h2o_eye

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Quan điểm của chủ nghĩa Mác về công bằng xã hội với tư cách thước đo trình độ giải phóng con người





Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, sự phát triển của lực lượng sản
xuất trong một hình thái kinh tế -xã hội chỉ là tiêu chuẩn cơ bản nhất để so
sánh sự phát triển về mặt kinh tế của một hình thái kinh tế -xã hội này với một
hình thái kinh tế -xã hội khác. Bởi lẽ, trong xã hội có giai cấp, những thành
tựu to lớn của sự phát triển lực lượng sản xuất được coi là cơ sở của nền văn
minh vẫn chỉ là kết quả được thực hiện trong sự bóc lột của giai cấp này đối
với giai cấp khác và vì thế, cái “phúc lợi của giai cấp này lại là tai hoạ của giai
cấp kia”. C.Mác viết: “Công nhân càng sản xuất nhiều thì anh ta có thể tiêu
dùng càng ít; anh ta tạo ra càng nhiều giá trị thì bản thân anh ta càng mất giá
trị, càng bị mất phẩm cách; sản phẩm của anh ta tạo dáng càng đẹp thì anh ta
càng què quặt; vật do anh tạo ra càng văn minh thì bản thân anh ta cànggiống
với người dã man; lao động càng hùng mạnh thì người công nhân càng ốm
yếu; công việc của anh ta làm càng phức tạp thì bản thân anh ta càng trống
rỗng về trí tuệ và càng bị nô lệ vào giới tự nhiên



