giacmotoday

New Member
Download Đề tài Quan điểm về vấn đề bảo hộ đối với ngành công nghiệp non trẻ tại Việt Nam trong thời gian qua miễn phí
LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách bảo hộ từ xưa tới nay luôn tồn tại như một chính sách thiết yếu và quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mọi quốc gia bởi tất cả các quốc gia dù mạnh hay yếu, dù phát triển hay đang phát triển đều muốn xây dựng và phát triển các ngành sản xuất trong nước đồng đều và bền vững. Một tình huống điển hình nhất là nước Mỹ đã đánh thuế nhập khẩu thép từ Anh để bảo hộ. Trước năm 1890 mức thuế trung bình là 1 cent/pound và sau đó đã tăng lên 2,2 cent/pound. Kết quả, sản lượng tiêu dùng lẫn sản xuất thép nội địa của Mỹ tăng lên 4 lần và nhập khẩu thép từ Anh đã giảm xuống gần như bằng không.
Bước sang thế kỉ XXI, khi mà tiến trình toàn cầu hoá và khu vực hoá cũng đã đi được một chặng đường khá dài với sự ra đời của các tổ chức kinh tế như WTO, EU, AFTA, NAFTA… tạo ra một sân chơi chung và những quy tắc nhằm phát triển thương mại quốc tế, thì vấn đề bảo hộ lại được nâng lên một tầm cao mới đó là bảo hộ hợp lý để làm cơ sở cho hội nhập kinh tế toàn cầu.
Một trong những khía cạnh được quan tâm nhất của chính sách bảo hộ hiện nay với tất cả các quốc gia trên thế giới là làm thế nào để chính sách bảo hộ thực sự mang lại hiệu quả tích cực đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt là các nước đang phát triển với trình độ phát triển kinh tế chưa cao.
Cải cách hành chính còn chậm, năng lực cạnh tranh quốc gia về hạ tầng cơ sở còn thấp so với các đối thủ cạnh tranh, một số chi phí chung như vận chuyển, cảng khẩu… còn khá cao so với các nước.
Thiếu công nhân cục bộ tại các thành phố lớn. Mối quan hệ lao động, tiền lương đang có chiều hướng phức tạp. Nhiều cuộc đinh công tự phát đa xảy ra tại các thành phố và khu công nghiệp tập trung đa ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh. Thiếu lao động kỹ năng trung cao cấp về công nghệ, thương mại, quản trị.
II.1.e. Phương hướng giải quyết
Để giải bài toán về nguồn nguyên liệu, Hiệp hội dệt may Việt Nam và một số nước trong khu vực đã đưa ra giải pháp tạo chuỗi liên kết giữa các nước trong khu vực nhằm tạo ra thế mạnh lớn đồng thời tận dụng những ưu đại về thuế suất nhập nguyên liệu trong các thành viên của Asean.
Phía Tập đoàn dệt may Việt Nam cũng sẽ xây dựng hai trung tâm nguyên phụ liệu tại thành phố Hồ Chí Minh và 5 dự án dệt nhuộm trọng điểm tại một số địa phương, trong đó dự án dệt nhuộm Việt Thắng tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ đuợc đầu tư nâng cấp đạt công suất 45 triệu m3 vào cuối năm 2010.
Đặc biệt, đến năm 2011 khi Nhà máy xơ Đinh Vũ (Hải Phòng) đi vào hoạt động, ngành may mặc có thể đáp ứng đuợc 70% nhu cầu về xơ, sợi phục vụ cho sản xuất. Nguồn cung ứng nguyên phụ liệu dệt may đang tăng trưởng với diện tích trồng bông năm 2009 đạt khoảng 9.000 ha (gấp 3 lần năm 2007) và trong năm nay diện tích này sẽ đạt khoảng 15.600 ha.
Đặc biệt, đến năm 2011:
Để giải quyết bài toán nguyên phụ liệu cho ngành dệt may tăng trưởng bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình Phát triển cây bông vải Việt Nam đến năm 2015”.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng đã dự kiến dành hơn 1.400 tỷ đồng cho các chương trình trọng điểm này. Hiện Tập đoàn đã triển khai 2 trong số 8 dự án trồng bông nguyên liệu, nhằm hình thành vùng nguyên liệu 2.000 ha.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam còn phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam xây dựng nhà máy sản xuất sợi tổng hợp tại Khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng) công suất 600 tấn/ngày, dự kiến năm 2012 đi vào sản xuất, đáp ứng 100% nhu cầu xơ, sợi tổng hợp cho ngành dệt; xây dựng 4 khu công nghiệp dệt, nhuộm tại Ninh Bình, Nam Định, Long An và Trà Vinh nhằm khuyến khích doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may.
