của công dân đã được Nhà nước công nhận và thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ.
Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.
1. Khái niệm về quyền nhân thân.
Trong quan hệ dân sự, quyền nhân thân là một trong hai đối tượng điều chỉnh chủ yếu của bộ luật dân sự và là một loại quan hệ mang tính xã hội sâu sắc, rộng lớn, phản ánh sự phát triển của xã hội, thể hiện thái độ của Nhà nước với công dân.
Khái niệm về quyền nhân thân được quy định cụ thể ở Điều 24 – BLDS năm 2005 như sau:
Quyền nhân thân của cá nhân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
Theo quy định của BLDS năm 2005, các quyền nhân thân bao gồm:
- Quyền đối với tên, họ (Điều 26);
- Quyền thay đổi tên họ (Điều 27);
- Quyền xác định dân tộc (Điều 28);
- Quyền được khai sinh (Điều 29);
- Quyền được khai tử (Điều 30);
- Quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31);
- Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể(Điều 32);
- Quyền hiến bộ phận cơ thể (Điều 33);
- Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 34);
- Quyền nhận bộ phận cơ thể người (Điều 35);
- Quyền xác định lại giới tính (Điều 36);
- Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 37);
- Quyền bí mật đời tư (Điều 38);
- Quyền kết hôn (Điều 39);
- Quyền bình đẳng của vợ chồng (Điều 40);
- Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình (Điều 41);
- Quyền ly hôn (Điều 42);
- Quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con (Điều 43);
- Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi (Điều 44); - Quyền đối với quốc tịch (Điều 45);
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 46);
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 47);
- Quyền tự do đi lại, tự do cư trú (Điều 48);
- Quyền lao động (Điều 49);
- Quyền tự do kinh doanh (Điều 50);
- Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo (Điều 50).
2. Tính chất của quyền nhân thân.
* Không thể được chuyển giao: Quyền nhân thân do bản thân gắn liền với chủ thể của quyền đó. Sự tồn tại cảu chủ thể chính là lí do tồn tại của quyền, cũng chính sự tồn tại của chủ thể quy định giá trị xã hội cảu quyền, đồng thời là điều kiện để giá trị đó được bảo tồn. Chủ thể cũng không thể chuyển giao quyền nhân thân của mình cho chủ thể khác trong lúc còn sống bởi sự hiện hữu của chủ thể khác không lí giải được sự tồn tại của quyền nhân thân.
* Không thể bị kê biên: Quyền nhân thân không thể được kê biên và đem bán trong khuôn khổ một vụ cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Về mặt kĩ thuật, đây là hệ quả của tính chất không thể chuyển giao của quyền nhân thân. Suy cho cùng chẳng có lợi ích để kê biên một vật thuộc về một người, dù có giá trị tiền tệ, mà ta không thể chuyển giao quyền sở hữu cho một người khác.
* Không mất đi do thời hiệu: Quyền nhân thân tồn tại ngay cả trong trường hợp không được sử dụng trong một thời gian dài. Nó có cùng sức sống với chính chủ thể hay đúng hơn với nhân thân pháp lý của chủ thể.
3. Ý nghĩa việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân.
Quyền nhân thân của cá nhân là một trong những quyền dân sự cơ bản của con người được pháp luật bảo hộ. Việc tôn trọng quyền nhân thân của người khác là nghĩa vụ của mọi người và cũng là nghĩa vụ của chính người đó. Khi thực hiện quyền nhân thân của mình về nguyên tắc không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Trong một xã hội lý tưởng, mọi quyền dân sự trong đó có quyền nhân thân của cá nhân sẽ được mọi người tôn trọng, không bị xâm phạm. Tuy vậy, trên thực tế của đời sống xã hội do nhận thức của mỗi người khác nhau nên cũng như các quyền dân sự khác việc xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân là điều không tránh khỏi. Việc xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân không những gây trở ngại cho việc thực hiện các quyền dân sự của cá nhân đó mà còn ảnh hưởng tới trật tự pháp lý của xã hội.
