mitu_nguyen
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Liên minh Châu Âu (EU) là một trong những trung tâm quan trọng hàng đầu trên thế giới. EU hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP năm 2010 đạt 16,1 nghìn tỷ USD (chiếm 26% GDP toàn thế giới). Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người toàn EU đạt 32.700 USD/năm . EU là đối tác thương mại lớn nhất thế giới với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2009 đạt 3.200 tỷ USD (không tính thương mại nội khối), chiếm khoảng 17% kim ngạch xuất nhập khẩu của thế giới (Mỹ đứng thứ hai với 14% và Trung Quốc 11,6%). Tổng vốn các nước EU đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 40% toàn thế giới năm 2007. Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế, năm 2010, FDI của EU trên toàn thế giới chỉ đạt 107 tỷ Euro, so với 281 tỷ Euro của năm 2009. Năm 2009, cả khối đã cung cấp 49 tỷ Euro viện trợ phát triển (ODA) cho các nước (chiếm 60% tổng ODA của các nước trên thế giới). Theo số liệu sơ bộ năm 2010, ODA do EU cung cấp đã tăng khoảng 4,5 tỷ Euro so với năm 2009, lên tới tổng số 53,8 tỷ Euro. Như vậy, EU là nhà tài trợ ODA lớn nhất trên thế giới, cung cấp hơn một nửa viện trợ chính thức trên toàn cầu. EU còn là trung tâm hàng đầu thế giới về khoa học công nghệ, sở hữu công nghệ nguồn trong nhiều lĩnh vực tiên tiến, là nơi có nhiều phát kiến khoa học có tính cách mạng.
Mặc dù không sánh ngang với sức mạnh kinh tế song về chính trị, EU cũng là một trong những đối tác có “sức mạnh mềm”, có tiềm lực quốc phòng và tầm ảnh hưởng lớn hàng đầu trên thế giới với 2 Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, 2 cường quốc hạt nhân, 4/8 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G8), 4/20 nước Nhóm G20 với cách tiếp cận hòa bình, đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế.
Sau khi Hiệp ước Lisbon có hiệu lực (12/2009), EU đang đẩy mạnh nỗ lực tăng cường vai trò và ảnh hưởng trên thế giới. Đặc biệt, EU đi đầu trong việc thúc đẩy các giải pháp đa phương trong các vấn đề toàn cầu như môi trường, biến đổi khí hậu, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ, nhân quyền… Với tiềm lực mạnh và tầm ảnh hưởng lớn, EU có vị trí rất quan trọng trên trường quốc tế và trong chính sách đối ngoại của các nước.
Ngày 28/11/2010, Việt Nam và EU kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Sau 20 năm, EU đã trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.
Về chính trị, Lãnh đạo cấp cao hai bên luôn khẳng định coi trọng hợp tác nhiều mặt, tương xứng với tiềm năng và vị thế của Việt Nam và EU. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những chuyến thăm rất thành công tới EU và các nước thành viên. Nguyên thủ nhiều nước thành viên EU, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) và các Ủy viên Ủy ban Châu Âu về đối ngoại, thương mại, môi trường... đã đi thăm Việt Nam. Nhiều cơ chế, khuôn khổ hợp tác, đối thoại đã được thiết lập và triển khai hiệu quả, trong đó có Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) giữa Việt Nam và EU. Đặc biệt, gần đây ta và một số nước thành viên EU (Tây Ban Nha, Anh, Đức) đã nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược, thể hiện chiều hướng phát triển ngày càng sâu rộng trong quan hệ Việt Nam - EU nói chung và giữa Việt Nam với các nước thành viên EU nói riêng. Quan hệ với EU góp phần giúp Việt Nam triển khai thành công chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986.
Về kinh tế, EU đã nhanh chóng trở thành đối tác hàng đầu của Việt Nam. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều tăng nhanh từ 1,5 tỷ USD năm 1995 lên 17,7 tỷ USD năm 2010. Riêng trong năm năm gần đây, kim ngạch thương mại hai chiều tăng 50%. EU là đối tác đầu tiên dành Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cho Việt Nam, mặc dù thời gian qua một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU phải chịu một số hạn chế chưa phù hợp xuất phát từ lợi ích bảo hộ mậu dịch từ EU. Hiện nay, hai bên đang chuẩn bị đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích kinh tế thực chất và góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Việt Nam và EU.
Về đầu tư, đến hết năm 2010, EU đã có 1.544 dự án với tổng vốn đăng ký là 31,32 tỷ USD trong đó vốn thực hiện đạt 12,4 tỷ USD, tỷ lệ giải ngân khá cao (khoảng 60%, gấp hơn 3 lần mức trung bình là 18%).
Về hợp tác phát triển, trong nhiều năm liền EU là nhà tài hàng đầu cho Việt Nam và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất. Tổng vốn ODA cam kết giai đoạn 1996 - 2010 là 11 tỷ USD (giải ngân khoảng 5 tỷ USD ) chủ yếu trong các lĩnh vực ưu tiên của ta như xóa đói giảm nghèo, giáo dục, y tế, hội nhập kinh tế quốc tế... ODA của EU góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế và giúp Việt Nam sớm đạt được nhiều chỉ tiêu trong các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) của LHQ.
Với định hướng Đại hội Đảng lần thứ XI năm 2011 đề ra là phấn đấu đưa nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế thì quan hệ của ta với EU càng có ý nghĩa hơn vì EU là đối tác có thế mạnh trong các lĩnh vực này mà ta có thể tranh thủ.
Do tầm quan trọng của EU (đứng riêng hay đặt trong tổng thể các đối tác lớn của Việt Nam) và đóng góp tích cực của quan hệ Việt Nam - EU đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta, việc nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thực trạng quan hệ Việt Nam - EU sau 20 năm thiết lập quan hệ cũng như dự báo triển vọng của cặp quan hệ này trong 10 năm tới là hết sức cần thiết và có ý nghĩa nhằm rút ra những bài học, kinh nghiệm có giá trị để đề xuất những kiến nghị chính sách phù hợp đưa quan hệ Việt Nam - EU tiếp tục phát triển ổn định, bền vững, ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu phù hợp với đà phát triển và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam và EU trong nhiều năm tới; giúp ta tranh thủ sự hỗ trợ nhiều mặt của EU phục vụ các mục tiêu do Đại hội Đảng lần thứ XI năm 2011 đề ra.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích bối cảnh, tình hình thế giới và khu vực, tình hình EU và Việt Nam; những nhân tố thuận lợi và khó khăn thúc đẩy hay cản trở việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa EU và Việt Nam vào năm 1990. Lý giải tại sao đến năm 1990, 25 năm sau khi Việt Nam hoàn toàn giải phóng và thống nhất đất nước, Việt Nam và EU mới thiết lập quan hệ ngoại giao.
Phân tích, đánh giá những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nhanh chóng cả về bề rộng lẫn chiều sâu của quan hệ Việt Nam - EU qua các giai đoạn từ 1990 đến 2010. Đánh giá ý nghĩa của quan hệ Việt Nam - EU trong việc triển khai chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam và vai trò của EU đối với công cuộc xây dựng và phát triển của Việt Nam đặt trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực và tình hình phát triển nhanh chóng của cả Việt Nam và EU.
