Aelfdane

New Member
Download Luận văn Quản lý di tích, danh thắng gắn với phát triển du lịch ở Quảng Bình

Download Luận văn Quản lý di tích, danh thắng gắn với phát triển du lịch ở Quảng Bình miễn phí





MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH, DANH THẮNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH 7
1.1. Một số khái niệm cơ bản 7
1.2. Vai trò của di tích, danh thắng đối với phát triển du lịch 25
1.3. Một số kinh nghiệm quốc tế trong bảo tồn di tích, danh thắng và phát triển du lịch 28
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH, DANH THẮNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở QUẢNG BÌNH THỜI GIAN QUA 34
2.1. Tổng quan về địa lý, lịch sử và văn hóa Quảng Bình 34
2.2. Đặc điểm và những giá trị tiêu biểu về di tích, danh thắng của Quảng Bình 37
2.3. Thực trạng công tác quản lý di tích, danh thắng gắn với phát triển du lịch ở Quảng Bình thời gian qua 56
2.4.
Đánh giá sự phối hợp giữa văn hóa và du lịch trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di tích, danh thắng phục vụ phát triển du lịch ở Quảng Bình 69
Chương 3: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH, DANH THẮNG NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở QUẢNG BÌNH 74
3.1. Những dự báo về nhu cầu phát triển du lịch 74
3.2. Quan điểm định hư¬ớng công tác quản lý nhằm bảo tồn, tôn tạo và nâng cao chất l¬ượng, hiệu quả của di tích, danh thắng gắn với phát triển du lịch bền vững ở Quảng Bình 78
3.3. Một số giải pháp để nâng cao chất l¬ượng và hiệu quả của công tác quản lý di tích, danh thắng nhằm phát triển du lịch bền vững ở Quảng Bình 82
KẾT LUẬN 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
PHỤ LỤC 127
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ấp, ngược lại không có chính sách, việc xây dựng các giải pháp chỉ mang tính chất tình thế, thiếu cơ sở khoa học và việc Bảo tồn, tôn tạo và phát huy di tích sẽ mang tính chất chắp vá, thiếu đầu tư tập trung, di tích sẽ có nguy cơ bị xuống cấp nhanh...
Nội dung cơ bản và thực trạng của một số chính sách kinh tế - xã hội chủ yếu nhằm bảo tồn, tôn tạo và nâng cao hiệu quả khai thác di tích.
* Chính sách quản lý:
Về đại thể các loại chính sách sau đây được xem là chính sách quản lý.
- Chính sách công nhận di tích
Chính sách công nhận di tích là một tập hợp những nguyên tắc, biện pháp, công cụ của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu pháp luật hóa những công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật thuộc công trình, địa điểm đó được sáng tạo ra trong quá khứ cần được bảo vệ.
Luật Di sản văn hóa Việt Nam quy định cụ thể các tiêu chí để xem xét công nhận di tích như: Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp anh hùng của dân tộc, danh nhân của đất nước; công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến; địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ; quần thể các công trình kiến trúc hay công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hay nhiều giai đoạn lịch sử.
Luật và các văn bản dưới Luật quy định thì đã rõ ràng, tuy nhiên trong thực tế không phải mọi việc, các cung đoạn để công nhận di tích là hoàn toàn thuận lợi, nó còn tùy thuộc vào các yếu tố chủ quan và khách quan, tùy vào thực tiễn của từng địa phương cơ sở.
Việc công nhận di tích và danh thắng ở Quảng Bình trong một thời gian dài nhất là giai đoạn sáp nhập với tỉnh Bình Trị Thiên chưa được quan tâm đúng mức, với một hệ thống di tích trong đó nhiều di tích thuộc hệ thống di tích đường Hồ Chí Minh chưa được công nhận đang còn nhiều. Sau gần 20 năm từ khi tách tỉnh, việc công nhận di tích, khoanh vùng bảo vệ di tích mới được đặt ra nghiêm túc hơn, có hệ thống và chặt chẽ hơn (ví dụ như năm 1986 Sở Văn hóa, Thông tin, thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế công nhận di tích đường 12 A chỉ ghi: Di tích lịch sử đường 12 A bao gồm Cổng Trời, Khe Ve, La Trọng, Đèo Mụ Giạ..., nhưng thực chất các di tích trên Đường 12A còn rất nhiều trọng điểm ác liệt khác cần được bổ sung vào hệ thống di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh. Các di tích trên đường 20 Quyết thắng, đường 10, đường 16 thuộc di tích đường Trường Sơn cũng nằm chung tình trạng nêu trên...).