Bên cạnh đó, việc phát triển công nghiệp phụ trợ là vấn đề cấp bách, là một hướng đi đúng nhằm chủ động được nguồn nguyên, phụ liệu cho sản xuất, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới.
II.1.f. Hướng tới tương lai.
Trong vòng 10-20 năm tới, ngành Dệt May Việt Nam còn nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Chính phủ đã đặt mục tiêu ngành Dệt May Việt Nam nằm trong top 5 các nước sản xuất và xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới với kim ngạch xuất khẩu 25 tỉ USD và tỉ lệ nội địa hóa 60% vào năm 2020.
Với những đóng góp to lớn của trên một triệu lao động trong ngành cùng sự thành công, khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế, ngành Dệt May Việt Nam dần từng bước khẳng định một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
II.1.g. Quan điểm của nhóm:
Nước ta là nước có nguồn lao động dồi dào mà trong khi đó ngành dệt lại thiếu nguồn nhân lực điều này chứng tỏ cơ chế quản lý nguồn lao động của nước ta còn kém, tỷ lệ thất nghiệp thì cao mà một số ngành lại không có nhân công.
Nước ta là nước nông nghiệp có khí hậu thuận lợi, hoàn toàn có thể phát triển nguồn nguyên liệu bông. Vậy mà nguồn nguyên liệu phụ liệu hiện nay trong ngành dệt may Việt Nam lại phải nhập khẩu. Quả thật đây là diều không thỏa đáng. Đáng lẽ chúng ta phải là nước xuất khẩu nguồn nguyên phụ liệu này. Để chuỗi liên kết sợi-dệt-nhuộm-may vận hành suôn sẻ và thuận lợi, Chính phủ cần chú trọng đầu tư nhiều cho hai khâu dệt - nhuộm để bắt kịp tốc độ phát triển của khâu sợi nhằm cung cấp nguyên phụ liệu và đa dạng hóa nguyên phụ liệu cho khâu may.
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm Dệt may Việt Nam đuợc đánh giá còn hạn chế. Chúng ta cần chuyên sâu đao tạo nguồn nhân công, chuyên môn hóa các khâu sản xuất, sử dụng nguồn nguyên liệu chất lượng cao để cho ra những sản phẩm chất lượng cao, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị tường thế giới.
Ngành dệt may Việt Nam cần tham gia vào Chuỗi cung ứng dệt may ASEAN (SAFSA) nhằm tăng cường khả năng xuất khẩu cũng như tăng tính cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam, đưa dệt may Việt Nam lên một tầm cao mới. Tuy nhiên cái giá phải trả của các Doanh nghiệp để có thể tham gia vào Chuỗi cung ứng dệt may ASEAN là một con số không nhỏ, chi phí ban đầu đánh giá chất lượng là 1.750 USD cho một lần Đánh giá tiêu chuẩn chất lượng SAFSA, 1.500 USD cho một lần đánh giá việc Tuân thủ bộ Quy tắc ứng xử SAFSA, và chi phí hội viên 500 USD/tháng. Nhưng theo Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 Nguyễn Thị Thanh Huyền, “nếu so với lợi ích mà việc tham gia vào Chuỗi cung ứng dệt may ASEAN mang lại cho doanh nghiệp thì có lẽ chi phí như vậy không phải là quá cao.”

MỤC LỤC
Danh sách thành viên nhóm 2
Lời mở đầu 3
Mục lục 4
I. Khái niệm bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ 5
1. Bảo hộ là gì? 5
2. Thế nào là một ngành công nghiệp non trẻ? 6
II. Mục tiêu của chính sách bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ. 7
III. Chính sách bảo hộ hợp lý các ngành công nghiệp non trẻ. 8
1. Chính sách bảo hộ hợp lý là gì? 8
2. Sự cần thiết của chính sách bảo hộ hợp lý trong thời điểm hội nhập. 8
IV. Các hình thức bảo hộ. 15
1. Bảo hộ mậu dịch 15
2. Bảo hộ bằng thuế 18
V. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam và quan điểm 23
1. Ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô-tô 23
2. Ngành công nghiệp dệt may 34
Nguồn tham khảo 44

I. KHÁI NIỆM BẢO HỘ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP NON TRẺ
1. Bảo hộ là gì ?
Bảo hộ (Tiếng Anh là Protection) có nghĩa là che chở, bảo vệ để không gây ra tổn hại. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về bảo hộ.
Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, “Chính sách bảo hộ là chính sách kinh tế hay học thuyết kinh tế của nhà nước áp dụng một loạt các biện pháp thuế quan hay hành chính để cấm hay hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng của nước ngoài, nhằm kích thích phát triển nền kinh tế trong nước, không bị nước ngoài cạnh tranh và khuynh đảo”.
