lucia_84

New Member
Download Đề tài Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên hiệp Châu Âu (1995 - 2004)

Download miễn phí Đề tài Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên hiệp Châu Âu (1995 - 2004)





MỤC LỤC
Trang
BẢNG VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LIÊN HIỆP CHÂU ÂUVÀ ĐƯỜNG LỐI
ĐỐI NGỌAI ĐỔI MỚI CỦA VIỆT NAM
1.1 Tổng quan về Liên hiệp Châu Au 12
1.1.1. Quá trình hình thành Liên hiệp châu Au 12
1.1.2.Đặc điểm của Liên hiệp Châu Au
1.13.Quan hệ kinh tế quốc tế của EU
1.2. Đường lối đối ngọai đổi mới của Việt Nam (1986 -2004) 16
1.2.1 Quan hệ quốc tế củaViệt Nam giai đọan 1975-1985 16
1.1.2 Đổi mới tư duy đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam 17
1.2.3 Đường lối đối ngọai đổi mới (1991-2004). 18
Chương 2:. QUAN HỆ VIỆT NAM – EU TRÊN LĨNHVỰC KINH TẾ
( 1995 -2004 ) 22
2.1. Tình hình quốc tế, khu vực sau chiến tranh lạnh. Những tác động đến
quan hệ kinh tế Việt Nam – EU
2.1.1. Sự biến động của cục diện thế giới
2.1 2. Tình hình khu vực Châu Á và Châu Âu cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI 24
2.1.3. Tác động của tình hình thế giới và khu vực đến quan hệ Việt Nam-EU 28
2.2 Quan hệ kinh tế Việt Nam - EU giai đọan 1990-1995 30
2.2.2. Quan hệ trên lĩnh vực thương mại 31
2.2.3. Quan hệ trên lĩnh vựcđầu tư và hợp tác phát triển 32
2.3. Quan hệ kinh tế Việt Nam - EU giai đọan 1995-2004 33
2.3.1. Quan hệ trên lĩnh vực thương mại 34
2.3.2. Quan hệ trên lĩnh vực đầu tư 44
2.3.3. Quan hệ trên lĩnh vực hợp tác phát triển 50
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾVIỆT NAM – EU
3.1 Bài học kinh nghiệm
3.2.Những cơ hội và thách thức của quan hệ Việt Nam –EU
trong thập niên đầu thế kỷ XXI
3.2.1. Cơ hội của quan hệ Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI 60
3.2.2. Thách thức của quan hệ Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI
3.2.3. Triển vọng của quan hệ kinh tế Việt Nam - EU
3.3. Một số giải pháp nhằm phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam -EU
3.3.1 Giải pháp chung về quan hệ kinh tế đối ngọai
3.3 .2 Những giải pháp trong quan hệ kinh tế với EU 68
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 80



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ị trường nhiều hơn nữa cho các sản phẩm của EU trong các cuộc đàm phán
thương mại. Mặt hàng nguyên liệu thô còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng
hoá xuất khẩu của Việt Nam sang EU, do đó khối lượng hàng xuất khẩu tuy lớn
nhưng giá trị thu được nhỏ, hiệu quả kinh tế ít, đó là điểm yếu trong sự phát triển
hiện tại của kinh tế Việt Nam.
2.3.2 Quan hệ Việt Nam – EU trên lĩnh vực đầu tư
45
Một trong những lĩnh vực quan hệ hợp tác lớn có hiệu quả giữa Việt Nam -
EU là lĩnh vực hợp tác đầu tư, do xuất phát từ lợi ích cuả cả hai bên.
Về phía EU: Trong xu hướng toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh cả về
quy mô lẫn tốc độ dẫn tới cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới, vai trò của
FDI ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triền kinh tế của các quốc gia.
Thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam, trở thành điểm đến lý tưởng cho các
dòng FDI trên thế giới, xét trên cả ba phương diện (địa lý, kinh tế, chính trị). Đầu
tư vào Việt Nam, EU có thêm nhiều cơ hội mở rộng thị trường sang các nước
ASEAN. Vị trí của Việt Nam trong chiến lược hướng tới châu Á của EU càng trở
nên quan trọng hơn nữa khi Việt Nam giữ vai trò điều phối viên quan hệ EU -
ASEAN và đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy tiến trình hợp tác Á - Âu.
