greenapple_xox

New Member

Download miễn phí Quản lý doanh nghiệp theo kiểu đầu tàu hay con cua





Gánh nặng quản lý kiểu “đầu tàu”
Hiện, có không ít các doanh nghiệp Việt Nam quản lý, lãnh đạo theo mô
hình "đầu tàu”, trong đó lãnh đạo doanh nghiệp đóng vai trò đầu tàu kéo
toàn bộ “toa tàu” phía sau. Có trường hợp lãnh đạo đi nhanh quá nhân
viên theo không kịp, hay nhân viên chậm quá, khoảng cách giữa lãnh
đạo và nhân viên ngày càng lớn.
Điều này tạo ra một thói quen xấu: lãnh đạo kéo thì chạy, không kéo thì
thôi. Bao nhiêu công việc cũng do chính lãnh đạo đốc thúc và giải quyết.
Vì thế, khi lãnh đạo doanh nghiệp đi công tác xa, hay có việc gì bất ngờ
thì mọi hoạt động bị đình trệ.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

QUẢN LÝ DOANH
NGHIỆP THEO
KIỂU ĐẦU TÀU
HAY CON CUA
Vận dụng ưu điểm của con cua vào việc quản lý và lãnh đạo doanh
nghiệp là nhằm phát huy tối đa sự đóng góp của mỗi cá nhân, phòng
ban vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Ai cũng biết, con cua có 8 cái chân và 2 cái càng. Mặc dù chỉ di chuyển
theo chiều ngang nhưng mỗi lúc di chuyển, 8 chân và 2 càng hoạt động
nhịp nhàng, đồng bộ.
Nếu không may, mất đi một càng, hai càng, mất đi một chân, hai chân,
nhưng sự di chuyển của chúng vẫn không hề bị ảnh hưởng nhiều. Nếu ví
doanh nghiệp là con cua, lãnh đạo được ví như hai cái càng, các phòng
ban và nhân viên được ví như những cái chân của con cua, thì mọi hoạt
động của doanh nghiệp chắc chắn sẽ hài hòa, nhịp nhàng, đồng bộ.
Gánh nặng quản lý kiểu “đầu tàu”
Hiện, có không ít các doanh nghiệp Việt Nam quản lý, lãnh đạo theo mô
hình "đầu tàu”, trong đó lãnh đạo doanh nghiệp đóng vai trò đầu tàu kéo
toàn bộ “toa tàu” phía sau. Có trường hợp lãnh đạo đi nhanh quá nhân
viên theo không kịp, hay nhân viên chậm quá, khoảng cách giữa lãnh
đạo và nhân viên ngày càng lớn.
Điều này tạo ra một thói quen xấu: lãnh đạo kéo thì chạy, không kéo thì
thôi. Bao nhiêu công việc cũng do chính lãnh đạo đốc thúc và giải quyết.
Vì thế, khi lãnh đạo doanh nghiệp đi công tác xa, hay có việc gì bất ngờ
thì mọi hoạt động bị đình trệ.
Một doanh nghiệp, lãnh đạo vừa xác định hướng, vừa chạy mở đường,
vừa kéo theo một nhóm nhân viên cùng chạy, thì làm sao chạy nhanh
được và cũng không đủ sức để tham gia vào cuộc chạy đua đường dài.
Có những lúc công việc quá nhiều, lãnh đạo thiếu sáng suốt, chắc chắc
đầu tàu sẽ chạy lệch và dẫn đến cả nhân viên đều đi “trật đường ray”. Và
đến khi lãnh đạo muốn tìm một người thay thế mình thì không có ai đảm
đương được.
Một doanh nghiệp, mà sự phát triển phụ thuộc hoàn toàn vào một vài
người thì sẽ có những rủi ro nhất định và không thể hiện đúng chức năng
thật sự của lãnh đạo. Đó là vai trò nâng cao tầm quan trọng và vị thế của
mỗi người trong doanh nghiệp để đóng góp của họ càng ngày càng nhiều
hơn.
Trong khi đó, ở một số doanh nghiệp, lại xuất hiện các trường hợp
ngược lại: mỗi nhân viên, phòng ban cứ đua nhau mà chạy, mạnh ai nấy
chạy và đôi khi chạy không nhịp nhàng, không cùng một hướng, đến
một lúc nào đó, người chạy nhanh phải chờ người chạy chậm – chi phí
chờ đợi lẫn nhau rất lớn; hay nhân viên cứ thủng thỉnh đi, mặc cho đối
thủ cạnh tranh đang chạy.
Những thói quen như thế này đã đi vào cuộc sống hàng ngày của doanh
nghiệp. Như vậy, không quản lý theo kiểu “đầu tàu” sẽ khó mà kéo
doanh nghiệp chạy nhanh được. Cách quản lý kiểu này chỉ có ưu điểm
trong một thời đọan nhất định, và đến một lúc nào đó, những nhược
điểm lớn của chúng lại xuất hiện như đã đề cập ở trên.
Lúc này, vận dụng những ưu điểm của con cua vào việc quản lý và lãnh
đạo lại phát huy tác dụng. Lãnh đạo doanh nghiệp phải bố trí nhân viên
vào đúng sở trường của họ, trao cho họ cơ hội để họ phát triển, thách
thức để họ khẳng định. Thông qua công việc cụ thể, nhận dạng tài năng
của nhân viên, và từng bước nhân viên sẽ trưởng thành, gánh vác bớt
trách nhiệm và công việc của lãnh đạo.
Nếu trong doanh nghiệp không ai có năng lực phù hợp thì phải tuyển từ
bên ngoài. Đó chính là quá trình tạo ra những “cái chân con cua” vững
chắc, có thể đảm đương được những công việc quan trọng nhằm đảm