Trên cơ sở chiều hướng phát triển của quan hệ Việt Nam - EU 20 năm qua, triển vọng phát triển của tình hình quốc tế, khu vực cũng như phát triển nội tại của EU và Việt Nam để đưa ra những dự báo về quan hệ Việt Nam - EU trong 10 năm tới. Đây sẽ là những căn cứ quan trọng để kiến nghị những phương hướng, chính sách, biện pháp cụ thể trong quan hệ giữa ta với EU trong những năm tới nhằm tranh thủ vai trò của EU trong quá trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế của ta.
Phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài khá dài 30 năm (từ 1990 đến 2020). Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của EU, gắn với những mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ quốc tế cũng như trong quá trình hội nhập của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên đề tài của Vụ Châu Âu đặt vấn đề nghiên cứu toàn bộ chiều dài quan hệ Việt Nam - EU kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao cũng như dự báo triển vọng phát triển của quan hệ đến năm 2020. Đây vừa là yếu tố thuận lợi vì có thể giúp đạt được cái nhìn tổng thể về quan hệ song cũng là thách thức vì là quãng thời gian dài, khó có thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Nhóm nghiên cứu cũng xác định giới hạn đối tượng nghiên cứu của đề tài là EU như một khối, một thực thể đặc thù có tư cách pháp nhân, là bên ký kết các điều ước quốc tế với các nước thứ ba, được hình thành từ các điều ước quốc tế giữa các nước thành viên. Qua quá trình phát triển được gọi với các tên: Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC từ năm 1957); Cộng đồng Châu Âu (EC từ năm 1993) và Liên minh Châu Âu (EU từ năm 2009) . Để thuận tiện cho việc theo dõi và phù hợp với quy định của Hiệp ước Lisbon, trong suốt đề tài này, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng thống nhất tên gọi EU .
Quan hệ song phương giữa Việt Nam với các nước thành viên EU là một phần không tách rời của quan hệ Việt Nam với EU nhưng không phải là đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này. Mặc dù vậy, một số chỗ trong đề tài cũng đề cập đến các quan hệ này nhằm minh họa và bổ sung cho những nghiên cứu về quan hệ giữa Việt Nam với EU.
Trong phạm vi của một đề tài cấp cơ sở, nhóm nghiên cứu không đặt ra mục tiêu giải quyết toàn bộ các vấn đề trong quan hệ Việt Nam - EU, vốn rất rộng lớn và phức tạp, mà chỉ phần nào các vấn đề chính và gợi mở thêm nhiều vấn đề khác để tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn sau này.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước:
Trong nước:
Do EU là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam và có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới, quan hệ Việt Nam - EU đã được đề cập trong nhiều bài viết trong các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành (một trong các tạp chí thường xuyên có bài về EU là Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu). Vụ Châu Âu cũng đã hoàn thành một số đề tài cấp cơ sở và cấp Bộ, trong đó có phần liên quan đến EU, quan hệ Việt Nam với các nước Tây Âu và với EU tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu riêng biệt, tập trung vào quan hệ Việt Nam - EU kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay… cũng như những phát triển mang tính bước ngoặt của quan hệ Việt Nam - EU với việc ký tắt Hiệp định PCA (2010) và thống nhất (2010) khởi động Hiệp định FTA song phương trong thời gian tới.
Ngoài nước:
Các nghiên cứu về EU chủ yếu tập trung vào các cặp quan hệ EU - Mỹ, EU - Nga, EU - Trung Quốc hay giữa EU với các nhóm nước như với các nước Châu Phi, Ca-ri-bê… hay với các tổ chức khu vực như ASEAN, Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC)… Chưa có công trình nghiên cứu toàn diện về cặp quan hệ EU - Việt Nam và triển vọng của cặp quan hệ này.
4. Phương pháp nghiên cứu áp dụng cho đề tài:
Nhóm nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp so sánh, chứng minh, phân tích, tổng hợp trên cơ sở nghiên cứu các tư liệu lịch sử, số liệu thống kê của các nguồn trong và ngoài nước để thực hiện mục tiêu nghiên cứu.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng kết hợp lý luận với kinh nghiệm thực tiễn để đưa ra nhận xét, đánh giá làm luận điểm cho đề tài, từ đó đưa ra các kiến nghị chính sách phù hợp.
5. Triển vọng áp dụng đề tài:
Đề tài sẽ góp phần làm phong phú thêm các tài liệu tham khảo về quan hệ Việt Nam - EU và về EU; góp phần vào sự hiểu biết về quan hệ Việt Nam - EU cũng như EU; trước hết để phục vụ công tác nghiên cứu cũng như triển khai chính sách đối ngoại của ta liên quan đến EU; tham mưu chính sách đối với EU và phát triển quan hệ Việt Nam - EU; đồng thời đề tài cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ nghiên cứu và giảng dạy quan hệ quốc tế về Châu Âu.
6. Bố cục của đề tài:
- Chương I. Thiết lập quan hệ ngoại giao: Tình hình thế giới có nhiều chuyển biến, xuất hiện xu hướng hòa hoãn, đối thoại. Đối với Việt Nam, đây là giai đoạn bắt đầu triển khai chính sách đổi mới, mở cửa, phá thế bao vây cấm vận. Vấn đề Campuchia được giải quyết tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ đối ngoại, ta thiết lập quan hệ ngoại giao với EU.
- Chương II. Quan hệ Việt Nam - EU qua các thời kỳ: Quan hệ Việt Nam - EU các giai đoạn 1990 - 1995 và từ 1995 - 2010 trong bối cảnh tình hình thế giới, EU và Việt Nam có nhiều chuyển biến. Một số mốc quan trọng như Hiệp định khung 1995; EU ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO; đàm phán PCA… Sự phát triển nhanh chóng, sâu rộng, toàn diện của quan hệ; những đóng góp thiết thực của quan hệ Việt Nam - EU đối với phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng như những tồn tại, thách thức trong vấn đề tranh chấp thương mại, dân chủ nhân quyền…
- Chương III. Triển vọng quan hệ Việt Nam - EU đến năm 2020: Dự báo xu hướng phát triển của tình hình quốc tế; triển vọng phát triển của EU và Việt Nam đến năm 2020; căn cứ các khuôn khổ pháp lý hai bên đã thiết lập; kết quả hợp tác đạt được 20 năm qua và chiều hướng quan hệ để dự báo triển vọng quan hệ Việt Nam - EU đến năm 2020. Những thuận lợi, thách thức và kiến nghị giải pháp thúc đẩy quan hệ.
CHƯƠNG I. THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO
1.1. Tình hình thế giới và khu vực những năm 80 và đầu thập kỷ 90:
Những năm 80 và đầu thập niên 90 tình hình thế giới có nhiều biến động lớn, phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, quan hệ quốc tế. Nhiều nhân tố mới xuất hiện tác động mạnh đến trật tự thế giới hai cực.
