Download miễn phí Tiểu luận Quản lý môi trường nước





Khi môi trường nước bị ô nhiễm đạc biệt là nguồn nước ngọt thì nó không chỉ ảnh hưởng đời sống sinh hoạt của người dân mà ảnh hưởng đến các loại sinh vật cũng như môi trường xung quanh.
Đối với nguồn nước ngầm: ngoài việc các cạn lơ lửng trong nước mặt, các chất thải nặng lắng đọng xuống sông sau khi phân hủy một phần lượng chất được các sinh vật tiêu thụ, một phần thấm xuống mặt nước bên dưới qua đất làm biến đổi các tính chất của các loại nước này theo chiều hướng xấu, bên cạnh đó việc khai thác nguồn nước ngầm bừa bãi và người dân xây dựng các loại hầm chứa nước thải cũng góp phần làm suy giảm chất lượng nguồn nước ngầm, làm cho nguồn tài nguyên quý giá này vốn khan hiếm ngày càng khan hiếm hơn.
Đối với nguồn nước mặt: do nhiều nguyên nhân khác nhau gây sự mất cân bằng giữa lượng chất thải ra môi trường và các loại sinh vật tiêu thụ sinh vật này làm cho các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng không được phân hủy, vẫn còn lưu lại trong nước với khối lượng lớn dẫn đến việc dần mất đi sự tinh khiết ban đầu, làm chất lượng nguồn nước bị suy giảm nghiêm trọng.
Ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật nước đặc biệt là vùng sông do nước chịu tác động của ô nhiễm nhiều nhất. Nhiều loại thủy sinh do hấp thụ các chất độc trong nước thời gian lâu ngày gây biến đổi mạnh trong cơ thể nhiều loài thủy sinh dẫn đến gây đột biến gen ở một số loài hoặc một số loài bị chết.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nông nghiệp.
Ví dụ: để sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1000 tấn nước.
Có thể nói rằng: sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất đều phụ thuộc vào nước.
2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
2.1. Nguồn tài nguyên nước dồi dào phong phú
Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên đây chính là yếu tố quyết định đến sự dồi dào nguồn tài nguyên nước và tồn tại ở nhiều dạng khác nhau.
2.1.1. Tài nguyên nước mặt
Trên lãnh thổ Việt Nam có hơn 2360 con sông dài trên 10 km có dòng chảy thường xuyên, 9 hệ thống sông có diện tích lưu vực trên 1000 km2 là: Mê Kông, Hồng, Cả, Mã, Đồng Nai, Ba, Bằng Giang, Kỳ Cùng và Vũ Gia – Thu Bồn
Sông ngòi việt nam có thể chia thành 3 nhóm chính:
Diện tích lưu vực
(km2)
Tổng lượng nước
(km3/năm)
Nhóm sông
Tất
cả
Trong nước
Ngoài nước
Trung bình
Trong nước
Ngoài nước
Thượng nguồn nằm trong lãnh thổ
45705
43725
1980
38,75
37,17
1,68
Trung và hạ lưu nằm trong lãnh thổ
1060400
199230
861170
761,9
189,62
524,28
Các sông nằm trong lãnh thổ
55602
65502
66,5
66,5
Tổng cộng
298.557
822,15
293,29
535,96
Cả nước
330.000
853,8
317,9
535,96
Bảng 1: Trữ lượng nước mặt ở các sông
Tám vùng kinh tế ở nước ta phần lớn nằm trong các lưu vực sông chính. Tuy nhiên, trữ lượng và chất lượng tài nguyên nước, tính đa dạng sinh học và khả năng có nước và tính dễ bị tổn thương của mỗi vùng khác nhau.Các vùng đồng bằng sông Hồng, Cửu Long, Đông Nam Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc và tài nguyên nước mặt dồi dào. Các vùng này gia tăng dân số, đô thị hóa và công nghiệp hóa một cách nhanh chóng, thâm canh nông nghiệp và vận tải đường thủy đã làm cho chất lượng nước xấu đi và giảm mực nước dưới đất. Trong khi các vùng ven biển với mật độ dân số ngày càng tăng, càng dễ bị tổn thương trước do sự biến đổi khí hậu toàn cầu và nạn phá rừng diễn ra ở các vùng thượng lưu thì tại các vùng núi cao như Tây Bắc, Tây Nguyên hạn hán và lũ quét lại xảy ra ngày càng nghiêm trọng. Tính đa dạng sinh học trên đất liền và thủy sản nước ngọt giảm ở hầu hết ở các vùng. Các nguồn tài nguyên biển và ven biển từng mang lại các lợi ích cho vùng ven biển và nền kinh tế nước nhà nhưng khai thác quá mức là một nguy cơ rõ nhất
2.1.2. Tài nguyên nước ngầm.
Tổng hợp trữ lượng nước dưới đất đã được đánh giá và xét duyệt trên toàn lãnh thổ đến cuối các năm 1998 và các năm 2002, 2004 được thể hiện trong bảng 2.