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Nghiên cứu triết học
Đề tài: " QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC VỀ
CÔNG BẰNG XÃ HỘI VỚI TƯ CÁCH THƯỚC ĐO
TRÌNH ĐỘ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI ""
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI VỚI TƯ
CÁCH THƯỚC ĐO TRÌNH ĐỘ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI
NGUYỄN MINH HOÀN (*)
Tiến bộ xã hội là một phạm trù mang tính lịch sử. tuỳ từng trường hợp vào hoàn cảnh
lịch sử nhất định, vào địa vị xã hội và vào trình độ nhận thức, có người quan
niệm sự vận động của lịch sử diễn ra như thế này, có người lại quan niệm sự
vận động của lịch sử diễn ra như thế khác. Mặc dù vậy, trong lịch sử, khuynh
hướng vận động của xã hội, dù được quan niệm là diễn ra theo hướng nào đi
chăng nữa, thì phần đông các nhà tư tưởng đều cho rằng, khuynh hướng biến
đổi của xã hội nói chung thường bắt nguồn từ sự xung đột giữa người với
người, trước hết trong những lĩnh vực kinh tế – xã hội (đặc biệt là mâu thuẫn về
lợi ích kinh tế và địa vị xã hội). Rằng, việc giải quyết mâu thuẫn lợi ích trong xã
hội ngày càng công bằng hơn chính là nguồn gốc, là động lực cho sự vận động
và phát triển theo hướng tiến bộ của xã hội. Song, công bằng xã hội còn là thước
đo trình độ của tiến bộ xã hội trong tiến trình vận động, phát triển của lịch sử và
được thể hiện ra ở trình độ giải phóng con người.
Tuy không để lại một tác phẩm nào chuyên bàn về tiến bộ xã hội, nhưng với
quan niệm duy vật về lịch sử, về thực chất, C.Mác và Ph.Ăngghen đã trực tiếp
bàn về tiến bộ xã hội và từ đó, đề xuất quan niệm về tiến bộ xã hội trong toàn
bộ di sản lý luận của mình trên cơ sở vạch rõ hạn chế của những quan điểm
trước đó về tiến bộ xã hội. Một trong những hạn chế đó, theo các ông, là ở chỗ,
do bị bó hẹp trong điều kiện lịch sử cụ thể và lợi ích giai cấp, các quan niệm ấy
đã không thấy được vai trò quyết định của lĩnh vực sản xuất vật chất đối với
tiến trình phát triển của lịch sử xã hội. Các tác giả của những quan điểm đó
hầu như chỉ đi tìm nguyên nhân vận động của lịch sử xã hội từ những lực
lượng phi vật chất (mà thường thuộc về lĩnh vực ý thức xã hội). Vì thế, những
tiêu chuẩn được xác định để đánh giá sự tiến bộ của xã hội trong những quan
điểm ấy cũng chỉ là sự cụ thể hoá ý thức xã hội bằng những tiêu chuẩn, như sự
phát triển của ý thức đạo đức, sự phát triển ý thức về tự do, sự phát triển của lý
tính - tư duy, sự phát triển ý thức pháp quyền, sự phát triển ý niệm tuyệt đối,...
Ngược lại với những quan điểm đó, C.Mác và Ph.Ăngghen coi lịch sử xã hội là
một quá trình phát triển theo quy luật khách quan, nội tại và tất yếu, tương tự
như quá trình phát triển trong thế giới tự nhiên. C.Mác viết: “Sự phát triển của
những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”, mà quá
trình vận động tiến lên của các hình thái kinh tế - xã hội ấy, suy cho cùng, đều
bị quy định bởi sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất. Quá trình
vận động và phát triển của xã hội diễn ra hết sức phong phú, phức tạp, đầy mâu
thuẫn, trải qua những bước quanh co, kể cả những bước thụt lùi. Mặc dầu vậy,
đó không bao giờ là một quá trình vận động vô hướng, mà luôn là một quá
trình vận động theo hướng tiến bộ, tức là theo hướng đi từ thấp đến cao, từ
kém hoàn thiện đến hoàn thiện. Nói cách khác, sự vận động của xã hội tuy diễn
ra theo nhiều hướng khác nhau, hay nói như C.Mác, trong sự vận động của xã
hội, “người ta luôn thấy có những trường hợp thoái bộ và loanh quanh”[ii],
hay như V.I.Lênin đã nói, nếu “cho rằng lịch sử thế giới tiến lên một cách đều
đặn, bằng phẳng, không có - đôi khi - những bước nhảy lùi lớn, thì là không
biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lý luận”[iii], nhưng sự vận
động ấy bao giờ cũng diễn ra theo hướng chủ đạo là đi đến tiến bộ, theo hướng
là một hình thái kinh tế - xã hội này, sau một thời gian tồn tại và phát triển thì
đến một độ nào đó, cuối cùng, cũng sẽ bị thay thế bằng một hình thái kinh tế -
xã hội khác cao hơn về chất. C.Mác viết: “Về đại thể, có thể coi các phương
thức sản xuất châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại
tiến triển dần dần của hình thái kinh tế - xã hội”[iv]
Đương nhiên, không thể hiểu luận điểm này của C.Mác một cách cứng nhắc,
theo nghĩa là sự vận động, phát triển của bất kỳ quốc gia nào, khu vực nào trên
thế giới cũng đều phải lần lượt trải qua các cách sản xuất đó. Bởi lẽ,
như đã nói trên, lịch sử thế giới tiến lên không phải một cách đều đặn, bằng
phẳng, không có những bước nhảy lớn, kể cả những bước nhảy lùi lại phía sau
lẫn những bước nhảy vọt về phía trước. Ở đây, trong khuôn khổ một Lời tựa và
với mục đích giới thiệu một cách vắn tắt nhất, cô đọng nhất những kết quả
nghiên cứu quan trọng nhất của mình, C.Mác không đề cập một cách chi tiết
đến sự vận động cụ thể đã từng xảy ra của xã hội ở nơi này, nơi kia, vào lúc
này, lúc khác, mà xem xét sự vận động ấy trên những nét lớn, một cách khái
quát, hay nói như C.Mác, “về đại thể”, toàn bộ lịch sử vận động, phát triển của
nhân loại theo hướng chủ đạo, bỏ qua những cái ngẫu nhiên hay những bước đi
chệch tạm thời khỏi hướng chủ đạo ấy. Thứ nữa, về những cách sản
xuất cụ thể mà, theo C.Mác, nhân loại đã trải qua, C.Mác cũng nói một cách
rất thận trọng là “có thể coi...”, chứ không phải dưới dạng một khẳng định dứt
khoát, nghĩa là C.Mác vẫn dành chỗ cho các công trình nghiên cứu về sau tiếp
tục cụ thể hoá, bổ sung, hoàn chỉnh, làm chính xác thêm. Mặc dầu vậy, sự khái
quát của C.Mác về lịch sử vận động, phát triển theo hướng đi lên của xã hội, tư
tưởng cơ bản của C.Mác về tiến bộ xã hội, coi tiến bộ xã hội là quá trình thay
thế một hình thái kinh tế - xã hội này bằng một hình thái kinh tế - xã hội khác
cao hơn về chất cho đến nay vẫn hoàn toàn giữ nguyên giá trị. Như vậy, từ sự
khái quát của C.Mác về lịch sử vận động, phát triển theo hướng đi lên của xã
hội, có thể khẳng định rằng, tiến bộ xã hội là quá trình vận động của xã hội
theo hướng một hình thái kinh tế – xã hội này, sau một thời gian tồn tại, phát
triển, đến một độ nào đó, cuối cùng, sẽ bị thay thế bằng một hình thái kinh tế –
xã hội khác cao hơn về chất.
Vậy cái gì là tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội?
Trên cơ sở khẳng định nguồn gốc vật chất quyết định sự vận động và phát triển
của xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen đã căn cứ vào trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất trong những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau để phân chia
trình độ của tiến bộ xã hội ở từng giai đoạn phát triển của lịch sử. Bởi lẽ, đó
chính là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội thông qua sự thay thế lẫn
nhau của các hình thái kinh tế - ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Quan điểm cơ bản của đảng ta về phát triểu kinh tế trong giai đoạn hiện nay Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ ad tải giúp mình tài liệu "Quan điểm cơ bản của đảng ta về phát triểu kinh tế trong giai đoạn hiện nay" với ạ Kinh tế chính trị 5
D Quan điểm Giải tích về các cách tiếp cận khái niệm giới hạn và việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học Luận văn Sư phạm 0
D Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Môn đại cương 0
D Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm kiểm soát quyền lực nhà nước của Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền Môn đại cương 0
D Phân tích tính tất yếu khách quan, đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Môn đại cương 0
D Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo. Ý nghĩa của nó trong thời đại ngày nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top