loi_lam

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Đan Mạch qua các thời kỳ





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 0
CHƯƠNG I 1
QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - ĐAN MẠCH 1
TRƯỚC NĂM 1971 1
CHƯƠNG II 3
QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM ĐAN MẠCH 3
TRONG THỜI KỲ 1971 – 1980 3
CHƯƠNG III 5
QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM VÀ ĐAN MẠCH TỪ NĂM 1980 ĐẾN NAY 5
CHƯƠNG IV 7
TƯƠNG LAI TRONG QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA 7
VIỆT NAM - ĐAN MẠCH 7
KẾT LUẬN 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
MỤC LỤC 11
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

LỜI MỞ ĐẦU
Tuy là một quốc gia Bắc Âu nhưng vị thế của Đan Mạch trong Liên minh Châu Âu (EU- Eutopear Union) và trên trường quốc tế rất cao. Cùng với Thuỵ Điển và Phần Lan, Đan Mạch được coi là “mô hình xã hội dân chủ” của chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu và trên toàn thế giới. Điều đó xuất phát bởi bởi chính sách đối ngoại tích cự, độc lập; sự phát triển kinh tế-xã hội ổn định; đời sống của người ân ở mức cao (cả về vật chất lẫn tinh thần)…
Đan Mạch là một trong số rất ít các quốc gia theo chế độ tư bản chủ nghĩa thiết lập quan hệ ngoại giao với chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (năm 1973). Kể từ đó đến nay, quan hệ hợp tác giữa hai nước không ngừng được đẩy mạnh trên mọi lĩnh vực (Ngoại giao, kinh tế, văn hoá, giáo dục…). Đan Mạch có đóng góp rất nhiều cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng như trong công cuộc tái thiết và phát triển đất nước sau năm 1975. Quan hệ mọi mặt tốt đẹp giữa hai nước trong thời gian qua chứng tỏ một điều: khoảng cách địa lý, sự khác biệt về chế độ chính trị không phải là vấn đề quá quan trọng trong quan hệ quốc tế.
Trong mối quan hệ tốt đẹp này, đặc biệt nói lên là quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế, văn hoá, giáo dục… vẫn chưa xứng tầm. Hy vọng rằng, trên cơ sở quan hệ ngoại giao tốt đẹp, các mối quan hệ hợp tác về kinh tế, chính trị, văn hoá, chính trị sẽ không ngừng được cải thiện trong thời gian tới.
CHƯƠNG I
QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - ĐAN MẠCH
TRƯỚC NĂM 1971
Không phải người Đan Mạch mà những người Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha, Anh, Hà Lan, Pháp mới là những người châu Âu đầu tiên chen chân lên mảnh đất châu Á. Họ nhìn châu Á với con mắt thèm thuồng và đã gây ra hàng loạt những cuộc chiến tranh để biến vùng đất màu mỡ này thành thuộc địa để khai thác, bóc lột. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Từ khi nổ tiếng súng đầu tiên ở Đà Nẵng (1858) đến Hiệp ước Patơrốt - Việt Nam đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Người Pháp đã “khai hoá” vùng đất An Nam này bằng rượu cần, thuốc phiện. Dưới “ánh sáng khai hoá” của thực dân Pháp, số người Việt Nam chết đói, chết bệnh và những tệ nạn xã hội không ngừng tăng lên hàng năm. Trong một thời gian dài, Việt Nam không có quan hệ ngoại giao với bất cứ quốc gia nào khác mà đơn thuần chỉ là một vùng đất thuộc địa của thực dân Pháp.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đặc biệt là sau chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng, Việt Nam được biết đến nhiều hơn và thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều quốc gia. Đặc bệt là các lực lượng dân chủ, tiến bộ yêu chuộng hoà bình. Năm 1950, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc (Quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức Việt Nam). Sau đó là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đấu tranh trên mặt trận ngoại giao được chú ý đặc biệt trong việc thu hút sự ủng hộ mọi mặt của các quốc gia, các lực lượng dân chủ, tiến bộ yêu chuộng hoà bình.
Trong thời gian này, nổ ra nhiều cuộc biểu tình ở các nước Châu Âu biểu thị sự ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Các cuộc biểu tình nổ ra ở Pháp (đặc biệt với vụ án Ray - Mông - Điêng), Thuỵ Điển, Hà Lan… Tuy nhiên, ở Đan Mạch trong thời gian này, hình ảnh về Việt Nam vẫn còn rất xa lạ. Quan hệ ngoại giao giữa hai nước hoàn toàn chưa có dấu hiệu được thiết lập. Tuy nhiên, năm 1969, việc Việt Nam đã mở được “phòng thông tin” tại Thủ đô Co-pen-ha-ghen là một bước tiến lớn trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Thông qua “phòng thông tin” này, hình ảnh Việt Nam ngày càng trở lên gần gũi hơn đối với người dân Đan Mạch và nó cũng thể hiện sự ủng hộ của Đan Mạch đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến. Tuy nhiên quan hệ giữa hai nước vẫn chỉ dừng lại đó bởi lý do khác biệt về chế độ chính trị và đặc biệt là ảnh hưởng của Mỹ trong hệ thống các nước tư bản.
