11a1_mylove
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:
QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI VÀ CHIẾN LƯỢC TRỒNG NGƯỜI. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM ĐÓ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những luận điểm khoa học rộng lớn, sâu sắc và phong phú trên nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, di sản tư tưởng Hồ Chí Minh là một kho tàng đầy ắp những giá trị nhân văn cao cả, mà một trong những biểu hiện lớn lao, đó là tư tưởng về con người và chiến lược “trồng người”.
Khi nói về con người, M.Gorki, nhà văn lỗi lạc của nước Nga Xô Viết đã từng thốt lên: “... Con người! Tiếng ấy thật tuyệt diệu! Tiếng ấy vang lên kiêu hãnh và hùng tráng biết bao...” (Dưới đáy), vì thế, từ xưa đến nay, các bậc vĩ nhân, các nhà triết học, các nhà tư tưởng, các nhà khai sáng ra các tôn giáo lớn trên thế giới... đều vì con người, hướng về con người bằng tất cả tấm lòng yêu thương, trân trọng. Con người đã trở thành trung tâm của mọi hoạt động nghiên cứu. Đặc biệt, với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thì vấn đề con người được nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan, đúng bản chất của nó hơn cả.
Để có được quan niệm khoa học về con người trong thời đại Hồ Chí Minh, lịch sử đã từng tiếp cận vấn đề con người bằng những phương pháp khác nhau:
* Chủ nghĩa duy tâm quan niệm: Con người là một thực thể linh hồn, cái giá trị lớn nhất ở con người là phần hồn, phần hồn là cái sống mãi, cái vĩnh hằng, còn phần xác chỉ là cái gì ngắn ngủi thoảng qua, nó rồi cũng nhanh chóng ra đi trở về với cát bụi. Quan niệm duy tâm về con người đã ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ, khiến họ khước từ cuộc sống hiện thực, một cuộc sống phải sản xuất, đấu tranh để tồn tại vì hạnh phúc con người, để hướng về một thế giới hư vô, phó thác cuộc đời cho số phận.
* Chủ nghĩa duy vật siêu hình quan niệm: Con người là một sinh vật, cái giá trị nhất ở con người là cái sinh vật, bản chất người là bản chất sinh vật. Còn những cái như tư tưởng, tình cảm, ước mơ, hoài bão... chỉ là thứ trừu tượng, mơ hồ... không có giá trị hiện sinh. Với quan niệm coi bản chất con người là sình vật, chủ nghĩa duy vật siêu hình về con người đẩy tới việc giải quyết vấn đề con người chỉ là sự thỏa mãn về nhu cầu vật chất, nhu cầu sinh vật của con người, kích thích con người lao vào cuộc sống vật chất tầm thường, đẩy một bộ phận người chạy theo lối "sống gấp" - lối sống theo nhịp điệu hối hả, sống tranh thủ, gấp gáp, sống nhanh lên sống vượt lên thời gian, vượt ra không gian, sống ích kỷ, sống chỉ biết mình, không biết đến đồng loại...
Cả hai cách tiếp cận trên về con người đều dẫn đến chủ nghĩa cực đoan về con người: Họ đã từ tuyệt đối hóa đến thần bí hóa mặt tinh thần của con người, hạ thấp mặt sinh vật (phần xác) và ngược lại, không thấy được con người là một thể thống nhất giữa mặt vật chất và mặt tinh thần.
Quan niệm mácxít về con người là vấn đề cơ bản nhất của cuộc đấu tranh quan điểm giữa chủ nghĩa nhân văn tư sản và chủ nghĩa nhân đạo XHCN. C.Mác viết: “ Sự thay thế xã hội tư bản với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó xuất hiện một liên hợp trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”
Luận điểm bất hủ trên đây về con người chỉ ra rằng, quan điểm triết học về giải phóng toàn bộ xã hội phải được bắt đầu từ việc giải phóng cho mỗi cá nhân, rằng tương lai không chỉ là cái gì nối tiếp hiện tại, mà còn là bộ phận của hiện tại và cấu thành cái hiện tại, rằng đây là cơ sở thế giới quan “định hướng mục tiêu” của sự phát triển xã hội và đó là hạnh phúc con người, là cách cụ thể của quá trình giải phóng con người.