Bên cạnh nguyên nhân chủ quan, một thực tế đặt ra cần được tháo gỡ đó là việc lập hồ sơ di tích, nhất là đối với những di tích danh nhân lịch sử, hiện tại Cục di sản Văn hóa yêu cầu phải có thẩm định của một tổ chức chuyên môn (như Viện Sử học, Hội khoa học lịch sử Việt Nam chẳng hạn...). Đây là yêu cầu bắt buộc xem ra có vẻ chặt chẽ nhưng trong thực tế các địa phương ở xa trung tâm Hà Nội như Quảng Bình thì việc thẩm định để được công nhận các di tích thuộc lĩnh vực trên cũng đã gặp không ít khó khăn nhất định.
Một áp lực hiện nay là nhiều địa phương, đơn vị đòi hỏi việc công nhận di tích ngày càng nhiều song đội ngũ lại vừa thiếu vừa yếu về chuyên môn nghiệp vụ, tỷ lệ nữ cán bộ đào tạo trong ngành Bảo tàng, Bảo tồn lại chiếm phần đông... do vậy việc đi điều tra, khoanh vùng bảo vệ di tích, lập hồ sơ di tích ở những vùng xa, vùng sâu gặp không ít khó khăn, chậm hoàn chỉnh hồ sơ để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt...
- Chính sách tổ chức quản lý di tích
Chính sách tổ chức quản lý di tích là một tập hợp những cách thức, biện pháp Nhà nước sử dụng để quản lý di tích, bao gồm các nội dung: xác định mô hình tổ chức quản lý các di tích và phân cấp trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ cho các tổ chức được giao quản lý di tích.
Như trên đã trình bày, hiện nay về cơ bản Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những hướng dẫn khá cụ thể trong mô hình quản lý di tích, danh thắng. Tuy vậy về thực chất vẫn chưa thống nhất được một mô hình chung, tùy thuộc vào yếu tố chủ quan của từng địa phương là cơ bản, ngay cả nhưng di tích, danh thắng đặc biệt quan trọng như Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Mỹ Sơn... cũng tồn tại nhiều mô hình quản lý khác nhau. Nhiều địa phương chưa phân định rõ chức năng của cơ quan quản lý nhà nước và chức năng hoạt động sự nghiệp.
Ở cấp tỉnh, hầu hết các địa phương đều thành lập Ban Quản lý Di tích, nhưng chức năng, nhiệm vụ của các Ban quản lý vẫn không thống nhất; có địa phương giao luôn cả phần khai thác cho Ban quản lý như Quảng Trị, Hà Tĩnh là hai tỉnh sát với Quảng Bình, nhưng nhiều tỉnh Ban Quản lý Di tích chỉ làm nhiệm vụ giúp Sở quản lý di tích về mặt hành chính, lập hồ sơ di tích, chống xuống cấp di tích, phối hợp với các địa phương trong việc bảo tồn di tích... Quảng Bình hiện tại cũng theo mô hình này.
Từ giữa năm 1995, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã có quyết định thành lập quản lý di tích, nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước giúp tỉnh làm tốt hơn việc quản lý, bảo vệ di tích trong thời kỳ mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song vấn đề đáng nói ở đây là vẫn chưa có được sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất cao giữa các cấp, các ngành để biến các di sản văn hóa thực sự trở thành những sản phẩm du lịch, nhằm đưa du lịch vào hoạt động, tạo buớc phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Bình. Công tác quy hoạch phát triển du lịch Quảng Bình giai đoạn 2001 đến năm 2010 tuy đã được xây dựng và ban hành song chưa thật được chú trọng cũng như chưa hướng sự quan tâm của toàn xã hội, các ngành, các cấp đến việc bảo tồn và phát huy tác dụng của di tích trong phát triển du lịch. Vì thế các điểm du lịch ở Quảng Bình phát triển còn mang nặng tính chất tự phát, công tác quản lý gặp nhiều lúng túng. Mặc dù việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa quản lý chuyên môn của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch với việc bảo vệ, trùng tu, khai thác của chính quyền địa phương là một vấn đề tế nhị, phức tạp, nhưng không phải là không thể giải quyết được. Hiện nay, lĩnh vực du lịch đã được thống trong một ngành, chắc chắn sẽ tạo được mối liên kết và phối hợp chặt chẽ. Trong quy hoạch mới về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 đến 2020 nói chung, phát triển du lịch nói riêng sẽ có những định hướng, tạo sự gắn kết trong công tác bảo tồn và phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế và văn hóa ngày càng cao.
- Chính sách đãi ngộ đối với những người trực tiếp quản lý di tích
Chính sách đãi ngộ đối với những người trực tiếp quản lý di tích là tập hợp những nguyên tắc, hình thức Nhà nước trả công cho những người trực tiếp được giao quản lý di tích.
Luật Di sản văn hóa mới quy định người có công ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top