Ngoài ra, cũng như nhiều nước khác, EU khi đầu tư vào Việt Nam có thể
tìm thấy ở đây một nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào, phong phú và ổn định.
Chỉ riêng về nhiên liệu, trữ lượng dầu mỏ chưa được khai thác ở Việt Nam là 440
triệu thùng, khí đốt là 2,2 tỷ m3, khí lỏng tự nhiên khoảng 14 triệu thùng. Do đó,
các nhà đầu tư EU, với tiềm năng to lớn về vốn và công nghệ, khi đầu tư vào lĩnh
vực này sẽ tận dụng được nguồn nguyên liệu thô với giá rẻ và thu được lợi nhuận
cao thông qua việc bán các sản phẩm tinh chế.
Hơn nữa, dân số Việt Nam tương đối trẻ, gần 1/2 dân số đang ở trong độ
tuổi lao động, mức lương ở Việt Nam lại thấp hơn so với các nước khác. Do đó,
khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư EU sẽ giảm được chi phí sản xuất
Về phía Việt Nam, thiết lập và phát triển quan hệ hợp tác đầu tư với EU, là
biện pháp hiệu quả giúp Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế. FDI của
EU đem lại cho Việt Nam nguồn vốn lớn để phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất
khẩu và nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của hàng hoá Việt Nam.
Phát triển quan hệ đầu tư với EU giúp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với
những công nghệ hiện đạiï, tạo điều kiện cho Việt Nam “đi tắt đón đầu”, tiếp cận
46
trực tiếp với trung tâm công nghệ nguồn, nhờ vậy giảm bớt chi phí đầu vào và
nâng cao chất lượng các công nghệ được chuyển giao. Từ đó giúp cho việc giải
quyết tốt mối quan hệ kinh tế chính trị với các quốc gia, NGO, WB, IMF, Liên
hiệp quốc, Câu lạc bộ Paris, Câu lạc bộ London… để có được các khoản ODA, đầu
tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất. Đøiều này giúp Việt Nam tránh
được tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào nền kinh tế khu vực, đồng thời cân bằng
được quan hệ của Việt Nam với ba cường quốc Mỹ – Nhật – EU, phù hợp với
phương châm đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam.
Tăng cường quan hệ đầu tư với EU còn gián tiếp giúp chính phủ Việt Nam
nỗ lực hơn trong cải cách đổi mới xoá bỏ những trở ngại, để thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư . Đặc biệt là sự điều chỉnh cải
tiến hệ thống luật pháp ngày càng tiến bộ hơn tạo ra môi trường thông thoáng(ví
dụ như Việt Nam đã ban hành luật đầu tư (1987) và đã qua 4 lần sửa đổi vào các
năm 1990, 1992, 1996, 2000 với hơn 100 văn bản pháp lý khác). Sự đổi mới
thường xuyên chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của nhà nước Việt Nam làm
cho môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện hơn, tháo gỡ khó khăn trong công
tác quản lý điều hành, thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ngày
càng được đơn giản hoá.
a) Tình hình đầu tư trực tiếp Việt Nam - EU
Sau Hiệp định khung, FDI của EU vào Việt Nam tăng dần lên, chiếm tỷ
trọng cao trong tổng FDI vào Việt Nam và tương đối ổn định. Đến nay, EU đầu tư
vào Việt Nam với tổng số 534 dự án và số vốn khoảng 6,62 tỷ USD, tổng vốn đầu
tư thực hiện là 3,1 tỷ USD, doanh thu 5,3 tỷ USD. Năm 2001, FDI của các nước
EU vào Việt Nam đã có nhiều khởi sắc với 63 dự án có mặt trên khắp các lĩnh vực
của nền kinh tế quốc dân và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của kinh
tế Việt Nam trong những năm qua: 288 dự án đang hoạt động ở Việt Nam số vốn
đăng ký đạt 5,8 tỷ USD, chiếm hơn 11,3 % [43, tr114 ].