Bảng 2: Trữ lượng nước trên lãnh thổ Việt Nam (m3/ ngày)
Thứ tự
Nguồn nước
1998
2002
2004
1
Nước mặt
2,27 tỷ
2,27 tỷ
2
Nước dưới đất
14457446
130017000
130017000
Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Bộ NN & PTNT
Nguồn nước ngầm được phân bố theo lãnh thổ như sau:
Hà Nội– Hải Phòng– Quảng Ninh 5058915 m3/ ngày
Huế– Đà Nẵng 944854 m3/ ngày
Thành phố Hồ Chí Minh– Đồng Nai– Vũng Tàu 1591182 m3/ ngày
Các vùng khác 6979515 m3 /ngày
Ngoài ra, Việt Nam có bờ biển dài 3260 km với hơn 3500 đảo lớn nhỏ, 28 tỉnh thành trong nước có đường bờ biển đi qua. Đây là điều kiện quan trọng để nước ta đẩy mạnh chiến lược phát triển ngành kinh tế biển.
2.2.Hiện trạng ô nhiễm nguồn tài nguyên nước.
Trong quá trình phát triển đất nước đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đô thị hóa khá nhanh kết hợp sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nguồn nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy nước thải thường có độ pH trung bình từ 9 – 11, chỉ số nhu cầu ôxi sinh hóa (COD) có thể lên tới 700mg/l và 2500mg/l cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.
Tình trạng ô nhiễm nước của các đô thị có thể thấy,ở thành phố Hà Nội: tổng lượng nước thải lên tới 300000 – 400000 m3/ngày. Hiện chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải chiếm 25% lượng nước thải của bệnh viện, 36/400 cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý nước thải, lượng rác thải chưa được thu gom khoảng 1200 m3/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành, chỉ số BOD, COD các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá mức cho phép.
Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4000 tấn/ngày, chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là xử lý nước thải, 3000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.
Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà các đô thị khác như Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế… nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý ô nhiễm, nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, các thông số như BOD, COD, DO đều vượt từ 5 – 10 lần, thậm chí 20 lần tiêu chuẩn cho phép.
Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay việt nam có gần 76% dân số sống ở nông thôn, là nơi có cơ sở hạ tầng lạc hậu,phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoạc bị rửa trôi làm cho tình trạng ô nhiễm nước về mặt hữu cơ vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, vi khuẩn Fecacoliforin trung bình biến đổi từ 1500 – 3500 MNP/100 ml ở các kênh tưới tiêu.
Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nên các nguồn nước ở các sông, hồ, kênh mương bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và môi trường nước.
Theo thống kê của bộ thủy sản. tổng diện tích nước mặt sử dụng cho nuôi trồng thủy sản đến năm 2001 của cả nước là 751999 ha. Do nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch và không tuân thủ các quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực đến môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng các hóa chất trong môi trường thủy sản , các thức ăn dư lắng đọng xuống đáy ao hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm, phát sinh một số sinh vật gây bệnh thậm chí có nơi xuất hiện thủy triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam.
Tình trạng khai thác vật liệu xây dựng như cát, sỏi từ lòng sông và bãi sông, khai thác thực vật ven sông xảy ra tương đối phổ biến và không kiểm soát nổi dẫn đến tình trạng xói lở lòng và bờ sông đã xảy ra ở nhiều nơi ảnh hưởng tới người dân sống ở ven sông thậm chí gây thay đổi chế độ thủy lợi, trao đổi nước mặt với nước ngầm của sông ngòi. Một số nơi tình trạng lấn chiếm lòng và bãi sông đang làm thu nhỏ dần lòng sông. Cũng theo báo cáo tại kỳ họp thứ 8 hội đồng quốc gia tài nguyên nước, tỉ lệ phần trăm các đoạn sông bị cản trở lưu thông dòng chảy trên sông Hồng chiếm tới 71%, sông Thạch Hãn 77,5%, sông Ba 66%.
Việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm không đúng quy trình, thiếu quy hoạch đã khiến cho mực...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nâng cao hiệu quả quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước vườn quốc gia xuân thủy Nông Lâm Thủy sản 0
D Quản lý môi trường khu công nghiệp Lê Minh Xuân, thành phố Hồ Chí Minh Khoa học Tự nhiên 0
D Thực trạng công tác quản lý môi trường tại khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh thành phố Thái Bình Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững Khoa học Tự nhiên 0
D Quản lý môi trường và vai trò của nhà nước trong quản lý môi trường Khoa học Tự nhiên 0
D Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu tích hợp hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 với hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001 cho công ty TNHH nhà thép tiền chế Khoa học Tự nhiên 0
D ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI BÃI RÁC NAM SƠN, HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Luận văn Sư phạm 1
D Đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp quản lý tại khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top