bảo sự hoạt động nhịp nhàng của doanh nghiệp. Nhưng vấn đề tiếp tục
đặt ra là làm sao để các phòng ban, các nhân viên phối hợp công việc
một cách nhịp nhàng và đồng bộ?
Ưu thế của mô hình “con cua”
Muốn làm được điều này thì doanh nghiệp phải tập luyện. Cách tập
luyện hiệu quả nhất là lên kế hoạch làm việc và kiểm soát rõ ràng, đồng
bộ, chuyên nghiệp cho từng cá nhân, từng phòng ban và chung cho toàn
doanh nghiệp. Đối với kế hoạch cá nhân, cuối mỗi ngày làm việc, mỗi
người dành ra 5 phút để viết kế hoạch làm việc cho ngày sau.
Thực tế cho thấy, nếu chúng ta dành ra 5 phút để viết kế hoạch, chúng ta
sẽ tiết kiệm được một giờ làm việc và kết quả đạt được cao hơn rất
nhiều, và mức độ năng động của mỗi cá nhân và doanh nghiệp mỗi ngày
một cao hơn. Chính kế hoạch làm việc rõ ràng, sẽ giúp mỗi người nhận
ra điểm mạnh thật sự của mình thông qua việc so sánh mục tiêu và kết
quả đạt được. Từ đó tổ chức công việc xoay quanh điểm mạnh, mỗi
người sẽ có sự đóng góp lớn nhất cho doanh nghiệp.
Đối với kế hoạch phòng ban, doanh nghiệp, thì mức độ đòi hỏi cao hơn.
Khi lập kế hoạch, nhớ mời những người, những bộ phận liên quan tham
gia. Trong kế hoạch phải thể hiện tính đúng và khả thi trong việc xác
định mục tiêu; từ mục tiêu, xác định các công việc cần làm (tầm quan
trọng, mức độ ảnh hưởng, quan hệ nhân quả, thứ tự ưu tiên); đối với mỗi
công việc: phải làm rõ lợi ích của chúng, và bộ phận (người nào) thực
hiện, bộ phận nào hỗ trợ (công việc, trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng),
phương pháp thực hiện (cách tiếp cận vấn đề, qui trình thực hiện,
phương pháp dự phòng nếu có), thời gian thực hiện (bắt đầu, kết thúc,
chậm trễ cho phép, những thiệt hại và ảnh hưởng do chậm trễ gây ra),
nơi thực hiện công việc, phương tiện cần sử dụng để thực hiện công
việc, ngân sách cho việc thực hiện.
Doanh nghiệp cần cụ thể hóa kế hoạch theo tuần, tháng, quí, năm. Nếu
doanh nghiệp sử dụng tiện ích của máy vi tính và công nghệ thông tin để
hỗ trợ cho việc lập kế hoạch, công việc này rất nhanh. Khi cần thiết thay
đổi một công việc nào đó thì các công việc khác tự động thay đổi hay
được báo để chúng ta điều chỉnh kịp thời.
Tất nhiên tùy công việc mà có sự thêm bớt cho phù hợp. Ví dụ, qua
nghiên cứu, thấy giá thành sản xuất cao quá, muốn nâng cao năng lực
cạnh tranh, doanh nghiệp đặt mục tiêu hạ 10% giá thành sản xuất của
nhà máy.
Như vậy, các công việc cần làm: giảm tồn kho, giảm chi phí mua hàng,
tăng năng suất, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chi phí hoạt động. Trong
thời gian qua, nguyên vật liệu được mua về kém chất lượng.
Chính vì vậy, doanh nghiệp đặc biệt chú trọng công việc này. Phòng
mua hàng phải làm việc thật kỹ lại với nhà cung ứng về chất lượng, giá
cả, các điều kiện giao hàng để đảm bảo chất lượng. Bằng các kỹ thuật
phân tích, đàm phán, kiểm soát để có được nguyên vật liệu đạt tiêu
chuẩn và giá cả hợp lý, bên cạnh đó, phòng mua hàng phải tìm hiểu
thêm nhiều nhà cung cấp để đa dạng hóa quá trình lựa chọn.
Công việc này được triển khai trong tháng 7 năm 2007, cuối tháng sẽ có
sự tổng kết, đánh giá và mời Ban giám đốc và các phòng ban tham dự…
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống kiểm soát kế hoạch
hiệu quả, khuyết khích việc kiểm soát bằng việc tự kiểm soát. Xây dựng
bản mô tả công việc rõ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý hoạt động tự doanh chứng khoán của Công ty cổ phần Chứng khoán MB Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện Văn hóa, Xã hội 1
D Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
D hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc do aasc thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc AAC Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán do AASC thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Những vấn đề cơ bản của tâm lý học quản trị kinh doanh Quản trị học 0
D Báo cáo tốt nghiệp quản lý doanh thu trong doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu ứng dụng khung năng lực vào đánh giá nhân sự quản lý cấp trung trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top