Theo Từ điển thương mại quốc tế (Walter Goode), “Bảo hộ là mức độ các nhà sản xuất nội địa và các sản phẩm của họ đuợc bảo vệ khỏi sự cạnh tranh của thị trường quốc tế”. Biện pháp cơ bản để đạt đuợc điều này là thuế quan, trợ cấp, các hạn chế xuất khẩu tự nguyện và các biện pháp phi thuế quan. Những trường hợp phức tạp hơn có thể bao hàm cả lĩnh vực văn hoá, môi trường và các mối quan tâm khác. Chính sách bảo hộ có thể cũng xuất hiện thông qua việc sử dụng những biện pháp bảo hộ có điều kiện.
Theo bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia, “Bảo hộ mậu dịch là thuật ngữ trong kinh tế học quốc tế để chỉ việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ… hay việc áp đặt thuế suất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong một quốc gia”.
Theo Từ điển tiếng Việt do giáo sư Hoàng Phê chủ biên “Bảo hộ mậu dịch là chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình”.
Tóm lại, Chính sách bảo hộ nói chung trong thương mại quốc tế (Protectionism) là việc chính phủ áp dụng các biện pháp rào cản thuế quan và phi thuế quan cùng những rào cản thương mại khác nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước, đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu ra nước ngoài.
2. Thế nào là một ngành công nghiệp non trẻ?
Có sự đồng ý trên phương diện lý thuyết rằng, một ngành đuợc coi là non trẻ khi nó thoả mãn điều kiện: là ngành có lợi thế nhờ quy mô.
Lợi thế nhờ quy mô đuợc hiểu rằng nếu ngành này mở rộng đuợc quy mô sản xuất thì chi phí trung bình sẽ có khuynh hướng giảm dần. Sản xuất càng nhiều thì sẽ tăng khả năng cạnh tranh ở khía cạnh chi phí. Ban đầu ngành này còn non trẻ, nên chi phí trung bình còn cao. Nếu đuợc bảo hộ bằng các công cụ thuế quan hay phi thuế quan trong một khoảng thời gian nhất định thì nó sẽ lớn lên và đủ khả năng để cạnh tranh với các đối thủ từ nước ngoài.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đa áp dụng biện pháp bảo hộ này nhưng kết quả không thật sự rõ ràng. Năm 2004, USAID có báo cáo chi tiết “Bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và thương mại tự do ở các nước đang phát triển” cho thấy các bằng chứng thực nghiệm không ủng hộ bảo hộ với lý do là ngành công nghiệp non trẻ. Đon giản là sự ỷ lại đa làm thui chột động cơ cạnh tranh phát triển của các “đứa trẻ” và các rào cản thương mại đa làm bóp méo giá cả gây ra sự biến dạng thị trường.
Hơn nữa, sự lựa chọn ngành nào là ngành non trẻ dễ gây tranh luận. Trước hết, khái niệm non trẻ khá mơ hồ và hầu như dựa vào những tiêu chí mang tính dự đoán, chủ quan và ngày càng khó chính xác trong một môi trường biến động nhanh chóng như hiện nay. Sự mơ hồ này sẽ khiến các nhóm lợi ích nổi lên để tranh giành quyền lợi bảo hộ. Các nhóm này có thể làm thiên lệch các mục tiêu ban đầu của chính sách công nghiệp.
II. MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH BẢO HỘ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP NON TRẺ
- Chính sách bảo hộ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận dân chúng trong nước,.
- Nhờ các ưu đai từ chính sách bảo hộ một số ngành sản xuất mở rộng quy mô sản xuất, nhu cầu nguồn nhân lực tăng lên.
- Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan hạn chế đuợc nhập khẩu, tiêu dùng một số mặt hàng không phù hợp với thuần phong mỹ tục của đất nước dẫn đến giảm tiêu dùng ngoại tệ, cân đối cán cân thanh toán của quốc gia.
- Giúp Việt Nam có thêm kinh nghiệm để tiếp cận thị trường đầy tiềm năng của các quốc gia trên thế giới.

III. CHÍNH SÁCH BẢO HỘ HỢP LÝ CÁC NGHÀNH CÔNG NGHIỆP NON TRẺ TẠI VIỆT NAM
1. Chính sách bảo hộ hợp lý là gì?
Bảo hộ hợp lý là bảo hộ nhằm tăng tính cạnh tranh, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Chính vì vậy phải đưa ra các chính sách bảo hộ phù hợp với luật pháp của nước VN, luật kinh tế trong nước và quốc tế. Đồng thời không vi phạm các cam kết với đối tác. Đảm bảo quyền lợi của các ngành sản xuất trong nước và người tiêu dùng.
Hầu hết các quốc gia đều có chính sách bảo hộ và đó là bộ phận không thể thiếu trong chính sách phát triển kinh tế đất nước vì nó đem lại nhiều lợi ích: giúp bảo vệ các ngành sản xuất non trẻ, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm.