Trong giai đoạn này, thế và lực của Mỹ suy giảm tương đối trong khi Tây Âu và Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ trở thành những trung tâm kinh tế lớn của thế giới, trực tiếp cạnh tranh với Mỹ. Trung Quốc bước vào giai đoạn mới cải cách, mở cửa kinh tế, tranh thủ đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, Nhật và các nước phương Tây phục vụ các mục tiêu phát triển, hiện đại hóa của mình.
Trong khi đó, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Liên Xô gặp nhiều khó khăn do những sai lầm chiến lược trong phát triển kinh tế và chạy đua vũ trang với Mỹ; công cuộc cải tổ do Gorbachev khởi xướng thất bại gây ra tình trạng hỗn loạn về chính trị và làm cho kinh tế Liên Xô ngày càng yếu kém hơn. Cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội tại Liên Xô tác động sâu sắc đến các nước XHCN Đông Âu khác. Quan hệ giữa Liên Xô với các nước này xuất hiện mâu thuẫn, xu hướng tách khỏi Liên Xô tăng lên với sự ủng hộ rộng rãi của phần lớn dân chúng.
Khủng hoảng về kinh tế, nội bộ khó khăn, chạy đua vũ trang ngày càng hao tiền tốn của trong khi kinh tế Nhật và phương Tây mạnh lên tạo sức ép cạnh tranh gay gắt khiến cả hai siêu cường Mỹ và Liên Xô buộc phải đẩy mạnh cải cách bên trong và điều chỉnh chiến lược quan hệ, nhân nhượng lẫn nhau và đi vào thỏa hiệp. Tình trạng đối đầu từng bước được thay thế bằng đối thoại. Xu thế hòa hoãn, đối thoại và hợp tác giữa hai siêu cường xuất hiện và ngày càng được củng cố, tác động tích cực đến các nước khác.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh và những năm sau khi ta giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, các nước ASEAN thi hành chính sách hòa bình, trung lập, nghiêng về quan hệ với Mỹ, Nhật và phương Tây. Đông Nam Á bị chia thành hai nhóm nước đối đầu về chính trị: ASEAN và Đông Dương. ASEAN lo ngại sau khi Mỹ rút khỏi khu vực, Liên Xô và Trung Quốc sẽ nhảy vào lấp khoảng trống, Chủ nghĩa Cộng sản sẽ có điều kiện lan rộng. Việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia năm 1979 càng làm tăng thêm lo ngại của ASEAN. Mặc dù vẫn giữ cầu quan hệ ngoại giao, thương mại song ASEAN lên án, chỉ trích ta gay gắt trên các diễn đàn quốc tế.
1.2. Tình hình Việt Nam, EU và quan hệ Việt Nam với một số nước Tây Âu:
1.2.1. Tình hình Việt Nam:
Sau thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1975, một kỷ nguyên mới đã mở ra trên đất nước Việt Nam: hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước đi vào xây dựng CNXH. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã giúp nâng cao uy tín và vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam đứng trước một cơ hội mới để xây dựng và phát triển kinh tế với thuận lợi cơ bản là có hòa bình. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của nền kinh tế quá thấp, hậu quả của chiến tranh còn nặng nề, cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp không còn phù hợp cản trở, hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc, đặc biệt là những sai lầm chủ quan nghiêm trọng trong xây dựng và quản lý kinh tế nên đất nước ta đã rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và xã hội kéo dài, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn .
Đây cũng là giai đoạn đặc biệt khó khăn về đối ngoại. Ngay sau khi giải phóng miền Nam, đất nước ta đã phải đương đầu với cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam do Pol Pot với sự hậu thuẫn của Trung Quốc gây ra. Đến tháng 2/1979, Trung Quốc lại gây ra cuộc chiến tranh biên giới, xua quân đánh 6 tỉnh phía Bắc Việt Nam. Vấn đề Campuchia chưa có giải pháp, ta rơi vào thế bị cô lập về ngoại giao, các nước ASEAN chỉ trích, lên án trong khi Mỹ và phương Tây bao vây cấm vận.
Trước tình hình trên, Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã xác định chính sách đối ngoại tranh thủ và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi phục vụ cho xây dựng và bảo vệ tổ quốc, trọng tâm là tranh thủ giúp đỡ về kinh tế và phá thế bao vây cấm vận của Mỹ và lực lượng thù địch. Đại hội cũng đã đề ra chính sách đổi mới, xóa bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển dần sang một nền kinh tế gắn liền hơn với thị trường. Về đối ngoại, một trong những nhiệm vụ hàng đầu Đại hội tiếp tục khẳng định là “tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc” đồng thời xác định rõ “mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình”.
Chính sách đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ VI khởi xướng đã mang lại những chuyển biến tích cực trên mọi lĩnh vực. Về kinh tế, xã hội, từ chỗ phải nhập lương thực, Việt Nam đã sản xuất đủ tự cung cấp, có dự trữ và còn xuất khẩu gạo. Hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng nhiều và đa dạng hơn. Xuất khẩu tăng mạnh, thâm hụt thương mại giảm, lạm phát được kiềm chế dần dần. Về đối ngoại, mấu chốt để giải tỏa bế tắc trong quan hệ đối ngoại là giải quyết vấn đề Campuchia. Bước ngoặt chính trị được đánh dấu vào tháng 8/1985 khi Hội nghị Ngoại trưởng ba nước Đông Dương đưa ra lập trường năm điểm làm cơ sở cho một giải pháp chính trị bao gồm toàn bộ vấn đề hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á và vấn đề Campuchia, trong đó có việc Việt Nam sẽ rút hết quân khỏi Campuchia vào năm 1990 và nếu có giải pháp thì rút sớm hơn. Đại hội Đảng lần thứ VI tuyên bố rút quân ra khỏi Campuchia đồng thời sẵn sàng cộng tác với tất cả các bên để đi đến giải pháp chính trị về vấn đề Campuchia. Vấn đề Campuchia được giải quyết đã đóng góp quan trọng vào hòa bình, ổn định và hợp tác ở Đông Nam Á, giúp Việt Nam thoát khỏi bị cô lập trên trường quốc tế, có điều kiện tập trung sức xây dựng đất nước, tạo điều kiện thiết lập quan hệ ngoại giao với EU, bình thường hóa quan hệ với Mỹ và Trung Quốc cũng như hội nhập vào ASEAN.
1.2.2. Tình hình EU:
e/ Đại diện cấp cao của Liên minh về chính sách đối ngoại và an ninh (High Representative of the Union in Foreign Affairs and Security Policy):
- Hiệp ước Lisbon đã có thay đổi quan trọng nhằm tăng cường tính thống nhất và nhất quán về đối ngoại của EU thông qua việc thiết lập vị trí Đại diện cấp cao của Liên minh về chính sách đối ngoại và an ninh (trong bản dự thảo Hiến pháp Châu Âu năm 2003 gọi là Bộ trưởng Ngoại giao EU), kết hợp vị trí của Đại diện cấp cao của Liên minh về chính sách đối ngoại và an ninh (được thành lập theo quy định của Hiệp ước Amsterdam) với vị trí Ủy viên phụ trách đối ngoại của EC. Vị Đại diện cấp cao này (hiện là Bà Catherine Ashton, cựu Ủy viên EC về Thương mại) sẽ do Hội đồng Châu Âu chỉ định và phải được sự đồng ý của Chủ tịch EC và chấp thuận của EP, sẽ đồng thời là Phó Chủ tịch (cao cấp) của EC (nhưng không điều hành công việc của EC), chủ trì các cuộc họp của Hội đồng Đối ngoại, thay mặt cho EU tại các diễn đàn quốc tế (ở cấp Bộ trưởng), trình bày các quan điểm và chính sách chung của EU với các đối tác quốc tế (công việc trước đây do các Ngoại trưởng Troika EU đảm trách). Giúp việc cho Đại diện cấp cao sẽ có Cơ quan đối ngoại của EU.