Để bảo đảm cho các quyền nhân thân của cá nhân được thực hiện trên thực tế và bảo đảm trật tự pháp lý của xã hội pháp luật quy định người có hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của người khác phải xin lỗi, cải chính hay bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp, người có hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của người khác không tự chấm dứt hành vi xâm phạm, không thực hiện trách nhiệm dân sự của họ theo quy định của pháp luật thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm được thực hiện các cách, biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền nhân thân của mình như tự cải chính, yêu cầu người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, chịu trách nhiệm về hành vi trái pháp luật của mình… Ngoài ra, trong phạm vi, chức năng và nhiệm vụ của mình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của đương sự hay khi xét thấy cần thiết cũng có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc áp dụng các biện pháp hành chính, biện pháp dân sự hay hình sự hay các biện pháp tư pháp khác theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân. Như vậy, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân là việc cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thực hiện các cách, biện pháp do pháp luật quy định để chống lại các hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân, nhằm buộc người có hành vi trái pháp luật phải chấm dứt hành vi xâm phạm và chịu trách nhiệm dân sự về hành vi trái pháp luật của mình.
Khác các quyền dân sự khác, quyền nhân thân thể hiện trong nhiều lĩnh vực đời sống của cá nhân, đặc biệt có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của cá nhân. Mỗi hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người bị xâm phạm. Vì vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong trường hợp bị xâm phạm có ý nghĩa rất quan trọng.
Trước hết, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có tác dụng kịp thời ngăn chặn các hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân, bảo đảm trật tự pháp lý xã hội và giáo dục ý thức pháp luật làm cho mọi người tôn trọng quyền nhân thân của cá nhân.
Mặt khác, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân tạo điều kiện thuận lợi cho các quyền nhân thân của cá nhân được thực hiện trên thực tế, khắc phục những hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt góp phần bảo đảm đời sống tinh thần cho mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho cá nhân lao động và sáng tạo. Tuy vậy, quyền nhân thân của cá nhân có những điểm khác các quyền dân sự khác như không thể trị giá được bằng tiền, không thể chuyển giao cho người khác, trừ những ngoại lệ do pháp luật quy định…
=>Vì vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong trường hợp bị xâm phạm có một số khác biệt với việc bảo vệ các quyền dân sự khác như các biện pháp bảo vệ được áp dụng đa dạng, việc khắc phục thiệt hại về quyền nhân thân bị xâm phạm trong một số trường hợp phải do chính những người hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân phải thực hiện, việc bồi thường thiệt hại khắc phục thiệt hại về quyền nhân thân không thể tính toán cụ thể, chỉ là tương đối và mang tính giáo dục là chủ yếu v.v… Ngoài ra, hiệu quả bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân chịu sự ảnh hưởng rất lớn của cả các quy định pháp luật và những điều kiện xã hội. Để nâng cao được hiệu quả bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân ngoài góc độ pháp lý thì vấn đề này cũng cần được quan tâm nghiên cứu, xem xét kỹ cả dưới góc độ xã hội.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Điểm 9 cao nhất lớp môn luật dân sự modul 1 thuộc về mình, tự hào, tự hào.
LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội, mỗi người đều có một số quyền mà trong đó các quyền nhân thân là bộ phận quyền ngày càng trở nên quan trọng. “Quyền nhân thân” (Personality rights) là thuật ngữ pháp lý để chỉ những quyền gắn liền với bản thân của mỗi con người, gắn liền với đời sống riêng tư của mỗi cá nhân, có liên quan mật thiết đến danh dự, nhân phẩm, uy tín…
Với tư cách là thành viên của xã hội, chính vì vậy từ lúc sinh ra con người đã được hưởng những quyền nhất định thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống bao gồm quyền tự do dân chủ về chính trị, quyền về dân sự, quyền về kinh tế – xã hội v.v… Trải qua quá trình đấu tranh phát triển của xã hội, các quyền của cá nhân ngày càng được phát triển, mở rộng. Trong các quyền dân sự của cá nhân thì quyền nhân thân là một phần rất quan trọng. Quyền nhân thân là một trong những nội dung cơ bản của quyền con người nên đã được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong pháp luật Việt Nam, các quyền nhân thân được quy định cụ thể trong pháp luật dân sự và chủ yếu là Bộ luật Dân sự (BLDS). Việc Nhà nước ban hành và quy định các quyền nhân thân của cá nhân trong BLDS là sự khẳng định của Nhà nước đối với các giá trị của quyền nhân thân.
