thuyhienzzz

New Member

Download miễn phí Đề tài Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành của Việt Nam trong quá trình đổi mới





Độ lớn của dung lượng thị trường là một trong những nhân tố rất có ý nghĩa đối với sự di chuyển các nguồn lực được phân bố vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Các nhà kinh doanh là những người phân tích rất kỹ quy mô và xu hướng vận động của thị trường khi quyết định đầu tư kinh doanh một sản phẩm nào đó. Dung lượng thị trường được quyết định bởi quy mô dân số và mức thu nhập. Khi thu nhập còn thấp, hầu hết mức thu nhập được chi dùng mặt hàng thiết yếu nhưng khi thu nhập tăng lên, cơ cấu tiêu dùng thay đổi theo hướng chi cho những sản phẩm cao cấp tăng lên. Sự thay đổi cơ cấu tác động không nhỏ đến sự hình thành cơ cấu kinh tế.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

phân phối điện nước, thương mại, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, giáo dục, y tế …
Theo quan điểm phân ngành của Viêt Nam, do Việt Nam có những điều kiện khác biệt nên cách phân ngành của Việt Nam có một số khác biệt so với cách phân ngành của LHQ. Công nghiệp khai thác ở khu vực I và sản xuất phân phối điện nước ở khu vực III theo cách phân ngành của LHQ được đưa vào khu vực II theo cách phân ngành của Việt Nam .
Cơ cấu ngành kinh tế được hiểu theo những nội dung sau:
- Trước hết, đó là số lượng các ngành kinh tế được hình thành. Số lượng ngành kinh tế không cố định, nó luôn luôn được hoàn thiện theo sự phát triển của phân công lao động xã hội. Nguyên tắc phân ngành xuất phát từ tính chất phân công lao động, biểu hiện cụ thể qua sự khác nhau về quy trình công nghệ của các ngành trong quá trình tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ. Các ngành kinh tế được phân thành 3 khu vực: khu vực 1 baogồm các ngành nông lâm - ngư nghiệp; khu vực II là ngành công nghiệp và xây dựng; khu vực III gồm các ngành dịch vụ.
- Thứ đến, cơ cấu ngành kinh tế thể hiện ở mối quan hệ tương hỗ giữa các ngành với nhau. Mối quan hệ này bao gồm cả về mặt số và chất lượng. Mặt số lượng thể hiện ở tỷ trọng (tính theo GDP, lao động, vốn…) của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân. Còn khía cạnh chất lượng phản ánh vị trí của từng ngành và tính chất của sự tác động qua lại giữa các ngành với nhau.
1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành.
Cơ cấu ngành kinh tế là một phạm trù động, nó luôn luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu không cố định. Quá trình thay đổi của cơ cấu ngành kinh tế từ trạng thái này sang trạngthái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với môi trường và điều kiện phát triển gọi là sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành không chỉ là sự thay đổi về số lượng các ngành, tỷ trọng của mỗi ngành mà còn bao gồm sự thay đổi vị trí, tính chất mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành phải dựa trên cơ sở của một cơ cấu hiện có và nội dung của sự chuyển dịch là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hay chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn.
1.3. ý nghĩa của việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu ngành được coi là xương sống của cơ cấu kinh tế, là dấu hiệu phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước, sự phát triển của KHCN, của LLSX và phân công lao động xã hội. Trạng thái cơ cấu ngành là dấu hiệu phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Do vậy nghiên cứu cơ cấu ngành để đánh giá đúng tình trạng phát triển của quốc gia mình trên cơ sở đó có những chính sách, định hướng phát triển phù hợp.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành là một quá trình diễn ra liên tục và gắn liền với sự phát triển kinh tế. Ngược lại nhịp độ phát triển, tính chất bền vững của quá trình tăng trưởng lại phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch cơ cấu ngành linh hoạt, phù hợp với những điều kiện bên trong, bên ngoài và các lợi thế tương đối của nền kinh tế.
Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và sự phát triển chung của nền kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng vì gắn với nó là cả một động thái về phân bổ nguồn lực hạn hẹp của một quốc gia trong những thời điểm nhất định. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành thể hiện tính hiệu quả của việc phân bố nguồn lực.
Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng phát triển thì việc lựa chọn và chuyển dịch hợp lý thể hiện được các lợi thế tương đối và khả năng cạnh tranh của một quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu, là cơ sở cho sự chủ động tham gia và thực hiện hội nhập thắng lợi.