- Cơ chế Đại diện cấp cao giúp EU “hiện hữu” hơn, có tiếng nói rõ ràng, thay mặt và bảo vệ cho lợi ích chung của EU trên trường quốc tế trong những lĩnh vực EU được giao thẩm quyền. Các đối tác của EU cũng có “địa chỉ” rõ ràng hơn khi cần đối thoại với EU, khác với trước đây thường khá lúng túng khi cần tìm “đầu mối” đối ngoại của EU .
f/ Tăng cường tiếng nói của công dân EU:
- Công dân EU có thể đề xuất yêu cầu EC dự thảo các đạo luật về bất cứ lĩnh vực nào nếu thu thập được ít nhất 1 triệu chữ ký ủng hộ. Hiệp ước Lisbon cũng công nhận vai trò quan trọng của việc đối thoại với công dân, các tổ chức dân sự với các thể chế của EU (nhất là EC). Riêng về các vấn đề xã hội, sẽ có các cơ chế tham vấn, trong đó có họp ở cấp cao, giữa các tổ chức xã hội với các thể chế của EU. Các biện pháp này làm phong phú hơn nội hàm “công dân Châu Âu”, làm gia tăng các quyền mà công dân Châu Âu được hưởng trong chính trị EU.
- Cùng với việc thông qua Hiệp ước Lisbon, EU cũng thông qua Hiến chương về các quyền cơ bản. Mặc dù không phải là một cấu thành của Hiệp ước Lisbon song Hiến chương cũng đã quy định rõ các nguyên tắc của EU về đảm bảo các quyền và giá trị, tự do, đoàn kết và an ninh và có giá trị pháp lý ràng buộc với tất cả các nước thành viên EU.
g/ Tăng cường vai trò Quốc hội các nước thành viên:
Trước đây, vai trò Quốc hội các nước thành viên đối với EU chủ yếu dừng lại ở việc giám sát hoạt động của Chính phủ mình, mà không tham gia trực tiếp vào các hoạt động ở cấp EU. Với Hiệp ước Lisbon, Quốc hội các nước thành viên lần đầu tiên có thể có tiếng nói trực tiếp đối với hoạt động lập pháp của EU. Các dự thảo luật do EC đề xuất phải được gửi tới Quốc hội các nước thành viên cùng lúc với việc đệ trình lên Hội đồng Bộ trưởng và thời gian góp ý dành cho Quốc hội các nước thành viên là 8 tuần. Quốc hội các nước thành viên sẽ xem xét dự luật nhằm đảm bảo vấn đề được giải quyết đúng cấp (thuộc phạm vi quốc gia hay khu vực) phù hợp với nguyên tắc phân chia thẩm quyền (principle of subsidiarity) quy định trong Hiệp ước Lisbon. Nếu 1/3 Quốc hội các nước có ý kiến phản đối, dự luật phải được rà soát lại và có giải trình từ EC. Trường hợp đa số các Quốc hội phản đối, Hội đồng Bộ trưởng hay EP có thể quyết định hủy bỏ dự luật.
MỘT SỐ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
ASEAN (Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEM (Asia - Europe Meeting): Hội nghị cấp cao Á - Âu
EU (European Union): Liên minh Châu Âu
EC (European Communities): Cộng đồng Châu Âu
EC (European Commission): Ủy ban Châu Âu
ECSC (European Coal and Steel Community): Cộng đồng than thép Châu Âu
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
PCA (Framework Agreement on Partnership and Cooperation): Hiệp định khung về đối tác và hợp tác
FTA (Free Trade Agreement): Hiệp định tự do thương mại
EP (European Parliament): Nghị viện Châu Âu
EMS (European Monetary System): Hệ thống tiền tệ Châu Âu
ECB (European Centreal Bank): Ngân hàng Trung ương châu Âu
ECU (European Currency Unit): Đơn vị tiền tệ Châu Âu
EURATOM (European Atomic Energy Community): Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu
EEC (European Economic Community): Cộng đồng kinh tế Châu Âu
EMU (Economic and Monetary Union): Liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu
EMI (European Monetary Union): Liên minh tiền tệ Châu Âu
NGO (Non - governmental Organization): Tổ chức phi chính phủ
FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài
MFN (Most Favoured Nation): Quy chế tối huệ quốc
NATO (North Atlantic Treaty Organization): Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
ODA (Official Development Assistance): Viện trợ phát triển chính thức
SNG: Cộng đồng các quốc gia độc lập
TBCN: Tư bản chủ nghĩa
WB (World Bank): Ngân hàng thế giới
WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO 8
1.1. Tình hình thế giới và khu vực những năm 80 và đầu thập kỷ 90: 8
1.2. Tình hình Việt Nam, EU và quan hệ Việt Nam với một số nước Tây Âu: 9
1.2.1. Tình hình Việt Nam: 9
1.2.2. Tình hình EU: 10
1.2.3. Quan hệ Việt Nam với các nước Tây Âu: 12
1.3. Thiết lập quan hệ ngoại giao: 13
CHƯƠNG II. QUAN HỆ VIỆT NAM - EU QUA CÁC THỜI KỲ 18
2.1. Quan hệ Việt Nam - EU giai đoạn 1990 - 1995: bước đi ban đầu 18
2.2. Giai đoạn 1995 - 2010: xây dựng và phát triển một quan hệ toàn diện 30
2.2.1. Tình hình thế giới, khu vực, EU và Việt Nam: 30
2.2.2. Quan hệ Việt Nam - EU: 34
2.2.3. Một số vấn đề lớn, có tác động quan trọng đến quan hệ Việt Nam - EU: 55
CHƯƠNG III. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ VIỆT NAM - EU ĐẾN NĂM 2020 74
3.1. Xu hướng phát triển của tình hình quốc tế đến năm 2020: 74
3.3. Đại hội XI, công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế của ta và nhu cầu đẩy mạnh quan hệ với các đối tác lớn, trong đó có EU : 88
3.4. Triển vọng quan hệ Việt Nam - EU đến năm 2020: 90
KẾT LUẬN 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
BẢN ĐỒ CHÂU ÂU 123
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Liên minh Châu Âu (EU) là một trong những trung tâm quan trọng hàng đầu trên thế giới. EU hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP năm 2010 đạt 16,1 nghìn tỷ USD (chiếm 26% GDP toàn thế giới). Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người toàn EU đạt 32.700 USD/năm . EU là đối tác thương mại lớn nhất thế giới với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2009 đạt 3.200 tỷ USD (không tính thương mại nội khối), chiếm khoảng 17% kim ngạch xuất nhập khẩu của thế giới (Mỹ đứng thứ hai với 14% và Trung Quốc 11,6%). Tổng vốn các nước EU đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 40% toàn thế giới năm 2007. Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế, năm 2010, FDI của EU trên toàn thế giới chỉ đạt 107 tỷ Euro, so với 281 tỷ Euro của năm 2009. Năm 2009, cả khối đã cung cấp 49 tỷ Euro viện trợ phát triển (ODA) cho các nước (chiếm 60% tổng ODA của các nước trên thế giới). Theo số liệu sơ bộ năm 2010, ODA do EU cung cấp đã tăng khoảng 4,5 tỷ Euro so với năm 2009, lên tới tổng số 53,8 tỷ Euro. Như vậy, EU là nhà tài trợ ODA lớn nhất trên thế giới, cung cấp hơn một nửa viện trợ chính thức trên toàn cầu. EU còn là trung tâm hàng đầu thế giới về khoa học công nghệ, sở hữu công nghệ nguồn trong nhiều lĩnh vực tiên tiến, là nơi có nhiều phát kiến khoa học có tính cách mạng.