47
Các dự án của EU được thực hiện tương đối tốt (tỷ lệ vốn thực hiện trên
tổng số vốn đăng ký đạt 46,16%); chiếm 21,8% trong tổng số vốn được thực hiện
tại Việt Nam. Với sức mạnh về tài chính cũng như về công nghệ của mình, các
nươc EU thường đầu tư vào Việt Nam với những dự án lớn. Quy mô một dự án của
EU đạt 20,82 triệu USD, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình chung một dự án
FDI nói chung (12,43 triệu USD) và cao gấp hai lần quy mô dự án của các nhà
đầu tư Nhật Bản (12,24 triệu USD), châu Á (10,94 triệu USD). Quy mô này còn
liên tục tăng qua các năm: từ 2,7 triệu USD vào thời kỳ 1988-1990 lên 11,7 triệu
USD năm 1996, 15,5 triệu USD năm 1997, 19,1 triệu USD năm 1998 và 20,282
triệu USD năm 2001 chiếm 42,5% trong tổng FDI vào Việt Nam, vượt cả Nhật
Bản và các nước châu Á khác [5, tr15]. Tuy nhiên quy mô đầu tư của EU vào Việt
Nam là chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác của hai bên. Trong năm 2003, chỉ
có 47 dự án mới của EU trị giá 68 triệu euro được đầu tư vào Việt Nam. EU đã trở
thành một trong những đối tác kinh tế quan trọng nhất đối với Việt Nam về ngoại
thương và đầu tư, đồng thời EU cũng là một bên tài trợ.
So với các nhà đầu tư châu Á, điểm tương đối khác biệt của các nhà đầu tư
châu Âu là các đối tác EU chiếm hơn ½ số hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí,
bưu chính viễn thông, tiếp đến là lĩnh vực khách sạn-du lịch, công nghiệp nhẹ,
ngân hàng kiểm toán (xem phụ lục 7). số vốn và dự án của các đối tác EU đăng ký
tương đối ổn định , vốn đầu tư lại được phân bổ tương đối hợp lý, không chỉ phù
hợp với các nhà đầu tư mà còn phù hợp với tình hình Việt Nam, bởi vậy có thể nói
FDI của EU đã, đang và sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế Việt Nam.
b) Cơ cấu đầu tư trực tiếp của EU
Vốn đầu tư của EU đã có mặt trong nhiều ngành kinh tế trải khắp 34/59 địa
phương của Việt Nam với các hình thức đầu tư thích hợp, có mặt trong hầu hết các
ngành kinh tế của Việt Nam. trong đó được tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam
48
như Thành phố Hồ Chí Minh (105 dự án và số vốn đầu tư là 1,9 tỷ USD), Quảng
Nam, Đà Nẵng, Đồng Nai.... Sau đó đến Bà Rịa -Vũng Tàu (6 dự án còn hiệu lực
và số vốn đầu tư là 843 triệu USD); Hà Nội (59 dự án còn hiệu lực v...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
A Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong xu thế hội nhập hiện nay Luận văn Kinh tế 0
Y Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Công nghệ thông tin 0
T Thực trạng mối quan hệ giữa đầu tư và sản lượng trong nền kinh tế Việt Nam qua các giai đoạn Luận văn Kinh tế 0
O Quan hệ Việt Nam – Malaysia kinh nghiệm của malaysia đối với Việt Nam trong chính sách thu hút đầu tư Luận văn Kinh tế 0
L Bối cảnh và sự phát triển thể chế các quan hệ kinh tế - Chính trị, ngoại giao quốc gia khu vực và quốc tế cũng có sức kích thích và định hướng cao tới sự vận động của các nguồn vốn Luận văn Kinh tế 0
A Mối quan hệ giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế với công cuộc xóa đói giảm nghèo Luận văn Kinh tế 0
L Giải pháp Marketing hướng tới các mối quan hệ trong kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top