Với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lý tưởng nhân đạo giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột không tồn tại trừu tượng, mà được tạo ra bởi những tiền đề vật chất - đó là việc thay thế chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất bằng chế độ sở hữu xã hội để của cải xã hội sản xuất ra được sử dụng cho việc thúc đẩy sự phát triển năng lực trí tuệ của con người.
Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh không dựa trên lý tưởng nhân đạo chủ nghĩa trừu tượng về con người, mà xem xét con người một cách thực tế, như họ xây dựng cuộc sống ra sao, băn khoăn, trăn trở cuộc sống như thế nào và ở chỗ nào... Quan điểm Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh còn chỉ rõ rằng, trong hoạt động của mình, con người tạo ra các mối quan hệ xã hội khách quan và lịch sử và với những quan hệ đó, con người tự khẳng định mình - tiền đề của “làm chủ bản thân”. Như vậy, con người sinh ra từ một tầng lớp, giai cấp nhất định và bao giờ cũng chịu ảnh hưởng đạo đức của giai cấp xuất thân. Và, mỗi con người tồn tại bao giờ cũng đụng chạm hàng loạt vấn đề có liên quan đến sản xuất, hoàn cảnh thực tế. Những vấn đề đó luôn được biến đổi bởi thế hệ mới và quy định những điều kiện tồn tại của chính thế hệ đó.
Vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh. Tin ở dân, dựa vào dân, tổ chức và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy mọi năng lực của dân (ở từng cá nhân riêng lẻ và của cả cộng đồng), đó là tư tưởng được Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc cũng như xây dựng đất nước. Tư tưởng đó cũng chính là nội dung cơ bản của toàn bộ tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh.
Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như một phạm trù bản thể luận có tính trừu tượng hóa và khái quát hóa, mà được đề cập đến một cách cụ thể, đó là nhân dân Việt Nam, những con người lao động cùng kiệt khổ bị áp bức cùng cực dưới ách thống trị của phong kiến, đế quốc; là dân tộc Việt Nam đang bị đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân; và mở rộng hơn nữa là những “người nô lệ mất nước” và “người cùng khổ”. Lôgíc phát triển tư tưởng của Người là xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước để đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với chủ nghĩa quốc tế chân chính.
Theo lôgíc phát triển tư tưởng ấy, khái niệm “con người” của Hồ Chí Minh tiếp cận với khái niệm “giai cấp vô sản cách mạng”. Người đề cập đến giai cấp vô sản cách mạng và sự thống nhất về lợi ích căn bản của giai cấp đó với các tầng lớp nhân dân lao động khác (đặc biệt là nông dân). Người nhận thức một cách sâu sắc rằng, chỉ có cuộc cách mạng duy nhất và tất yếu đạt tới được mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự nô dịch, áp bức. Toàn bộ các tư tưởng, lý luận (chiếm một khối lượng lớn trong các tác phẩm của Người) bàn về cách mạng (chiến lược giải pháp; bàn về người cách mạng và đạo đức cách mạng, về hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội; về rèn luyện và giáo dục con người v.v...) về thực chất chỉ là sự cụ thể hóa bằng thực tiễn tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh khi nói về vai trò của con người chúng ta cần làm rõ 2 ý:
* Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng.
Theo Hồ Chí Minh “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân,trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”.Vì vậy vô luận việc gì đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả. Người cho rằng việc dễ mấy không có nhân dân cũng chịu, việc khó mấy có dân liệu cũng xong. Nhân dân là người sang tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần. Hồ Chí Minh tổng kết ngắn gọn: dân ta tốt lắm. Người phân tích phẩm chất tốt đẹp của dân từ lòng trung thành và tin tưởng vào cách mạng, vào đảng không sợ gian khổ tù đầy, hi sinh đến việc dân nhường cơm xẻ áo chở che đùm bọc bảo vệ nuôi nấng bộ đội và cán bộ cách mạng.