Mặc dù không sánh ngang với sức mạnh kinh tế song về chính trị, EU cũng là một trong những đối tác có “sức mạnh mềm”, có tiềm lực quốc phòng và tầm ảnh hưởng lớn hàng đầu trên thế giới với 2 Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, 2 cường quốc hạt nhân, 4/8 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G8), 4/20 nước Nhóm G20 với cách tiếp cận hòa bình, đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế.
Sau khi Hiệp ước Lisbon có hiệu lực (12/2009), EU đang đẩy mạnh nỗ lực tăng cường vai trò và ảnh hưởng trên thế giới. Đặc biệt, EU đi đầu trong việc thúc đẩy các giải pháp đa phương trong các vấn đề toàn cầu như môi trường, biến đổi khí hậu, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ, nhân quyền… Với tiềm lực mạnh và tầm ảnh hưởng lớn, EU có vị trí rất quan trọng trên trường quốc tế và trong chính sách đối ngoại của các nước.
Ngày 28/11/2010, Việt Nam và EU kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Sau 20 năm, EU đã trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.
Về chính trị, Lãnh đạo cấp cao hai bên luôn khẳng định coi trọng hợp tác nhiều mặt, tương xứng với tiềm năng và vị thế của Việt Nam và EU. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những chuyến thăm rất thành công tới EU và các nước thành viên. Nguyên thủ nhiều nước thành viên EU, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) và các Ủy viên Ủy ban Châu Âu về đối ngoại, thương mại, môi trường... đã đi thăm Việt Nam. Nhiều cơ chế, khuôn khổ hợp tác, đối thoại đã được thiết lập và triển khai hiệu quả, trong đó có Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) giữa Việt Nam và EU. Đặc biệt, gần đây ta và một số nước thành viên EU (Tây Ban Nha, Anh, Đức) đã nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược, thể hiện chiều hướng phát triển ngày càng sâu rộng trong quan hệ Việt Nam - EU nói chung và giữa Việt Nam với các nước thành viên EU nói riêng. Quan hệ với EU góp phần giúp Việt Nam triển khai thành công chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986.
Về kinh tế, EU đã nhanh chóng trở thành đối tác hàng đầu của Việt Nam. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều tăng nhanh từ 1,5 tỷ USD năm 1995 lên 17,7 tỷ USD năm 2010. Riêng trong năm năm gần đây, kim ngạch thương mại hai chiều tăng 50%. EU là đối tác đầu tiên dành Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cho Việt Nam, mặc dù thời gian qua một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU phải chịu một số hạn chế chưa phù hợp xuất phát từ lợi ích bảo hộ mậu dịch từ EU. Hiện nay, hai bên đang chuẩn bị đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích kinh tế thực chất và góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Việt Nam và EU.
Về đầu tư, đến hết năm 2010, EU đã có 1.544 dự án với tổng vốn đăng ký là 31,32 tỷ USD trong đó vốn thực hiện đạt 12,4 tỷ USD, tỷ lệ giải ngân khá cao (khoảng 60%, gấp hơn 3 lần mức trung bình là 18%).
Về hợp tác phát triển, trong nhiều năm liền EU là nhà tài hàng đầu cho Việt Nam và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất. Tổng vốn ODA cam kết giai đoạn 1996 - 2010 là 11 tỷ USD (giải ngân khoảng 5 tỷ USD ) chủ yếu trong các lĩnh vực ưu tiên của ta như xóa đói giảm nghèo, giáo dục, y tế, hội nhập kinh tế quốc tế... ODA của EU góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế và giúp Việt Nam sớm đạt được nhiều chỉ tiêu trong các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) của LHQ.
Với định hướng Đại hội Đảng lần thứ XI năm 2011 đề ra là phấn đấu đưa nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế thì quan hệ của ta với EU càng có ý nghĩa hơn vì EU là đối tác có thế mạnh trong các lĩnh vực này mà ta có thể tranh thủ.
Do tầm quan trọng của EU (đứng riêng hay đặt trong tổng thể các đối tác lớn của Việt Nam) và đóng góp tích cực của quan hệ Việt Nam - EU đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta, việc nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thực trạng quan hệ Việt Nam - EU sau 20 năm thiết lập quan hệ cũng như dự báo triển vọng của cặp quan hệ này trong 10 năm tới là hết sức cần thiết và có ý nghĩa nhằm rút ra những bài học, kinh nghiệm có giá trị để đề xuất những kiến nghị chính sách phù hợp đưa quan hệ Việt Nam - EU tiếp tục phát triển ổn định, bền vững, ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu phù hợp với đà phát triển và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam và EU trong nhiều năm tới; giúp ta tranh thủ sự hỗ trợ nhiều mặt của EU phục vụ các mục tiêu do Đại hội Đảng lần thứ XI năm 2011 đề ra.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích bối cảnh, tình hình thế giới và khu vực, tình hình EU và Việt Nam; những nhân tố thuận lợi và khó khăn thúc đẩy hay cản trở việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa EU và Việt Nam vào năm 1990. Lý giải tại sao đến năm 1990, 25 năm sau khi Việt Nam hoàn toàn giải phóng và thống nhất đất nước, Việt Nam và EU mới thiết lập quan hệ ngoại giao.
Phân tích, đánh giá những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nhanh chóng cả về bề rộng lẫn chiều sâu của quan hệ Việt Nam - EU qua các giai đoạn từ 1990 đến 2010. Đánh giá ý nghĩa của quan hệ Việt Nam - EU trong việc triển khai chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam và vai trò của EU đối với công cuộc xây dựng và phát triển của Việt Nam đặt trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực và tình hình phát triển nhanh chóng của cả Việt Nam và EU.
