win_ha

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
A. Đặt vấn đề
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận thiến tài của cách mạng Việt Nam. Người đã nếu một tấm gương sáng trong việc tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin trên tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo. Người đã “nắm bắt sâu sắc bản chất cách mạng và khoa học, tinh thần biện chứng và nhân đạo của học thuyết Mác –Lênin, vận dụng một cách sáng tạo học thuyết ấy phù hợp với hoàn cảnh thực tế nước ta; đồng thời, người đã thừa kế, phát hay chủ nghĩa yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa của nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí được hình thành từ nguồn gốc đó. Việc Đại hội VII khẳng định chủ nghĩa Mác –Lênnin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động là một bước phát triển hết sức quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta.
Sau gần mười năm tìm đường cứu nước, chen chân đến nhiều châu lục, tiến hành khảo sát chủ nghĩa thực dân, đế quốc ở các nước tư bản chủ yếu và nhiều nước thuộc địa của chúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được xu hướng phát triển của thời đại, từ một người yêu nước nồng nhiệt, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác –Lênin, trở thành người cộng sản. Từ đó, Người rút ra kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Đó là con đường cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo nhằm đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc, thực hiện người cày có ruộng, sau đó tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam.
Nhìn bên ngoài và nhìn lại lịch sử Việt Nam trong thế kỉ XX vừa qua, chúng ta càng thấy rằng sự lựa chọn của Đảng ta, của nhân dân ta là hoàn toàn chính xác. Dân tộc Việt Nam đời đời biết ơn Hồ Chí Minh, người anh hùng đã lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc thắng lợi vẻ vang cũng như góp phần vạch ra đường lối đúng đắn để Đãng lãnh đạo nhân dân trong thời bình.
Vì thế, trong diễn văn tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh có viết “ Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo”. Bài viết dưới đây muốn làm sáng tỏ nhận định trên và khẳng định một lần nữa tư tưởng của Người về độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội vẫn luôn là ngọn cờ soi sáng con đường đúng đắn cho Đảng ta lãnh đạo nhân dân để đất nước Việt Nam phát triển mạnh mẽ sánh vai với các cường quốc năm châu.
B. Giải quyết vấn đề
I. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
Xuyên suốt quá trình hoạt động cách mạng, Người luôn nêu cao ý chí quyết tâm giành độc lập dân tộc. Hồ Chí Minh nói: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tui muốn; đấy là tất cả những điều tui hiểu”
Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxây bản yêu sách tám điều, đòi quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Như vậy, tư tưởng của Bác Hồ về một thể chế tôn trọng những quyền tự do, dân chủ tối thiểu cho người dân được hình thành từ rất sớm. Khi đó Bác Hồ mới 29 tuổi, và mới sang Pháp được 8 năm.
Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiền của Đảng. Chính cương vắn tắt của Đảng nhận định rằng, Việt Nam là một xứ thuộc địa, nửa phong kiến, công nghiệp không phát triển "vì tư bản Pháp hết sức ngǎn trở sức sinh sản, làm cho nghành công nghiệp bản xứ khổng thể mở mang được. Cương lĩnh khẳng định cách mạng Việt Nam phải tiến hành bằng bạo lực cách mạng của quần chúng, để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, rồi dựng ra chính phủ công nông binh chứ không phải bằng con đường cải lương. Cương lĩnh đầu tiên khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng "thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng... phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày cùng kiệt làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến", đồng thời phải liên minh với các giai cấp cách mạng và tầng lớp yêu nước khác, đoàn kết họ, tổ chức họ đấu tranh cho giai phóng dân tộc và để đi tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
Tháng 5/1941, Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng, viết Kính cáo đồng bào, chỉ rõ: “trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy”.
Cách mạng Tháng Tám thành công, Người thay mặt Chính phủ lầm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, long trọng khẳng định trước toàn thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do ấy”.
Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi vang dội núi sông: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Cho đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hồ Chí Minh nêu cao chân lý lớn nhất của thời đại “Không có gì quí hơn độc lập, tự do”.
Độc lập, tự do là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của dân tộc Việt Nam thế kỷ XX. Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam đồng thời cũng là nguồn cổ vuc các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đang đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
2. Chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của Hồ Chí Minh
Theo Người, mục tiêu của “chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh”, “mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do”. Về bản chất, chủ nghĩa xã hội là một xã hội do nhân dân lao động làm chủ, “một xã hội không có chế độ người bóc lột người, ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít, không làm thì không hưởng”. Một đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội là “sự tăng trưởng kinh tế phải gắn với phát triển khoa học kĩ thuật, với sự phát triển văn hóa nhân dân”, trong đó, cong người mới xã hội chủ nghĩa được phát triển cả về thể, lực, trí, đạo đức và tinh thần. “Tiến lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu cấp bác của hàng triệu người lao động. Đó là công trình tập thể của quần chúng lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng”.