Để hiểu rõ hơn về quyền nhân thân của cá nhân và các cách bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân, em xin phép được lựa chọn và phân tích đề tài về: “cách bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam”.
NỘI DUNG
I, Cở sở pháp lý về quyền nhân thân và ý nghĩa việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân.
Cùng với những thành quả của công cuộc đổi mới, sự ra đời của Bộ luật dân sự (có hiệu lực từ 1/7/1996), nhiều quyền nhân thân của công dân đã được Nhà nước công nhận và thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ.
Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.
1. Khái niệm về quyền nhân thân.
Trong quan hệ dân sự, quyền nhân thân là một trong hai đối tượng điều chỉnh chủ yếu của bộ luật dân sự và là một loại quan hệ mang tính xã hội sâu sắc, rộng lớn, phản ánh sự phát triển của xã hội, thể hiện thái độ của Nhà nước với công dân.
Khái niệm về quyền nhân thân được quy định cụ thể ở Điều 24 – BLDS năm 2005 như sau:
Quyền nhân thân của cá nhân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
Theo quy định của BLDS năm 2005, các quyền nhân thân bao gồm:
- Quyền đối với tên, họ (Điều 26);
- Quyền thay đổi tên họ (Điều 27);
- Quyền xác định dân tộc (Điều 28);
- Quyền được khai sinh (Điều 29);
- Quyền được khai tử (Điều 30);
- Quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31);
- Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể(Điều 32);
- Quyền hiến bộ phận cơ thể (Điều 33);
- Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 34);
- Quyền nhận bộ phận cơ thể người (Điều 35);
- Quyền xác định lại giới tính (Điều 36);
- Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 37);
- Quyền bí mật đời tư (Điều 38);
- Quyền kết hôn (Điều 39);
- Quyền bình đẳng của vợ chồng (Điều 40);
- Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình (Điều 41);
- Quyền ly hôn (Điều 42);
- Quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con (Điều 43);
- Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi (Điều 44); - Quyền đối với quốc tịch (Điều 45);
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 46);
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 47);
- Quyền tự do đi lại, tự do cư trú (Điều 48);
- Quyền lao động (Điều 49);
- Quyền tự do kinh doanh (Điều 50);
- Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo (Điều 50).
2. Tính chất của quyền nhân thân.
* Không thể được chuyển giao: Quyền nhân thân do bản thân gắn liền với chủ thể của quyền đó. Sự tồn tại cảu chủ thể chính là lí do tồn tại của quyền, cũng chính sự tồn tại của chủ thể quy định giá trị xã hội cảu quyền, đồng thời là điều kiện để giá trị đó được bảo tồn. Chủ thể cũng không thể chuyển giao quyền nhân thân của mình cho chủ thể khác trong lúc còn sống bởi sự hiện hữu của chủ thể khác không lí giải được sự tồn tại của quyền nhân thân.
* Không thể bị kê biên: Quyền nhân thân không thể được kê biên và đem bán trong khuôn khổ một vụ cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Về mặt kĩ thuật, đây là hệ quả của tính chất không thể chuyển giao của quyền nhân thân. Suy cho cùng chẳng có lợi ích để kê biên một vật thuộc về một người, dù có giá trị tiền tệ, mà ta không thể chuyển giao quyền sở hữu cho một người khác.
* Không mất đi do thời hiệu: Quyền nhân thân tồn tại ngay cả trong trường hợp không được sử dụng trong một thời gian dài. Nó có cùng sức sống với chính chủ thể hay đúng hơn với nhân thân pháp lý của chủ thể.