Năm 1973, khi Hiệp định Pari được ký kết (28-1-1973), trên danh nghĩa Mỹ chính thức chấm dứt sự “dính líu” của mình vào Việt Nam. Một loạt các quốc gia tư bản chủ nghĩa tiến bộ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam. Việc Đan Mạch chính thức thiêt lạp quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1971 đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ hợp tác mọi mặt giữa hai nước.
CHƯƠNG II
QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM ĐAN MẠCH
TRONG THỜI KỲ 1971 – 1980
ĐAn Mạch chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 25-11-1971(1) Nguồn: tang web: Mofa.gov.vn/vi/cn-vakv/euro/nr040819111225/nso6090715326
, có thể nói đây là một trong số ít các nước tư bản thiết lập quan hệ ngoại giao rất sớm với Việt Nam. Thời kỳ này quan hệ ngoại giao giữa hai nước chỉ dừng lại ở một chừng mực nhất định. Việt Nam cũng như Đan Mạch chưa đặt cơ quan ngoại giao chính thức (Đại sứ quán) trên lãnh thổ của nhau. Đại diện ngoại giao của Việt Nam trên lãnh thổ Đan Mạch là “phòng thông tin” ở Cô - pen-ha-ghen còn tại Hà Nội chưa có cơ quan ngoại giao nào của Đan Mạch. Trong thời gian này, do nguyên nhân chiến tranh nên hai bên chưa cử bất cứ đoàn ngoại giao nào cho các cuộc thăm viếng nhau. Chỉ sau khi chiến tranh kết thúc tại Miền Nam (1975), quan hệ ngoại giao giữa hai nước mới được đẩy mạnh.
Tháng 3/1977, lần đầu tiên đoàn đại biểu của Bộ hợp tác phát triển Đan Mạch sang thăm Việt Nam. Chuyến thăm này có ý nghĩa rất quan trọng, đã mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác phát triển mọi mặt giữa hai nước. Để đáp lại, tháng 6 năm 1977, thủ tướng Phạm Văn Đồng có chuyến thăm hữu nghị chính thức Đan Mạch, qua chuyến thăm này, quan hệ giữa hai nước được thắt chặt hơn nữa.
Trong khoảng thời gian từ năm 1971 đến 1986, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đan Mạch mới chỉ dừng lại ở mức độ xã giao. Mặc dù đã có sự ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhưng do sự khác biệt về hệ tư tưởng và chế độ chính trị nên hầu như không có bước tiến đáng kể nào trong quan hệ ngoại giao hai nước. Khi chiến tranh kết thúc, song song với công cuộc tái thiết đất nước, Việt Nam đã đẩy mạnh quan hệ hợp tác phát triển với các quốc gia khác. Nhưng chủ yếu vẫn là Liên Xô, các nước Đông Âu và các nước xã hội chủ nghĩa khác trên thế giới.
Ngoài ra, chúng ta không có sự hợp tác đáng kể nào trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá với các nước ngoài khối xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là điều tất yếu trong cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai khối xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trong cuộc chiến tranh lạnh. Quan hệ ngoại giao giữa hai nước cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi cuộc chiến tranh lạnh.
Ngày 12-5-1980 đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước, Đan Mạch chính thức mở Đại sứ quan tại Hà Nội. Sau 9 năm kể từ khi chính thức quan hệ ngoại giao giữa hai nước được nâng lên tầm đại sứ. Thông qua cánh cửa Đan Mạch, chúng ta có cơ hộ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D một số xu thế lớn trong quan hệ quốc tế, ý nghĩa đối với việc thực hiện đường lối đối ngoại của đảng Môn đại cương 0
D Đề cương cao học quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại Văn hóa, Xã hội 0
H Mối quan hệ giữa ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam Công nghệ thông tin 0
L Bối cảnh và sự phát triển thể chế các quan hệ kinh tế - Chính trị, ngoại giao quốc gia khu vực và quốc tế cũng có sức kích thích và định hướng cao tới sự vận động của các nguồn vốn Luận văn Kinh tế 0
N Sự phát triển quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ từ năm 1995 đến nay 11 Luận văn Kinh tế 2
G Quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ từ 1991 đến nay Luận văn Kinh tế 0
T Sự chuyển biến của quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1802 đến năm 1885 Lịch sử Việt Nam 0
W Quá trình đô thị hóa và sự biến đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con trong các gia đình ngoại thành Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp tại xã Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội) Văn hóa, Xã hội 1
O Ngoại giao kinh tế trong thực tiễn quan hệ quốc tế và Việt Nam Kinh tế quốc tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top