1.4. Những vấn đề mang tính quy luật về xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
.
1.4.1. Cơ sở lý thuyết.
a) Quy luật tiêu dùng của E. Engel (Đức).
Ngay từ thế kỷ 19, một số quy luật tiêu dùng thực nghiệm đã được E. Engel đề xướng. Quy luật này phản ánh mối quan hệ giữa thu nhập và phương pháp thu nhập cho các nhu cầu tác động. Bằng quan sát thực nghiệm, Engel đã nhận thấy rằng khi thu nhập của các gia đình tăng lên đến một mức độ nhất định thì tỷ lệ chi tiêu của họ cho lương thực, thực phẩm giảm đi. Như vậy có thể suy ra là tỷ trọng nông nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế sẽ giảm đi khi thu nhập tăng lên đến một mức độ nhất định. Các nhà kinh tế sau khi nghiên cứu quy luật của E.Engel, họ phát hiện ra rằng trong quá trình gia tăng thu nhập, tỷ lệchi tiêu cho hàng hoá thiết yếu có xu hướng giảm, tỷ lệ chi tiêu cho hàng hoá lâu bền có xu hướng gia tăng nhưng với mức độ nhỏ hơn mức gia tăng thu nhập, còn tỷ lệ chi tiêu cho hàng hoá dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng, đến một mức thu nhập nào đó thì tốc độ tăng tiêu dùng sẽ lớn hơn tốc độ tăng thu nhập. Như vậy, khi kinh tế phát triển, tỷ trọng khu vực I sẽ giảm và tỷ trọng khu vực I, khu vực III sẽ tăng lên.
b) Quy luật năng suất lao động của A. Fisher (Mỹ).
A. Fisher đã phân tích: Theo xu thế phát triển KHCN, ngành nông nghiệp dễ có khả năng tăng cường lao động nhất, việc tăng cường sử dụng máy móc thiết bị và các cách canh tác mới đã tạo điều kiện cho nông dân nâng cao năng suất lao động. Như vậy, để đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cần thiết cho xã hội thì không cần đến một lượng lao động như cũ và như vậy tỷ lệ lao động nông nghiệp có xu hướng giảm trong cơ cấu ngành kinh tế. Trong khi đó, ngành công nghiệp ít có khả năng thay thế lao động hơn nông nghiệp do tính chất phức tạp hơn của việc sử dụng công nghệ mới, mặt khác cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về sản phẩm công nghiệp tăng nhanh đòi hỏi phải mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp cho nên nhu cầu lao động công nghiệp tăng. Do vậy theo sự phát triển của kinh tế, tỷ trọng lao động công nghiệp chế biến xu hướng tăng lên. Ngành dịch vụ được coi là khó có khả năng thay thế lao động nhất do đặc điểm kỹ thuật của việc tạo ra nó, rào cản cho sự thay thế công nghiệp và kỹ thuật mới rất cao. Hơn thế, khi kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu dùng dịch vụ tăng rất nhanh (tăng cao hơn mức tăng thu nhập) yêu cầu quy mô các ngành dịch vụ không ngừng tăng. Vì vậy tỷ trọng lao động của ngành dịch vụ sẽ có xu hướng tăng và tăng nhanh khi nền kinh tế phát triển.
Như vậy, trên cơ sở lý luận, nhu cầu chuyển dịch lao động là giản đơn lao động trong ngành nông nghiệp và tăng đến tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ.
1.4.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành.
Từ những cơ sở lý thuyết nêu trên có thể rút ra xu hướng có tính quy luật chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH đất nước. Muốn chuyển một nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp đều phải trải qua các bước: Chuyển từ nông nghiệp sang kinh tế nông - công nghiệp, công - nông nghiệp để từ đó chuyển sang công nghiệp phát triển và hậu côn...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình phát triển ở Việt Nam Kiến trúc, xây dựng 2
V Phát triển, đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu, cải thiện hiệu quả quá trình chuyển hoá phân hủy các hợp chất nitơ trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đô thị Khoa học Tự nhiên 0
P Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003 - 2010 Luận văn Kinh tế 0
V giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong quá trình đô thị hoá ở huyện Từ Liêm Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
A Mối quan hệ giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế với công cuộc xóa đói giảm nghèo Luận văn Kinh tế 0
V Giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta Luận văn Kinh tế 0
T Một số hình thức chuyển giao công nghệ để phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Luận văn Kinh tế 0
R Thực trạng liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
M Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và phát triển các mô hình hợp tác xa kiểu mới ở huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top