summerain203

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ CHA MẸ
NUÔI – CON NUÔI ........................................................................... 6
1.1. Khái niệm chung về nuôi con nuôi................................................... 6
1.1.1. Khái niệm con nuôi.............................................................................. 6
1.1.2. Khái niệm nuôi con nuôi...................................................................... 7
1.2. Khái niệm quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi .................................. 12
1.2.1. Quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi là một quan hệ xã hội.................... 12
1.2.2. Quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi là một quan hệ pháp luật............... 15
1.2.3. Đặc điểm quan hệ pháp luật cha mẹ nuôi – con nuôi........................ 19
1.3. Ý nghĩa của việc thực hiện quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi....... 22
1.3.1. Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi ......................................................... 22
1.3.2. Ý nghĩa của việc thực hiện quan hệ nuôi con nuôi............................ 24
Chƣơng 2: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CHỦ THỂ TRONG
QUAN HỆ CHA MẸ NUÔI – CON NUÔI THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH..................................................... 26
2.1. Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi ........................ 27
2.1.1. Các quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa cha mẹ nuôi và con nuôi...... 27
2.1.2. Các quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa cha mẹ nuôi và con nuôi...... 36
2.2. Quan hệ giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia
đình cha mẹ nuôi.............................................................................. 43
2.2.1. Quan hệ giữa con nuôi với cha đẻ, mẹ đẻ của cha mẹ nuôi .............. 43
2.2.2. Quan hệ giữa con nuôi với các con đẻ của cha mẹ nuôi ................... 46
2.2.3. Quan hệ giữa người con nuôi với anh, chị, em ruột của cha
nuôi, mẹ nuôi .................................................................................... 48
2.3. Quan hệ giữa cha mẹ đẻ với con đã cho làm con nuôi ................. 50
2.3.1. Trường hợp không có sự thoả thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi........ 50
2.3.2. Trường hợp có sự thoả thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi.......... 53
2.4. Chấm dứt quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi ................................... 56
2.4.1. Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi ................................................. 56
2.4.2. Thủ tục và đường lối giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi.......... 59
2.4.3. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt nuôi con nuôi............................ 61
Chƣơng 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN QUAN HỆ CHA MẸ NUÔI -
CON NUÔI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT .................................................................................... 64
3.1. Một vài nét khái quát về thực tiễn thực hiện quan hệ cha mẹ
nuôi – con nuôi từ khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực ................ 64
3.2. Một số vƣớng mắc, bất cập về pháp luật điều chỉnh quan hệ
cha mẹ nuôi – con nuôi và kiến nghị hoàn thiện........................... 68
3.2.1. Một số vướng mắc, bất cập về pháp luật điều chỉnh quan hệ cha
mẹ nuôi – con nuôi ............................................................................ 68
3.2.2. Kiến nghị hoàn thiện.......................................................................... 70
KẾT LUẬN .................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 79
2.2. Quan hệ giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình
cha mẹ nuôi
Lần đầu tiên Luật Nuôi con nuôi quy định về quan hệ giữa con nuôi
với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi. Tuy nhiên, đó là mối
quan hệ giữa con nuôi với ai trong gia đình cha mẹ nuôi thì pháp luật lại
không quy định rõ.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 thì có
thể nhận diện các mối quan hệ giữa con nuôi với các thành viên khác trong
gia đình cha mẹ nuôi bao gồm: quan hệ giữa con nuôi với cha đẻ, mẹ đẻ của
cha mẹ nuôi; quan hệ giữa con nuôi với các con đẻ của cha mẹ nuôi; quan hệ
giữa con nuôi với anh, chị, em ruột của cha mẹ nuôi.
2.2.1. Quan hệ giữa con nuôi với cha đẻ, mẹ đẻ của cha mẹ nuôi
Trong mối quan hệ với cha đẻ, mẹ đẻ của cha mẹ nuôi, con nuôi có đầy
đủ các quyền và nghĩa vụ như con đẻ của người nhận nuôi hay không chưa
được pháp luật quy định rõ ràng và cụ thể.
Theo khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi, mối quan hệ giữa con
nuôi và cha mẹ đẻ của người nhận nuôi có các quyền và nghĩa vụ đối với
nhau theo quy định của Luật HN&GĐ, BLDS, còn quyền và nghĩa vụ đến
đâu thì luật không quy định cụ thể. Mối quan hệ giữa con nuôi và cha mẹ
đẻ của người nhận nuôi có tồn tại quyền thừa kế tài sản của nhau hay
không hay giữa họ có phát sinh quyền và nghĩa cụ cấp dưỡng đối với nhau
theo quy định tại Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2000 hay không, đó là điều
mà pháp luật không quy định cụ thể.
Khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi quy định: “giữa con nuôi và các
thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với
nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự
và các quy định khác của pháp luật” [31]. Mục đích của việc nuôi con nuôi
nhằm bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi
trường gia đình và con nuôi được sống trong gia đình trọn vẹn, không chỉ có
quan hệ với cha mẹ nuôi mà còn với cả các thành viên khác trong gia đình cha
mẹ nuôi. Do đó, quy định này có thể hiểu giữa người con nuôi với các thành
viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ giữa
các thành viên trong gia đình với nhau theo quy định của Luật HN&GĐ năm
2000. Theo đó, quan hệ giữa người con nuôi với cha mẹ đẻ của cha mẹ nuôi
được xác định như sau: Cha mẹ đẻ của cha nuôi, mẹ nuôi với người con nuôi
có quan hệ ông bà và cháu với nhau theo quy định của Luật HN&GĐ, tức là
giữa họ không chỉ có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 49 Luật HN&GĐ
năm 2000 mà còn có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định tại
Điều 47 Luật HN&GĐ năm 2000. Khi đã có các quyền và nghĩa vụ tại các
điều trên thì giữa người con nuôi với cha đẻ, mẹ đẻ của người nhận nuôi cũng
xuất hiện quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau theo quy định tại Điều 59
Luật HN&GĐ năm 2000. Đồng thời, cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc,
phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại [30, Điều 47, khoản 2]. Như vậy,
người con nuôi và cha mẹ đẻ của cha mẹ nuôi được coi là cháu của cha mẹ đẻ
của cha mẹ nuôi, đó là quan hệ ông bà nội, ông bà ngoài và cháu.
Tuy nhiên, quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi về quan
hệ giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi cũng có
quan điểm cho rằng: giữa con nuôi với cha đẻ, mẹ đẻ của người nhận nuôi chỉ
tồn tại mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với nhau, được điều
chỉnh bởi quy định tại Điều 49 Luật HN&GĐ năm 2000. Con nuôi chỉ có
quan hệ với cha đẻ, mẹ đẻ của người nhận nuôi khi con nuôi sống chung trong
gia đình với những người này, do đó giữa con nuôi và cha mẹ đẻ của người
nhận nuôi chỉ có nghĩa vụ “quan tâm, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời
sống chung của gia đình, đóng góp công sức, tiền và tài sản khác để duy trì
đời sống chung phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của mình” [30]. Khi
con nuôi không sống chung với cha đẻ, mẹ đẻ của người nhận nuôi thì giữa họ
sẽ không tồn tại quyền và nghĩa vụ đó. Do đó, quy định tại Điều 47 và Điều
59 Luật HN&GĐ năm 2000 cũng không được áp dụng để điều chỉnh mối
quan hệ giữa hai chủ thể này với nhau. Như vậy, giữa con nuôi của người
nhận nuôi với cha đẻ, mẹ đẻ của người nhận nuôi cũng không có quan hệ giữa
ông bà nội, ông bà ngoại với cháu nên giữa họ cũng không có các quyền và
nghĩa vụ theo Luật HN&GĐ đối với nhau.
Đối với vấn đề quan hệ thừa kế giữa con nuôi với cha mẹ đẻ của cha
mẹ nuôi, như đã phân tích ở trên, con nuôi với cha mẹ đẻ của cha mẹ nuôi có
đầy đủ quyền và nghĩa vụ giữa ông bà và cháu theo Luật HN&GĐ và các quy
định khác của pháp luật có liên quan nên giữa con nuôi với cha đẻ, mẹ đẻ của
người nhận nuôi có quan hệ thừa kế với nhau. Theo quy định tại điểm b khoản
1 Điều 676 BLDS năm 2005 về hàng thừa kế thứ hai, gồm có: ông nội, bà nội,
ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của
người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Với quy
định này thì con nuôi và cha mẹ đẻ của cha mẹ nuôi thuộc hàng thừa kế thứ
hai của nhau. Tương tự, con nuôi sẽ được hưởng thừa kế thế vị theo quy định
tại Điều 677 BLDS năm 2005 đối với tài sản của cha đẻ, mẹ đẻ của cha mẹ
nuôi nếu cha mẹ nuôi chết trước con nuôi.
Tuy nhiên, vì không có quy định rõ ràng về vấn đề này nên cũng có
quan điểm cho rằng luật không quy định cụ thể về con nuôi có quyền thừa kế
đối với tài sản của cha mẹ đẻ của cha mẹ nuôi nên giữa con nuôi và cha mẹ đẻ
của cha mẹ nuôi cũng sẽ không được hưởng thừa kế theo luật của nhau ở hàng
thừa kế thứ hai theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 676 BLDS năm 2005.
Và con nuôi cũng không được hưởng thừa kế thế vị theo quy định tại Điều
677 BLDS năm 2005 đối với di sản của cha đẻ, mẹ đẻ của cha mẹ nuôi nếu
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

zichzach79

New Member
Re: Quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi theo pháp luật Việt Nam hiện nay : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30

xem lại đường link...tải không được admin ơi
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Quan hệ giữa cha mẹ và vị thành niên trong gia đình ( Qua phân tích số liệu điều tra gia đình Việt Nam năm 2006) Văn hóa, Xã hội 0
L Quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình nông thôn hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
W Quá trình đô thị hóa và sự biến đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con trong các gia đình ngoại thành Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp tại xã Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội) Văn hóa, Xã hội 1
T Quan hệ nuôi con nuôi giữa cha dượng với con riêng của vợ và mẹ kế với con riêng của chồng Luận văn Luật 0
H Mối quan hệ qua lại của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ trong một số hoạt động cơ bản của lứa tu Tâm lý học đại cương 0
H Mối quan hệ giữa hành vi bạo lực thân thể của cha mẹ với hành vi hung tính của học sinh trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
F Quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi trong luật Việt Nam hiện hành Tài liệu chưa phân loại 2
G Xác định quan hệ cha, mẹ, con - Lý luận và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Nghệ An Tài liệu chưa phân loại 3
R Tính tích cực nhận thức và mối quan hệ của nó với kết quả học tập của sinh viên Luận văn Sư phạm 0
R Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top