3. Ý nghĩa việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân.
Quyền nhân thân của cá nhân là một trong những quyền dân sự cơ bản của con người được pháp luật bảo hộ. Việc tôn trọng quyền nhân thân của người khác là nghĩa vụ của mọi người và cũng là nghĩa vụ của chính người đó. Khi thực hiện quyền nhân thân của mình về nguyên tắc không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Trong một xã hội lý tưởng, mọi quyền dân sự trong đó có quyền nhân thân của cá nhân sẽ được mọi người tôn trọng, không bị xâm phạm. Tuy vậy, trên thực tế của đời sống xã hội do nhận thức của mỗi người khác nhau nên cũng như các quyền dân sự khác việc xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân là điều không tránh khỏi. Việc xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân không những gây trở ngại cho việc thực hiện các quyền dân sự của cá nhân đó mà còn ảnh hưởng tới trật tự pháp lý của xã hội.
Để bảo đảm cho các quyền nhân thân của cá nhân được thực hiện trên thực tế và bảo đảm trật tự pháp lý của xã hội pháp luật quy định người có hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của người khác phải xin lỗi, cải chính hay bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp, người có hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của người khác không tự chấm dứt hành vi xâm phạm, không thực hiện trách nhiệm dân sự của họ theo quy định của pháp luật thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm được thực hiện các cách, biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền nhân thân của mình như tự cải chính, yêu cầu người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, chịu trách nhiệm về hành vi trái pháp luật của mình… Ngoài ra, trong phạm vi, chức năng và nhiệm vụ của mình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của đương sự hay khi xét thấy cần thiết cũng có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc áp dụng các biện pháp hành chính, biện pháp dân sự hay hình sự hay các biện pháp tư pháp khác theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân. Như vậy, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân là việc cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thực hiện các cách, biện pháp do pháp luật quy định để chống lại các hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân, nhằm buộc người có hành vi trái pháp luật phải chấm dứt hành vi xâm phạm và chịu trách nhiệm dân sự về hành vi trái pháp luật của mình.
Khác các quyền dân sự khác, quyền nhân thân thể hiện trong nhiều lĩnh vực đời sống của cá nhân, đặc biệt có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của cá nhân. Mỗi hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người bị xâm phạm. Vì vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong trường hợp bị xâm phạm có ý nghĩa rất quan trọng.
Trước hết, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có tác dụng kịp thời ngăn chặn các hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân, bảo đảm trật tự pháp lý xã hội và giáo dục ý thức pháp luật làm cho mọi người tôn trọng quyền nhân thân của cá nhân.
Mặt khác, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân tạo điều kiện thuận lợi cho các quyền nhân thân của cá nhân được thực hiện trên thực tế, khắc phục những hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt góp phần bảo đảm đời sống tinh thần cho mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho cá nhân lao động và sáng tạo. Tuy vậy, quyền nhân thân của cá nhân có những điểm khác các quyền dân sự khác như không thể trị giá được bằng tiền, không thể chuyển giao cho người khác, trừ những ngoại lệ do pháp luật quy định…
=>Vì vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong trường hợp bị xâm phạm có một số khác biệt với việc bảo vệ các quyền dân sự khác như các biện pháp bảo vệ được áp dụng đa dạng, việc khắc phục thiệt hại về quyền nhân thân bị xâm phạm trong một số trường hợp phải do chính những người hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân phải thực hiện, việc bồi thường thiệt hại khắc phục thiệt hại về quyền nhân thân không thể tính toán cụ thể, chỉ là tương đối và mang tính giáo dục là chủ yếu v.v… Ngoài ra, hiệu quả bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân chịu sự ảnh hưởng rất lớn của cả các quy định pháp luật và những điều kiện xã hội. Để nâng cao được hiệu quả bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân ngoài góc độ pháp lý thì vấn đề này cũng cần được quan tâm nghiên cứu, xem xét kỹ cả dưới góc độ xã hội.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links