Dân ta là tài năng, trí tuệ và sáng tạo, họ biết “giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”. Đặc biệt là lòng sốt sắng, hăng hái của dân để thực hiện con đường cách mạng. Hồ Chí Minh có niềm tin vững chắc rằng với tinh thần quật cường và lực lương vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước, chí kiên quyết của nhân đân và quân đội ta, chẳng những chúng ta có thể thắng lợi mà chúng ta nhất định thắng lợi.
Nhân dân là yếu tố quyết định thành công của cách mạng. “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi”.
* Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người
Tấm lòng Hồ Chí Minh luôn hướng về con người. Người yêu thương con người, tin tưởng con người, tin và thương yêu nhân dân, trước hết là người lao động, nhân dân mình và nhân dân các nước. Với Hồ Chí Minh, “lòng thương yêu nhân dân, thương yêu nhân loại” là “không bao giờ thay đổi”. Người có một niềm tin lớn ở sức mạnh sáng tạo của con người. Lòng tin mãnh liệt và vô tận của Hồ Chí Minh vào nhân dân, vào những con người bình thường đã được hình thành rất sớm. Từ những năm tháng Người bôn ba tìm đường cứu nước, thâm nhập, tìm hiểu thực tế cuộc sống và tâm tư của những người dân lao động trong nước và nước ngoài. Người đã khẳng định: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương ẩn giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét, và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến”. Tin vào quần chúng, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đó là một trong những phẩm chất cơ bản của người cộng sản. Và đây cũng chính là chỗ khác căn bản, khác về chất, giữa quan điểm của Hồ Chí Minh với quan điểm của các nhà Nho yêu nước xưa kia (kể cả các bậc sĩ phu tiền bối gần thời với Hồ Chí Minh) về con người. Nếu như quan điểm của Hồ Chí Minh: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết toàn dân”, thì các nhà Nho phong kiến xưa kia mặc dù có những tư tưởng tích cực “lấy dân làm gốc”, mặc dù cũng chủ trương “khoan thư sức dân”, nhưng quan điểm của họ mới chỉ dừng lại ở chỗ coi việc dựa vào dân cũng như một “kế sách”, một phương tiện để thực hiện mục đích “trị nước”, “bình thiên hạ”. Ngay cả những bậc sĩ phu tiền bối của Hồ Chí Minh, tuy là những người yêu nước một cách nhiệt thành, nhưng họ chưa có một quan điểm đúng đắn và đầy đủ về nhân dân, chưa có đủ niềm tin vào sức mạnh của quần chúng nhân dân. Quan điểm tin vào dân, vào nhân tố con người của Người thống nhất với quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin: “Quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử”.
Tin dân, đồng thời lại hết lòng thương dân, tình thương yêu nhân dân của Hồ Chí Minh có nguồn gốc sâu xa từ trong truyền thống dân tộc, truyền thống nhân ái ngàn đời của người Việt Nam. Cũng như bao nhà Nho yêu nước khác có cùng quan điểm “ái quốc là ái dân”, nhưng điểm khác cơ bản trong tư tưởng “ái dân” của Người là tình thương ấy không bao giờ dừng lại ở ý thức, tư tưởng mà đã trở thành ý chí, quyết tâm thực hiện đến cùng sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại cần lao, xóa bỏ đau khổ, áp bức bất công giành lại tự do, nhân phẩm và giá trị làm người cho con người. Ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước gắn bó không tách rời với chủ nghĩa quốc tế chân chính. Tình thương yêu cũng như toàn bộ tư tưởng về nhân dân của Người không bị giới hạn trong chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi mà nó tồn tại trong mối quan hệ khăng khít giữa các vấn đề dân tộc và giai cấp, quốc gia với quốc tế. Yêu thương nhân dân Việt Nam, Người đồng thời yêu thương nhân dân các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coi trọng sức mạnh đoàn kết toàn dân và sự đồng tình ủng hộ to lớn của bè bạn khắp năm châu, của cả nhân loại tiến bộ. Người cũng xác định sự nghiệp cách mạng của nước ta là một bộ phận không thể tách rời trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng nhân loại trên phạm vi toàn thế giới.