Xuất phát từ đặc điểm nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, đất nước tạm thời bị chia cắt, lại có chiến tranh, Người đề ra chủ trương: vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa chống Mỹ, cứu nước vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là sáng tạo độc đáo của Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, Người thường xuyên nhắc nhở phải đề phòng cách làm rập khuôn, giáo điều; cần xuất phát từ thực tế tìm ra con đường đi riêng phù hợp với tình hình và đặc điểm của nước ta. Người nói: “Hiện nay, đứng về mặt xây dựng chủ nghĩa xã hội tuy chúng ta đã có những kinh nghiệm dồi dào của các nước anh em, nhưng chúng ta cũng không thể áp dụng những kinh nghiệm đó một cách máy móc, bởi vì nước ta có những đặc điểm riêng của nước ta”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đang được Đảng ta vận dụng sáng tạo và sự nghiệp đổi mới hiện nay nhằm ra sức phát triển kinh tế, văn hóa làm cho dân giàu, nước mạnh, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
3. Quan điểm “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” của Hồ Chí Minh
Khác với con đường cứu nước của cha ông, con đường cứu nước của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Năm 1920, ngay khi quyết định phương hướng giải phóng và phát triển dân tộc theo con đường của cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh đã có sự gắn bó thống nhất giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Vì các mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản, do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, cho nên con đường cách mạng phát triển tất yếu của cách mạng giải phóng dân tộc sẽ là tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Người khẳng định: “Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn”.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là luận điểm trung tâm của tư tưởng Hồ Chí Minh, nó thâm nhập và xuyên suốt toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người trong các thời kỳ và trên các lĩnh vực. Đây là quy luật lớn của sự phát triển lịch sử xã hội Việt Nam: chỉ có hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc mới có điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội, và chỉ có làm cách mạng xã hội chủ nghĩa mới giữ vững thành quả do sự nghiệp giải phóng dân tộc mang lại.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tổng hợp những quan điểm chiến lược có ý nghĩa chỉ đạo lớn về chính trị và lý luận, về nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân ta trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam. Nắm được nội dung tư tưởng ấy, quán triệt đúng nguyên tắc chiến lược ấy của tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là cơ sở phương pháo luận để hiểu được con đường phát triển của cách mạng nước ta, đồng thời giúp hiểu rõ những nhân sâu xa và diễn biến phức tạp của tình hình thế giới hiện nay. Cũng trên cơ sở ấy hiểu rõ vì sao Đảng ta lại kết hợp được và kết hợp tốt sức mạnh của dân tộc ta và sức mạnh của thời đại trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta. Chân lý độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không thể tách rời nhau trong tư tưởng Hồ Chí Minh và được cách mạng Việt Nam vận dụng thành công đã khẳng định đó cũng là chân lý lớn của thời đại
Dưới ánh sáng Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin và tấm gương Cách mạng Tháng Mười Nga, Người đã tìm ra con đường giải cho dân tộc mình và cho tất cả các dân tộc thuộc địa. Người khẳng định: “chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân toàn thế giới”. Người đưa ra hình ảnh so sánh nổi tiếng: Chủ nghĩa đế quốc là “con đỉa hai vòi”, do đó cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải thực hiện được sự liên minh chiến đấu giữa vô sản ở thuộc địa với vô sản ở chính quốc nhịp nhàng như hai cánh của một con chim. Vì bóc lột thuộc địa là hau nguồn sống của chủ nghĩa tư bản, cho nên muốn đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, trước hết phải xóa bỏ thuộc địa của chúng đi. Do đó, cách mạng thuộc địa khôngc hri trông chờ vào kết quả của cách mạng vô sản ở chính quốc mà phải tiến hành song song với cách mạng ở chính quốc, hơn nữa nó cần chủ động và có thể giành thắng lợi trước, và bằng thắng lợi của mình nó có thể đóng góp vào sự nghiệp giải phóng an hem vô sản ở phương Tây. Người viết:
“Ngày mà hàng triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn.”
Đó là một luận điểm sáng tạo mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến vào sự phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về các mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Trên nền tảng lý luận đó, Người đã cùng với Đảng ta đề ra và giải quyếtđúng đắn nhiều vấn đề về chiến lược và sách lược, dẫn đến thắng lợi lịch sử của cuộc Cách mạng Tháng Tám
II. Tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo của Hồ Chí Minh trong tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc
Điểm nổi bật của phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, như Đảng ta đã tổng kết tại Đại hội lần thứ IV, đó là phương pháp sử dụng bạo lực cách mạng bao gồm lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang của nhan dân, tiến hành khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh cách mạng; kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao, lợi dụng triệt để những mâu thuẫn nội bộ của địch, phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù, giành thắng lợi từng bước, đánh đổ từng bộ phần cuối cùng đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sức chăm lo xây dựng lực lượng bảo đảm cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. “Trước hết phải có Đảng cách mệnh… Đảng có vững cách mệnh mới thành công”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản lãnh đạo, đặc biệt trong điều kiện Đảng đã nắm chính quyền, là một đóng góp mới vào lý luận xây dựng chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.