Trên cơ sở chiều hướng phát triển của quan hệ Việt Nam - EU 20 năm qua, triển vọng phát triển của tình hình quốc tế, khu vực cũng như phát triển nội tại của EU và Việt Nam để đưa ra những dự báo về quan hệ Việt Nam - EU trong 10 năm tới. Đây sẽ là những căn cứ quan trọng để kiến nghị những phương hướng, chính sách, biện pháp cụ thể trong quan hệ giữa ta với EU trong những năm tới nhằm tranh thủ vai trò của EU trong quá trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế của ta.
Phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài khá dài 30 năm (từ 1990 đến 2020). Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của EU, gắn với những mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ quốc tế cũng như trong quá trình hội nhập của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên đề tài của Vụ Châu Âu đặt vấn đề nghiên cứu toàn bộ chiều dài quan hệ Việt Nam - EU kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao cũng như dự báo triển vọng phát triển của quan hệ đến năm 2020. Đây vừa là yếu tố thuận lợi vì có thể giúp đạt được cái nhìn tổng thể về quan hệ song cũng là thách thức vì là quãng thời gian dài, khó có thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Nhóm nghiên cứu cũng xác định giới hạn đối tượng nghiên cứu của đề tài là EU như một khối, một thực thể đặc thù có tư cách pháp nhân, là bên ký kết các điều ước quốc tế với các nước thứ ba, được hình thành từ các điều ước quốc tế giữa các nước thành viên. Qua quá trình phát triển được gọi với các tên: Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC từ năm 1957); Cộng đồng Châu Âu (EC từ năm 1993) và Liên minh Châu Âu (EU từ năm 2009) . Để thuận tiện cho việc theo dõi và phù hợp với quy định của Hiệp ước Lisbon, trong suốt đề tài này, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng thống nhất tên gọi EU .
Quan hệ song phương giữa Việt Nam với các nước thành viên EU là một phần không tách rời của quan hệ Việt Nam với EU nhưng không phải là đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này. Mặc dù vậy, một số chỗ trong đề tài cũng đề cập đến các quan hệ này nhằm minh họa và bổ sung cho những nghiên cứu về quan hệ giữa Việt Nam với EU.
Trong phạm vi của một đề tài cấp cơ sở, nhóm nghiên cứu không đặt ra mục tiêu giải quyết toàn bộ các vấn đề trong quan hệ Việt Nam - EU, vốn rất rộng lớn và phức tạp, mà chỉ phần nào các vấn đề chính và gợi mở thêm nhiều vấn đề khác để tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn sau này.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước:
Trong nước:
Do EU là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam và có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới, quan hệ Việt Nam - EU đã được đề cập trong nhiều bài viết trong các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành (một trong các tạp chí thường xuyên có bài về EU là Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu). Vụ Châu Âu cũng đã hoàn thành một số đề tài cấp cơ sở và cấp Bộ, trong đó có phần liên quan đến EU, quan hệ Việt Nam với các nước Tây Âu và với EU tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu riêng biệt, tập trung vào quan hệ Việt Nam - EU kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay… cũng như những phát triển mang tính bước ngoặt của quan hệ Việt Nam - EU với việc ký tắt Hiệp định PCA (2010) và thống nhất (2010) khởi động Hiệp định FTA song phương trong thời gian tới.
Ngoài nước:
Các nghiên cứu về EU chủ yếu tập trung vào các cặp quan hệ EU - Mỹ, EU - Nga, EU - Trung Quốc hay giữa EU với các nhóm nước như với các nước Châu Phi, Ca-ri-bê… hay với các tổ chức khu vực như ASEAN, Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC)… Chưa có công trình nghiên cứu toàn diện về cặp quan hệ EU - Việt Nam và triển vọng của cặp quan hệ này.
4. Phương pháp nghiên cứu áp dụng cho đề tài:
Nhóm nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp so sánh, chứng minh, phân tích, tổng hợp trên cơ sở nghiên cứu các tư liệu lịch sử, số liệu thống kê của các nguồn trong và ngoài nước để thực hiện mục tiêu nghiên cứu.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng kết hợp lý luận với kinh nghiệm thực tiễn để đưa ra nhận xét, đánh giá làm luận điểm cho đề tài, từ đó đưa ra các kiến nghị chính sách phù hợp.
5. Triển vọng áp dụng đề tài:
Đề tài sẽ góp phần làm phong phú thêm các tài liệu tham khảo về quan hệ Việt Nam - EU và về EU; góp phần vào sự hiểu biết về quan hệ Việt Nam - EU cũng như EU; trước hết để phục vụ công tác nghiên cứu cũng như triển khai chính sách đối ngoại của ta liên quan đến EU; tham mưu chính sách đối với EU và phát triển quan hệ Việt Nam - EU; đồng thời đề tài cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ nghiên cứu và giảng dạy quan hệ quốc tế về Châu Âu.
6. Bố cục của đề tài:
- Chương I. Thiết lập quan hệ ngoại giao: Tình hình thế giới có nhiều chuyển biến, xuất hiện xu hướng hòa hoãn, đối thoại. Đối với Việt Nam, đây là giai đoạn bắt đầu triển khai chính sách đổi mới, mở cửa, phá thế bao vây cấm vận. Vấn đề Campuchia được giải quyết tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ đối ngoại, ta thiết lập quan hệ ngoại giao với EU.
- Chương II. Quan hệ Việt Nam - EU qua các thời kỳ: Quan hệ Việt Nam - EU các giai đoạn 1990 - 1995 và từ 1995 - 2010 trong bối cảnh tình hình thế giới, EU và Việt Nam có nhiều chuyển biến. Một số mốc quan trọng như Hiệp định khung 1995; EU ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO; đàm phán PCA… Sự phát triển nhanh chóng, sâu rộng, toàn diện của quan hệ; những đóng góp thiết thực của quan hệ Việt Nam - EU đối với phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng như những tồn tại, thách thức trong vấn đề tranh chấp thương mại, dân chủ nhân quyền…
- Chương III. Triển vọng quan hệ Việt Nam - EU đến năm 2020: Dự báo xu hướng phát triển của tình hình quốc tế; triển vọng phát triển của EU và Việt Nam đến năm 2020; căn cứ các khuôn khổ pháp lý hai bên đã thiết lập; kết quả hợp tác đạt được 20 năm qua và chiều hướng quan hệ để dự báo triển vọng quan hệ Việt Nam - EU đến năm 2020. Những thuận lợi, thách thức và kiến nghị giải pháp thúc đẩy quan hệ.
CHƯƠNG I. THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO
1.1. Tình hình thế giới và khu vực những năm 80 và đầu thập kỷ 90:
Những năm 80 và đầu thập niên 90 tình hình thế giới có nhiều biến động lớn, phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, quan hệ quốc tế. Nhiều nhân tố mới xuất hiện tác động mạnh đến trật tự thế giới hai cực.
Trong giai đoạn này, thế và lực của Mỹ suy giảm tương đối trong khi Tây Âu và Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ trở thành những trung tâm kinh tế lớn của thế giới, trực tiếp cạnh tranh với Mỹ. Trung Quốc bước vào giai đoạn mới cải cách, mở cửa kinh tế, tranh thủ đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, Nhật và các nước phương Tây phục vụ các mục tiêu phát triển, hiện đại hóa của mình.