Nếu như luận điểm về con người là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của tư tưởng Hồ Chí Minh, thì vấn đề ‘trồng người” lại chiếm vị trí quan trọng trong luận điểm xuyên suốt ấy.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”:
* “Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách vừa lâu dài của cách mạng.
Trên cơ sở khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cách mạng, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện con người.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:
QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI VÀ CHIẾN LƯỢC TRỒNG NGƯỜI. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM ĐÓ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những luận điểm khoa học rộng lớn, sâu sắc và phong phú trên nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, di sản tư tưởng Hồ Chí Minh là một kho tàng đầy ắp những giá trị nhân văn cao cả, mà một trong những biểu hiện lớn lao, đó là tư tưởng về con người và chiến lược “trồng người”.
Khi nói về con người, M.Gorki, nhà văn lỗi lạc của nước Nga Xô Viết đã từng thốt lên: “... Con người! Tiếng ấy thật tuyệt diệu! Tiếng ấy vang lên kiêu hãnh và hùng tráng biết bao...” (Dưới đáy), vì thế, từ xưa đến nay, các bậc vĩ nhân, các nhà triết học, các nhà tư tưởng, các nhà khai sáng ra các tôn giáo lớn trên thế giới... đều vì con người, hướng về con người bằng tất cả tấm lòng yêu thương, trân trọng. Con người đã trở thành trung tâm của mọi hoạt động nghiên cứu. Đặc biệt, với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thì vấn đề con người được nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan, đúng bản chất của nó hơn cả.
Để có được quan niệm khoa học về con người trong thời đại Hồ Chí Minh, lịch sử đã từng tiếp cận vấn đề con người bằng những phương pháp khác nhau:
* Chủ nghĩa duy tâm quan niệm: Con người là một thực thể linh hồn, cái giá trị lớn nhất ở con người là phần hồn, phần hồn là cái sống mãi, cái vĩnh hằng, còn phần xác chỉ là cái gì ngắn ngủi thoảng qua, nó rồi cũng nhanh chóng ra đi trở về với cát bụi. Quan niệm duy tâm về con người đã ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ, khiến họ khước từ cuộc sống hiện thực, một cuộc sống phải sản xuất, đấu tranh để tồn tại vì hạnh phúc con người, để hướng về một thế giới hư vô, phó thác cuộc đời cho số phận.
* Chủ nghĩa duy vật siêu hình quan niệm: Con người là một sinh vật, cái giá trị nhất ở con người là cái sinh vật, bản chất người là bản chất sinh vật. Còn những cái như tư tưởng, tình cảm, ước mơ, hoài bão... chỉ là thứ trừu tượng, mơ hồ... không có giá trị hiện sinh. Với quan niệm coi bản chất con người là sình vật, chủ nghĩa duy vật siêu hình về con người đẩy tới việc giải quyết vấn đề con người chỉ là sự thỏa mãn về nhu cầu vật chất, nhu cầu sinh vật của con người, kích thích con người lao vào cuộc sống vật chất tầm thường, đẩy một bộ phận người chạy theo lối "sống gấp" - lối sống theo nhịp điệu hối hả, sống tranh thủ, gấp gáp, sống nhanh lên sống vượt lên thời gian, vượt ra không gian, sống ích kỷ, sống chỉ biết mình, không biết đến đồng loại...
Cả hai cách tiếp cận trên về con người đều dẫn đến chủ nghĩa cực đoan về con người: Họ đã từ tuyệt đối hóa đến thần bí hóa mặt tinh thần của con người, hạ thấp mặt sinh vật (phần xác) và ngược lại, không thấy được con người là một thể thống nhất giữa mặt vật chất và mặt tinh thần.
Quan niệm mácxít về con người là vấn đề cơ bản nhất của cuộc đấu tranh quan điểm giữa chủ nghĩa nhân văn tư sản và chủ nghĩa nhân đạo XHCN. C.Mác viết: “ Sự thay thế xã hội tư bản với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó xuất hiện một liên hợp trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”
Luận điểm bất hủ trên đây về con người chỉ ra rằng, quan điểm triết học về giải phóng toàn bộ xã hội phải được bắt đầu từ việc giải phóng cho mỗi cá nhân, rằng tương lai không chỉ là cái gì nối tiếp hiện tại, mà còn là bộ phận của hiện tại và cấu thành cái hiện tại, rằng đây là cơ sở thế giới quan “định hướng mục tiêu” của sự phát triển xã hội và đó là hạnh phúc con người, là cách cụ thể của quá trình giải phóng con người.
Với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lý tưởng nhân đạo giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột không tồn tại trừu tượng, mà được tạo ra bởi những tiền đề vật chất - đó là việc thay thế chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất bằng chế độ sở hữu xã hội để của cải xã hội sản xuất ra được sử dụng cho việc thúc đẩy sự phát triển năng lực trí tuệ của con người.
Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh không dựa trên lý tưởng nhân đạo chủ nghĩa trừu tượng về con người, mà xem xét con người một cách thực tế, như họ xây dựng cuộc sống ra sao, băn khoăn, trăn trở cuộc sống như thế nào và ở chỗ nào... Quan điểm Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh còn chỉ rõ rằng, trong hoạt động của mình, con người tạo ra các mối quan hệ xã hội khách quan và lịch sử và với những quan hệ đó, con người tự khẳng định mình - tiền đề của “làm chủ bản thân”. Như vậy, con người sinh ra từ một tầng lớp, giai cấp nhất định và bao giờ cũng chịu ảnh hưởng đạo đức của giai cấp xuất thân. Và, mỗi con người tồn tại bao giờ cũng đụng chạm hàng loạt vấn đề có liên quan đến sản xuất, hoàn cảnh thực tế. Những vấn đề đó luôn được biến đổi bởi thế hệ mới và quy định những điều kiện tồn tại của chính thế hệ đó.
Vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh. Tin ở dân, dựa vào dân, tổ chức và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy mọi năng lực của dân (ở từng cá nhân riêng lẻ và của cả cộng đồng), đó là tư tưởng được Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc cũng như xây dựng đất nước. Tư tưởng đó cũng chính là nội dung cơ bản của toàn bộ tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh.
Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như một phạm trù bản thể luận có tính trừu tượng hóa và khái quát hóa, mà được đề cập đến một cách cụ thể, đó là nhân dân Việt Nam, những con người lao động cùng kiệt khổ bị áp bức cùng cực dưới ách thống trị của phong kiến, đế quốc; là dân tộc Việt Nam đang bị đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân; và mở rộng hơn nữa là những “người nô lệ mất nước” và “người cùng khổ”. Lôgíc phát triển tư tưởng của Người là xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước để đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với chủ nghĩa quốc tế chân chính.
Theo lôgíc phát triển tư tưởng ấy, khái niệm “con người” của Hồ Chí Minh tiếp cận với khái niệm “giai cấp vô sản cách mạng”. Người đề cập đến giai cấp vô sản cách mạng và sự thống nhất về lợi ích căn bản của giai cấp đó với các tầng lớp nhân dân lao động khác (đặc biệt là nông dân). Người nhận thức một cách sâu sắc rằng, chỉ có cuộc cách mạng duy nhất và tất yếu đạt tới được mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự nô dịch, áp bức. Toàn bộ các tư tưởng, lý luận (chiếm một khối lượng lớn trong các tác phẩm của Người) bàn về cách mạng (chiến lược giải pháp; bàn về người cách mạng và đạo đức cách mạng, về hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội; về rèn luyện và giáo dục con người v.v...) về thực chất chỉ là sự cụ thể hóa bằng thực tiễn tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh khi nói về vai trò của con người chúng ta cần làm rõ 2 ý:
* Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng.
Theo Hồ Chí Minh “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân,trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”.Vì vậy vô luận việc gì đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả. Người cho rằng việc dễ mấy không có nhân dân cũng chịu, việc khó mấy có dân liệu cũng xong. Nhân dân là người sang tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần. Hồ Chí Minh tổng kết ngắn gọn: dân ta tốt lắm. Người phân tích phẩm chất tốt đẹp của dân từ lòng trung thành và tin tưởng vào cách mạng, vào đảng không sợ gian khổ tù đầy, hi sinh đến việc dân nhường cơm xẻ áo chở che đùm bọc bảo vệ nuôi nấng bộ đội và cán bộ cách mạng.
Dân ta là tài năng, trí tuệ và sáng tạo, họ biết “giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”. Đặc biệt là lòng sốt sắng, hăng hái của dân để thực hiện con đường cách mạng. Hồ Chí Minh có niềm tin vững chắc rằng với tinh thần quật cường và lực lương vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước, chí kiên quyết của nhân đân và quân đội ta, chẳng những chúng ta có thể thắng lợi mà chúng ta nhất định thắng lợi.
Nhân dân là yếu tố quyết định thành công của cách mạng. “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi”.
* Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người
Tấm lòng Hồ Chí Minh luôn hướng về con người. Người yêu thương con người, tin tưởng con người, tin và thương yêu nhân dân, trước hết là người lao động, nhân dân mình và nhân dân các nước. Với Hồ Chí Minh, “lòng thương yêu nhân dân, thương yêu nhân loại” là “không bao giờ thay đổi”. Người có một niềm tin lớn ở sức mạnh sáng tạo của con người. Lòng tin mãnh liệt và vô tận của Hồ Chí Minh vào nhân dân, vào những con người bình thường đã được hình thành rất sớm. Từ những năm tháng Người bôn ba tìm đường cứu nước, thâm nhập, tìm hiểu thực tế cuộc sống và tâm tư của những người dân lao động trong nước và nước ngoài. Người đã khẳng định: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương ẩn giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét, và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến”. Tin vào quần chúng, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đó là một trong những phẩm chất cơ bản của người cộng sản. Và đây cũng chính là chỗ khác căn bản, khác về chất, giữa quan điểm của Hồ Chí Minh với quan điểm của các nhà Nho yêu nước xưa kia (kể cả các bậc sĩ phu tiền bối gần thời với Hồ Chí Minh) về con người. Nếu như quan điểm của Hồ Chí Minh: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết toàn dân”, thì các nhà Nho phong kiến xưa kia mặc dù có những tư tưởng tích cực “lấy dân làm gốc”, mặc dù cũng chủ trương “khoan thư sức dân”, nhưng quan điểm của họ mới chỉ dừng lại ở chỗ coi việc dựa vào dân cũng như một “kế sách”, một phương tiện để thực hiện mục đích “trị nước”, “bình thiên hạ”. Ngay cả những bậc sĩ phu tiền bối của Hồ Chí Minh, tuy là những người yêu nước một cách nhiệt thành, nhưng họ chưa có một quan điểm đúng đắn và đầy đủ về nhân dân, chưa có đủ niềm tin vào sức mạnh của quần chúng nhân dân. Quan điểm tin vào dân, vào nhân tố con người của Người thống nhất với quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin: “Quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử”.
Tin dân, đồng thời lại hết lòng thương dân, tình thương yêu nhân dân của Hồ Chí Minh có nguồn gốc sâu xa từ trong truyền thống dân tộc, truyền thống nhân ái ngàn đời của người Việt Nam. Cũng như bao nhà Nho yêu nước khác có cùng quan điểm “ái quốc là ái dân”, nhưng điểm khác cơ bản trong tư tưởng “ái dân” của Người là tình thương ấy không bao giờ dừng lại ở ý thức, tư tưởng mà đã trở thành ý chí, quyết tâm thực hiện đến cùng sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại cần lao, xóa bỏ đau khổ, áp bức bất công giành lại tự do, nhân phẩm và giá trị làm người cho con người. Ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước gắn bó không tách rời với chủ nghĩa quốc tế chân chính. Tình thương yêu cũng như toàn bộ tư tưởng về nhân dân của Người không bị giới hạn trong chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi mà nó tồn tại trong mối quan hệ khăng khít giữa các vấn đề dân tộc và giai cấp, quốc gia với quốc tế. Yêu thương nhân dân Việt Nam, Người đồng thời yêu thương nhân dân các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coi trọng sức mạnh đoàn kết toàn dân và sự đồng tình ủng hộ to lớn của bè bạn khắp năm châu, của cả nhân loại tiến bộ. Người cũng xác định sự nghiệp cách mạng của nước ta là một bộ phận không thể tách rời trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng nhân loại trên phạm vi toàn thế giới.
Nếu như luận điểm về con người là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của tư tưởng Hồ Chí Minh, thì vấn đề ‘trồng người” lại chiếm vị trí quan trọng trong luận điểm xuyên suốt ấy.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”:
* “Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách vừa lâu dài của cách mạng.
Trên cơ sở khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cách mạng, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện con người.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: Liên hệ với quan điểm của đảng, Nhà nước ta về vai trò của con người trong giai đoạn cách mạng Việt Nam hiện nay.;, tư tưởng hồ chí minh về vai trò của con người viêt nam hiện nay, Thực tiễn xây dựng con người và chiến lược trồng người theo tư tưởng HCM của Việt Nam, trình bày quan điểm của hồ chí minh về chiến lược “trồng người”., quan niệm của hcm về vai trò của con người, quan niệm về con người của hcm, phân tích quan điểm của hồ chí minh về vai trò của con người, tui Phân tích quan điểm của HCM về vai trò của con người., lý do ta chọn phận tích quan niệm của hồ chí minh về con người, câu hỏi về chiến lược”trồng người’, rong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết toàn dân", thì các nhà Nho phong kiến xưa kia mặc dù có những tư tưởng tích cực "lấy dân làm gốc", mặc dù cũng chủ trương khoan thư sức dân", nhưng quan điểm của họ mới chỉ dừng lại ở chỗ coi việc dựa vào dân cũng như một "kế sách", một phương tiện để thực hiện mục đích "trị nước", "bình thiên hạ", quan điểm của hồ chí minh vai trò của con người, thảo luận về va trò của tư tưởng hồ chí minh, Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của con người., vai trò của con người trong quan điểm của Hồ CHí Minh, quan điểm của hcm về vai trò của con người, Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người., câu hỏi về Phân tích quan điểm của HCM về con người và vai trò của con người trong chiến lược “trồng người”, quan điểm của hồ chí minh về con người và chiến lược trồng người, luận điểm “con người là thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội”? Hãy vận dụng luận điểm trên vào việc rèn luyện kỹ năng sống của anh (chị)., Vận dụng chiến lược trồng người, phân tích tư tưởng nhân văn của hồ chí minh về trồng người là chiến lược hàng đầu, phân tích tư tưởng nhân văn của TRỒNG NGƯỜI LÀ CHIẾN LƯỢC HÀNG ĐẦU CỦA CÁCH MẠNG * Con người là nhân t, phân tích tư tưởng nhân văn của hồ chí minh về chiến lược trồng người, quan niệm hồ chí minh về con người và vai trò con người, liên hệ bản thân về vai trò của con người và chiến lược trồng người, LIÊN HỆ VỚI CHIẾN LƯỢC TRỒNG NGƯỜI CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY