fire_hieu

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Quá trình hình thành những nhận thức mới về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta





Đại hội VI đã có những nhận thức mới về cơ cấu kinh tế. Đại hội xác định rõ các thành phần kinh tế ở nước ta gồm: kinh tế XHCN (quốc doanh và tập thể); kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa (thợ thủ công, nông dân cá thể, những người buôn bán và kinh doanh dịch vụ cá thể); kinh tế tư bản, tư nhân; kinh tế tư bản Nhà nước dưới nhiều hình thức mà hình thức cao nhất là công tư hợp doanh; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số. Với nội dung đổi mới và những quan điểm nêu trên, Đại hội VI không phải là thay đổi mục tiêu XHCN mà là nhận thức đúng đắn hơn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g viên và nhân dân ta đối với con đường đã lựa chọn; mở đường cho toàn Đảng, toàn dân phát huy khả năng sáng tạo trong tư duy, trong hành động, trong việc đưa những quan điểm đó vào cuộc sống; góp phần vào việc bổ sung, phát triển, hoàn chỉnh những quan niệm đó. Tuy nhiên những điều mà Đảng và nhân dân ta nhận thức đạt tới hôm nay sẽ còn tiếp tục được bổ sung, phát triển cùng với sự phát triển sau này của thực tiễn của tư duy lý luận.
Quá trình hình thành những nhận thức mới về con đường đi liên CNXH ở nước ta được phản ánh ngày càng rõ nét qua lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1930 đến nay.
Ngay từ khi mới ra đời, trong Cương lĩnh đầu tiên (2/1930), Đảng ta đã khẳng định mục tiêu, lý tưởng phấn đấu của cách mạng nước ta là độc lập dân tộc và CNXH. Cương lĩnh chỉ rõ "Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". Bổ sung cho Chánh cương vắn tắt của Đảng và Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930), Đảng ta cũng chỉ ra rằng "Trong lúc đầu, cuộc cách mạng Đông Dương sẽ là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền... nhờ giai cấp vô sản chuyên chánh các nước giúp sức cho mà phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường XHCN"(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, CTQG, H, 1998, tr.93-94.
. Tuy nhiên trong giai đoạn cách mạng dân chủ nhân dân, hoạt động tư duy của Đảng phải tập trung vào việc thực hiện những nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng ấy. Hoạt động tư duy về CNXH và con đường xây dựng CNXH của Đảng chỉ được tiến hành với quy mô lớn khi nhân dân ta bắt tay vào xây dựng CNXH, từ 1955 là ở miền Bắc, sau 1975 là trên cả nước. Quá trình đó được hình thành trên cơ sở khẳng định những cái đúng, cần kế thừa, những cái trước kia đúng, nhưng nay không còn phù hợp phải thay đổi, những gì trước đây không đúng phải kiên quyết khắc phục.
Trong những năm 1955-1965, hoạt động tư duy về CNXH và con đường tiến lên CNXH của Đảng được triển khai thể hiện việc Đảng ta xác định nước ta đã bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH. Chẳng hạn như: Tháng 8-1955, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 xác định "Đường lối củng cố miền Bắc là củng cố và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến dần từng bước vững chắc lên CNXH". Tháng 1-1956, trong văn kiện về đường lối cách mạng Việt Nam, Bộ Chính trị nhấn mạnh "Từ khi hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN". Hội nghị Trung ương lần thứ 13 (12-1957) nhận định: "Từ khi hòa bình lập lại, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, ta đã bước vào thời kỳ quá độ tiến lên CNXH". Năm 1957, Hội nghị các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế đã khẳng định những quy luật phổ biến của sự nghiệp xây dựng CNXH, chủ yếu rút ra từ thực tiễn Liên Xô. Lúc này Đảng ta chưa đề ra đường lối chung về xây dựng CNXH.
Trong mấy năm đầu sau khi hoàn thành thắng lợi khôi phục kinh tế, trong khi chưa đề ra đường lối chung, Đảng ta vẫn chỉ đạo xây dựng CNXH, đặt trọng tâm vào cải tạo XHCN, coi chuyển nhanh nền kinh tế nhiều thành phần sang nền kinh tế XHCN bao gồm kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể chiếm ưu thế là điều kiện cơ bản để đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng CNXH. Điều đó thể hiện rõ qua Hội nghị Trung ương lần thứ 14 (11-1958) với việc chủ trương đẩy mạnh công cuộc cải tạo XHCN đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế quốc doanh là lực lượng lãnh đạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Khâu chính là cải tạo và phát triển nông nghiệp; Hội nghị Trung ương lần thứ 16 (4-1959) thông qua hai Nghị quyết quan trọng về hợp tác hóa nông nghiệp và về cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Bắc.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã xác định đường lối chung của cách mạng XHCN ở miền Bắc. Sau khi xác định mục tiêu là "đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố miền bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà". Muốn thực hiện được mục tiêu đó, Đại hội đã nêu lên những biện pháp cơ bản sau: sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản để thực hiện cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh; phát triển thành phần kinh tế quốc doanh, thực hiện công nghiệp hóa XHCN bằng cách "ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ"; đẩy mạnh cách mạng XHCN về tư tưởng, văn hóa và kỹ thuật; biến nước ta thành một nước XHCN có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học tiên tiến.
Với sự chỉ đạo công cuộc xây dựng CNXH từ 1955 của Đảng, nhất là đường lối chung của cách mạng XHCN ở miền Bắc đề ra ở Đại hội III, từ 1955 đến 1965, miền Bắc đã đạt được những thành tựu quan trọng như bảo đảm được lương thực, tự giải quyết được 90% hàng tiêu dùng,... đặc biệt đã trở thành hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Tuy nhiên cũng nảy sinh nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng CNXH ở miền Bắc. Nguyên nhân là do có một số sai lầm trong chủ trương về cải tạo XHCN, về cơ chế quản lý như nhanh chóng biến nền kinh tế nhiều thành phần thành nền kinh tế XHCN thuần nhất, trong đó kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể chiếm ưu thế tuyệt đối...
Từ 1965 đến 1975, miền Bắc tiến hành xây dựng CNXH trong điều kiện cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đảng ta đã dành nhiều trí tuệ, công sức vào việc lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến; đồng thời quan tâm, lãnh đạo sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc.
Tư duy của Đảng về cách mạng XHCN trong thời kỳ này được thể hiện cả trong các Nghị quyết của Đảng, cả trong nhiều tác phẩm, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học. Những quan niệm về CNXH và con đường xây dựng CNXH thể hiện ở những nét lớn sau:
+ Phát triển đường lối của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, hình thành nội dung và tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt, xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới.
+ Nêu lên "bước đi ban đầu" trong thời kỳ quá độ ở nước ta.
+ Xây dựng quan điểm về cơ cấu kinh tế, xác định quan hệ công nghiệp và nông nghiệp thể hiện ở phương hướng phát triển kinh tế phải theo đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, xây dựng kinh tế Trung ương, đồng thời phát triển kinh tế địa phương.
+ Xác định nội dung chủ yếu của đấu tranh giữa hai con đường ở miền Bắc là tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất l...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top