Người nói, Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, Bản chất giai cấp công nhân của Đảng được thể hiện ở chỗ nó được thể hiện ở chỗ nó được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác – Lênin, trung thành với chủ nghĩa quốc tế vô sản, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh và “tả” khuynh. Người cũng nói rõ: “Đảng ta là đại biểu chung của giai cấp công nhân, của toàn thể nhân dân lao động, chứ không phải mưu cầu lợi ích cho riêng một nhóm người nào, của cá nhân nào”.
Để xứng đáng là Đảng lãnh đạo, Người nêu yêu cầu phải xây dựng Đảng ta thành “một đảng to lớn, mạnh mẽ, chắc chắn, trong sạch, cách mạng triệt để”. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Người luôn nhấn mạnh người đảng viên phải “suốt đời làm người con đầy tớ trung thành của Đảng, người đầy tớ tận tụy của nhân dân”. Lần đầu tiên trong các đảng cộng sản cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu cao tư tưởng: Đảng phải xứng đáng vừa là người lãnh đạo sáng suốt, vừa là người đày tớ trung thành của nhân dân. Muốn thế, người đòi hỏi Đảng ta một mặt phải ra sức nâng cao trí tuệ chon gang tầm nhiệm vụ lịch sử, mặt khác phải trau dồi đạo đức cách mạng không ngừng tăng cường mối quan hệ máu thịt với nhân dân.
Các mạng là sự nghiệp của quần chúng. Đảng chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình nếu biết tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống kẻ thù và xây dựng đất nước
“ Đoàn kết đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
Luận điểm nổi tiếng này của Hồ Chí Minh đã trở thành tư tưởng chỉ đạo chiến lược xuyên suốt cả quá trình cách mạng Việt Nam.
Nguyên tắc nhất quán trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh là: lấy liên minh công nông làm nền tảng, tập hợp rộng rãi nhất mọi tổ chức, cá nhân yêu nước, vừa đoàn kết, vừa đấu tranh; lấy lợi ích tối cao cảu dân tộc và quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động làm nền tảng, trên cơ sở đó bảo đảm có sự kết hợp hài hòa lợi ích

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: cách mạng việt nam vói cách mạng thế giới như cánh của một con chim, quan điểm của mác lê nin về vấn đề độc lập dân tộc, quan điểm của mác lê nin và tư tưởng của hồ chí minh về vấn đề độc lập dân tộc, quan điểm của bác hồ về chủ nghĩa xã hội, phan tich ve quan diem co ban cua dang ta ve van de dan toc, Tư tưởng của HCM về vấn đề độc lập dân tộc, tiểu luậnquan điểm của hồ chí minh về độc lập dân tộc, tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội vs sức mạnh của thoiè đại, PHÂN TÍCH TÍNH ĐÚNG ĐẮN VÀ SÁNG TẠO TRONG TT HCM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ Chủ nghĩa xã hội, QUAN ĐIỂM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA HỒ CHÍ MINH, I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về độc lập dân tộc, hãy nêu và phân tích quan điểm của HCM về một nền độc lập triệt để, phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về một nền độc lập triệt để?, quan điểm của đảng về độc lập dan tộc gắn với chủ nghĩa xã hội đại hội xxiii, quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc?, Phân tích, chứng minh và vận dụng thực tế luận điểm sau của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải có những con người xã hội chủ nghĩa”, tính tất yếu của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, quan điểm của hồ chí minh về độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, quan điểm của đảng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Quan điểm của HCM về vấn đề độc lập dân tộc, Quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, 1.QUAN ĐIỂM CỦA BẢN THÂN VỀ VẤN ĐỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, tiểu luận quan điểm hồ chí minh về vấn đề độc lập dân tộc, quan điểm của hồ chí minh về độc lập dân tộc, phân tích quan điểm của Hồ chí minh về vấn đề độc lập dân tộc
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Quan điểm cơ bản của đảng ta về phát triểu kinh tế trong giai đoạn hiện nay Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ ad tải giúp mình tài liệu "Quan điểm cơ bản của đảng ta về phát triểu kinh tế trong giai đoạn hiện nay" với ạ Kinh tế chính trị 5
D Quan điểm Giải tích về các cách tiếp cận khái niệm giới hạn và việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học Luận văn Sư phạm 0
D Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Môn đại cương 0
D Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm kiểm soát quyền lực nhà nước của Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền Môn đại cương 0
D Phân tích tính tất yếu khách quan, đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Môn đại cương 0
D Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo. Ý nghĩa của nó trong thời đại ngày nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top