Nhưng không phải lúc nào chính sách bảo hộ cũng đem lại kết quả như ý muốn.
Điều mà các quốc gia cần làm để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước một cách hữu hiệu nhất là gì? Đó chính là xây dựng chính sách bảo hộ hợp lý, nghĩa là bảo hộ nhằm tăng tính cạnh tranh, thúc đẩy nên kinh tế phát triển.
2. Sự cần thiết của chính sách bảo hộ hợp lý trong thời điểm hội nhập
Mục tiêu của Chiến lược tổng thể và chính sách bảo hộ sản xuất công nghiệp trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế, quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) giai đoạn đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là trợ giúp các nhà sản xuất trong nước từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và mở rộng thị trường.
Trên cơ sở các cam kết quốc tế và quy định của WTO, tận dụng các biện pháp thuế và phi thuế nhằm trợ giúp các doanh nghiệp công nghiệp trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế, trước mắt là tập trung cho các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, nhằm tạo lập và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Ngày nay trong điều kiện kinh tế, chính trị hiện đại của thế giới, với xu hướng quốc tế hóa nền sản xuất và thị trường thế giới nhiều nước vẫn áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch vì mục tiêu chính trị hay kinh tế nhất định để bảo vệ nền độc lập của đất nước và phát huy lợi thế cạnh tranh.
Chính sách bảo hộ của các nước tư bản phát triển phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền lớn. Còn các nước đang phát triển nhằm bảo vệ nền kinh tế của nước này chống lại sự bành trường của các nước phát triển.
a. Bảo hộ bằng thuế đối với một số ngành hàng cần hỗ trợ
Trong điều kiện cho phép và phù hợp với các quy định của WTO (World Trade Organization) và cam kết của Việt Nam về lộ trình giảm thuế suất nhập khẩu, tiếp tục bảo hộ bằng thuế đối với một số loại ngành hàng cần đuợc hỗ trợ. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết WTO góp phần làm giảm chi phí nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất. Từ đó, giúp hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh, nhất là các sản phẩm xuất khẩu.
Bên cạnh giảm thuế nhập khẩu, áp dụng linh hoạt các phương pháp tính thuế; tiếp tục nghiên cứu, áp dụng có hiệu quả thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng nhằm bảo vệ sản xuất trong nước tránh khỏi những cạnh tranh không bình đẳng của hàng nhập khẩu.
Về các giải pháp phi thuế, duy trì các chính sách đầu tư, ưu đai đầu tư đang thực hiện không trái với quy định của WTO; bên cạnh đó, nghiên cứu, đề xuất các chính sách đầu tư, ưu đai đầu tư dưới các hình thức khác như hỗ trợ nghiên cứu phát triển, giáo dục đào tạo, đầu tư cải tiến trang thiết bị...
Có thể lấy ví dụ việc bảo hộ cho ngành sản xuất ô-tô tại Việt Nam gồm có:
Đẩy mạnh giảm thế suất và tiến tới từ bỏ thuế đánh vào thế nhập khẩu nguyên chiếc. Giảm thuế dần sẽ giúp tăng dần sức ép và giúp doanh nghiệp làm quen và có sách lược tự lực sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh để không thất bại trong hội nhập.
Muốn đẩy mạnh phát triển sản xuất ô-tô Chính phủ phải đẩy mạnh việc phát triển cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống, bãi đậu xe.
b. Bảo hộ mậu dịch: mục tiêu là bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ. Tuy nhiên, nó cũng có mặt tích cực và hạn chế.
Tích cực:
Về lý thuyết, việc bảo hộ mậu dịch đem lại lợi ích nhất thời cho các nhà sản xuất trong nước còn non trẻ.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quan điểm cơ bản của đảng ta về phát triểu kinh tế trong giai đoạn hiện nay Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ ad tải giúp mình tài liệu "Quan điểm cơ bản của đảng ta về phát triểu kinh tế trong giai đoạn hiện nay" với ạ Kinh tế chính trị 5
D Quan điểm Giải tích về các cách tiếp cận khái niệm giới hạn và việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học Luận văn Sư phạm 0
D Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Môn đại cương 0
D Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo. Ý nghĩa của nó trong thời đại ngày nay Môn đại cương 0
C Một số đIểm cơ bản về hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước của nước ta Luận văn Kinh tế 2
G Thực hiện chương trình (hành trình hàng ngày; miêu tả điểm đến; thông tin về các cơ quan quản lý, kinh doanh Du lịch tại các địa phương) Luận văn Kinh tế 0
D Quan điểm triết học Mac-Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn nhân lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nước ta Môn đại cương 0
D quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chức năng, nhiệm vụ của quân đội ta Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top