Trong khi đó, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Liên Xô gặp nhiều khó khăn do những sai lầm chiến lược trong phát triển kinh tế và chạy đua vũ trang với Mỹ; công cuộc cải tổ do Gorbachev khởi xướng thất bại gây ra tình trạng hỗn loạn về chính trị và làm cho kinh tế Liên Xô ngày càng yếu kém hơn. Cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội tại Liên Xô tác động sâu sắc đến các nước XHCN Đông Âu khác. Quan hệ giữa Liên Xô với các nước này xuất hiện mâu thuẫn, xu hướng tách khỏi Liên Xô tăng lên với sự ủng hộ rộng rãi của phần lớn dân chúng.
Khủng hoảng về kinh tế, nội bộ khó khăn, chạy đua vũ trang ngày càng hao tiền tốn của trong khi kinh tế Nhật và phương Tây mạnh lên tạo sức ép cạnh tranh gay gắt khiến cả hai siêu cường Mỹ và Liên Xô buộc phải đẩy mạnh cải cách bên trong và điều chỉnh chiến lược quan hệ, nhân nhượng lẫn nhau và đi vào thỏa hiệp. Tình trạng đối đầu từng bước được thay thế bằng đối thoại. Xu thế hòa hoãn, đối thoại và hợp tác giữa hai siêu cường xuất hiện và ngày càng được củng cố, tác động tích cực đến các nước khác.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh và những năm sau khi ta giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, các nước ASEAN thi hành chính sách hòa bình, trung lập, nghiêng về quan hệ với Mỹ, Nhật và phương Tây. Đông Nam Á bị chia thành hai nhóm nước đối đầu về chính trị: ASEAN và Đông Dương. ASEAN lo ngại sau khi Mỹ rút khỏi khu vực, Liên Xô và Trung Quốc sẽ nhảy vào lấp khoảng trống, Chủ nghĩa Cộng sản sẽ có điều kiện lan rộng. Việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia năm 1979 càng làm tăng thêm lo ngại của ASEAN. Mặc dù vẫn giữ cầu quan hệ ngoại giao, thương mại song ASEAN lên án, chỉ trích ta gay gắt trên các diễn đàn quốc tế.
1.2. Tình hình Việt Nam, EU và quan hệ Việt Nam với một số nước Tây Âu:
1.2.1. Tình hình Việt Nam:
Sau thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1975, một kỷ nguyên mới đã mở ra trên đất nước Việt Nam: hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước đi vào xây dựng CNXH. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã giúp nâng cao uy tín và vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam đứng trước một cơ hội mới để xây dựng và phát triển kinh tế với thuận lợi cơ bản là có hòa bình. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của nền kinh tế quá thấp, hậu quả của chiến tranh còn nặng nề, cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp không còn phù hợp cản trở, hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc, đặc biệt là những sai lầm chủ quan nghiêm trọng trong xây dựng và quản lý kinh tế nên đất nước ta đã rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và xã hội kéo dài, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn .
Đây cũng là giai đoạn đặc biệt khó khăn về đối ngoại. Ngay sau khi giải phóng miền Nam, đất nước ta đã phải đương đầu với cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam do Pol Pot với sự hậu thuẫn của Trung Quốc gây ra. Đến tháng 2/1979, Trung Quốc lại gây ra cuộc chiến tranh biên giới, xua quân đánh 6 tỉnh phía Bắc Việt Nam. Vấn đề Campuchia chưa có giải pháp, ta rơi vào thế bị cô lập về ngoại giao, các nước ASEAN chỉ trích, lên án trong khi Mỹ và phương Tây bao vây cấm vận.
Trước tình hình trên, Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã xác định chính sách đối ngoại tranh thủ và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi phục vụ cho xây dựng và bảo vệ tổ quốc, trọng tâm là tranh thủ giúp đỡ về kinh tế và phá thế bao vây cấm vận của Mỹ và lực lượng thù địch. Đại hội cũng đã đề ra chính sách đổi mới, xóa bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển dần sang một nền kinh tế gắn liền hơn với thị trường. Về đối ngoại, một trong những nhiệm vụ hàng đầu Đại hội tiếp tục khẳng định là “tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc” đồng thời xác định rõ “mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình”.
Chính sách đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ VI khởi xướng đã mang lại những chuyển biến tích cực trên mọi lĩnh vực. Về kinh tế, xã hội, từ chỗ phải nhập lương thực, Việt Nam đã sản xuất đủ tự cung cấp, có dự trữ và còn xuất khẩu gạo. Hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng nhiều và đa dạng hơn. Xuất khẩu tăng mạnh, thâm hụt thương mại giảm, lạm phát được kiềm chế dần dần. Về đối ngoại, mấu chốt để giải tỏa bế tắc trong quan hệ đối ngoại là giải quyết vấn đề Campuchia. Bước ngoặt chính trị được đánh dấu vào tháng 8/1985 khi Hội nghị Ngoại trưởng ba nước Đông Dương đưa ra lập trường năm điểm làm cơ sở cho một giải pháp chính trị bao gồm toàn bộ vấn đề hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á và vấn đề Campuchia, trong đó có việc Việt Nam sẽ rút hết quân khỏi Campuchia vào năm 1990 và nếu có giải pháp thì rút sớm hơn. Đại hội Đảng lần thứ VI tuyên bố rút quân ra khỏi Campuchia đồng thời sẵn sàng cộng tác với tất cả các bên để đi đến giải pháp chính trị về vấn đề Campuchia. Vấn đề Campuchia được giải quyết đã đóng góp quan trọng vào hòa bình, ổn định và hợp tác ở Đông Nam Á, giúp Việt Nam thoát khỏi bị cô lập trên trường quốc tế, có điều kiện tập trung sức xây dựng đất nước, tạo điều kiện thiết lập quan hệ ngoại giao với EU, bình thường hóa quan hệ với Mỹ và Trung Quốc cũng như hội nhập vào ASEAN.
1.2.2. Tình hình EU:
e/ Đại diện cấp cao của Liên minh về chính sách đối ngoại và an ninh (High Representative of the Union in Foreign Affairs and Security Policy):
- Hiệp ước Lisbon đã có thay đổi quan trọng nhằm tăng cường tính thống nhất và nhất quán về đối ngoại của EU thông qua việc thiết lập vị trí Đại diện cấp cao của Liên minh về chính sách đối ngoại và an ninh (trong bản dự thảo Hiến pháp Châu Âu năm 2003 gọi là Bộ trưởng Ngoại giao EU), kết hợp vị trí của Đại diện cấp cao của Liên minh về chính sách đối ngoại và an ninh (được thành lập theo quy định của Hiệp ước Amsterdam) với vị trí Ủy viên phụ trách đối ngoại của EC. Vị Đại diện cấp cao này (hiện là Bà Catherine Ashton, cựu Ủy viên EC về Thương mại) sẽ do Hội đồng Châu Âu chỉ định và phải được sự đồng ý của Chủ tịch EC và chấp thuận của EP, sẽ đồng thời là Phó Chủ tịch (cao cấp) của EC (nhưng không điều hành công việc của EC), chủ trì các cuộc họp của Hội đồng Đối ngoại, thay mặt cho EU tại các diễn đàn quốc tế (ở cấp Bộ trưởng), trình bày các quan điểm và chính sách chung của EU với các đối tác quốc tế (công việc trước đây do các Ngoại trưởng Troika EU đảm trách). Giúp việc cho Đại diện cấp cao sẽ có Cơ quan đối ngoại của EU.
- Cơ chế Đại diện cấp cao giúp EU “hiện hữu” hơn, có tiếng nói rõ ràng, thay mặt và bảo vệ cho lợi ích chung của EU trên trường quốc tế trong những lĩnh vực EU được giao thẩm quyền. Các đối tác của EU cũng có “địa chỉ” rõ ràng hơn khi cần đối thoại với EU, khác với trước đây thường khá lúng túng khi cần tìm “đầu mối” đối ngoại của EU .
f/ Tăng cường tiếng nói của công dân EU:
- Công dân EU có thể đề xuất yêu cầu EC dự thảo các đạo luật về bất cứ lĩnh vực nào nếu thu thập được ít nhất 1 triệu chữ ký ủng hộ. Hiệp ước Lisbon cũng công nhận vai trò quan trọng của việc đối thoại với công dân, các tổ chức dân sự với các thể chế của EU (nhất là EC). Riêng về các vấn đề xã hội, sẽ có các cơ chế tham vấn, trong đó có họp ở cấp cao, giữa các tổ chức xã hội với các thể chế của EU. Các biện pháp này làm phong phú hơn nội hàm “công dân Châu Âu”, làm gia tăng các quyền mà công dân Châu Âu được hưởng trong chính trị EU.
- Cùng với việc thông qua Hiệp ước Lisbon, EU cũng thông qua Hiến chương về các quyền cơ bản. Mặc dù không phải là một cấu thành của Hiệp ước Lisbon song Hiến chương cũng đã quy định rõ các nguyên tắc của EU về đảm bảo các quyền và giá trị, tự do, đoàn kết và an ninh và có giá trị pháp lý ràng buộc với tất cả các nước thành viên EU.
g/ Tăng cường vai trò Quốc hội các nước thành viên:
Trước đây, vai trò Quốc hội các nước thành viên đối với EU chủ yếu dừng lại ở việc giám sát hoạt động của Chính phủ mình, mà không tham gia trực tiếp vào các hoạt động ở cấp EU. Với Hiệp ước Lisbon, Quốc hội các nước thành viên lần đầu tiên có thể có tiếng nói trực tiếp đối với hoạt động lập pháp của EU. Các dự thảo luật do EC đề xuất phải được gửi tới Quốc hội các nước thành viên cùng lúc với việc đệ trình lên Hội đồng Bộ trưởng và thời gian góp ý dành cho Quốc hội các nước thành viên là 8 tuần. Quốc hội các nước thành viên sẽ xem xét dự luật nhằm đảm bảo vấn đề được giải quyết đúng cấp (thuộc phạm vi quốc gia hay khu vực) phù hợp với nguyên tắc phân chia thẩm quyền (principle of subsidiarity) quy định trong Hiệp ước Lisbon. Nếu 1/3 Quốc hội các nước có ý kiến phản đối, dự luật phải được rà soát lại và có giải trình từ EC. Trường hợp đa số các Quốc hội phản đối, Hội đồng Bộ trưởng hay EP có thể quyết định hủy bỏ dự luật.
MỘT SỐ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
ASEAN (Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEM (Asia - Europe Meeting): Hội nghị cấp cao Á - Âu
EU (European Union): Liên minh Châu Âu
EC (European Communities): Cộng đồng Châu Âu
EC (European Commission): Ủy ban Châu Âu
ECSC (European Coal and Steel Community): Cộng đồng than thép Châu Âu
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
PCA (Framework Agreement on Partnership and Cooperation): Hiệp định khung về đối tác và hợp tác
FTA (Free Trade Agreement): Hiệp định tự do thương mại
EP (European Parliament): Nghị viện Châu Âu
EMS (European Monetary System): Hệ thống tiền tệ Châu Âu
ECB (European Centreal Bank): Ngân hàng Trung ương châu Âu
ECU (European Currency Unit): Đơn vị tiền tệ Châu Âu
EURATOM (European Atomic Energy Community): Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu
EEC (European Economic Community): Cộng đồng kinh tế Châu Âu
EMU (Economic and Monetary Union): Liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu
EMI (European Monetary Union): Liên minh tiền tệ Châu Âu
NGO (Non - governmental Organization): Tổ chức phi chính phủ
FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài
MFN (Most Favoured Nation): Quy chế tối huệ quốc
NATO (North Atlantic Treaty Organization): Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
ODA (Official Development Assistance): Viện trợ phát triển chính thức
SNG: Cộng đồng các quốc gia độc lập
TBCN: Tư bản chủ nghĩa
WB (World Bank): Ngân hàng thế giới
WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO 8
1.1. Tình hình thế giới và khu vực những năm 80 và đầu thập kỷ 90: 8
1.2. Tình hình Việt Nam, EU và quan hệ Việt Nam với một số nước Tây Âu: 9
1.2.1. Tình hình Việt Nam: 9
1.2.2. Tình hình EU: 10
1.2.3. Quan hệ Việt Nam với các nước Tây Âu: 12
1.3. Thiết lập quan hệ ngoại giao: 13
CHƯƠNG II. QUAN HỆ VIỆT NAM - EU QUA CÁC THỜI KỲ 18
2.1. Quan hệ Việt Nam - EU giai đoạn 1990 - 1995: bước đi ban đầu 18
2.2. Giai đoạn 1995 - 2010: xây dựng và phát triển một quan hệ toàn diện 30
2.2.1. Tình hình thế giới, khu vực, EU và Việt Nam: 30
2.2.2. Quan hệ Việt Nam - EU: 34
2.2.3. Một số vấn đề lớn, có tác động quan trọng đến quan hệ Việt Nam - EU: 55
CHƯƠNG III. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ VIỆT NAM - EU ĐẾN NĂM 2020 74
3.1. Xu hướng phát triển của tình hình quốc tế đến năm 2020: 74
3.3. Đại hội XI, công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế của ta và nhu cầu đẩy mạnh quan hệ với các đối tác lớn, trong đó có EU : 88
3.4. Triển vọng quan hệ Việt Nam - EU đến năm 2020: 90
KẾT LUẬN 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
BẢN ĐỒ CHÂU ÂU 123
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: asean thiết lập quan hệ với eu mang lại lợi ích gì cho việt nam, các chuyến thăm của nguyên thủ việt nam đến eu từ 1991-2000, chinh sách đối ngoại của việt nam với eu, việc việt nam thiết lập quan hệ ngoại giao vơi eu, những mốc lớn quan hệ việt nam với eu, Quan hệ Việt Nam- EU giai đoạn 2011-2020, Quan hệ Việt Nam với các nước Tây Âu những năm 80 và đầu thập kỷ 90, tình hình đầu tư của EU qua các năm
Last edited by a moderator: