quynhvth

New Member
Mod mới có tài liệu này chia sẻ miễn phí cho các bạn


Đề tài luận án: Quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế (Khoa học quản lý;) - Mã số: 62.34.01.01

NCS: Đào Anh Tuấn

Người hướng dẫn: GS.TSKH.Lê Du Phong

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:

1.
Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước (QLNN) về thương mại điện tử (TMĐT) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, luận án đề xuất cần coi khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng, với quan điểm này TMĐT được hiểu là việc tiến hành một khâu hay toàn bộ quy trình của hoạt động kinh doanh bằng các phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hay các mạng mở khác.

2. Luận án đã nghiên cứu xây dựng và đề xuất bộ tiêu chí để đánh giá hoạt động QLNN về TMĐT trên cơ sở vận dụng mô hình Outcome và phương pháp luận về đánh giá chính sách của Ngân hàng thế giới. Các chỉ số trong bộ tiêu chí này được sử dụng để đánh giá một cách toàn diện các nội dung QLNN về TMĐT theo các tiêu chí: hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững.

Những đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu:

1.
Từ kết quả phân tích thực trạng QLNN về TMĐT ở Việt Nam giai đoạn 2006-2012, kết quả đánh giá QLNN về TMĐT theo các tiêu chí ở trên, luận án đã chỉ rằng: bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, hoạt động QLNN về TMĐT hiện nay còn tồn tại một số bất cập chủ yếu sau: (i) thiếu các định hướng chiến lược trong phát triển TMĐT; (ii) pháp luật về TMĐT chưa điều chỉnh hết nhiều lĩnh vực mới nảy sinh trong TMĐT; (iii) niềm tin của người tiêu dùng đối với TMĐT còn thấp; (iv) nguồn nhân lực cho TMĐT còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; (v) hoạt động kiểm tra, thanh tra TMĐT chưa được trú trọng.

2. Để hoàn thiện QLNN về TMĐT, luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu sau:

(i) Xây dựng chiến lược phát triển TMĐT quốc gia nhằm tạo ra các định hướng lâu dài cho phát triển TMĐT ở Việt Nam.

(ii) Hoàn thiện các chính sách TMĐT như: chính sách thương nhân; chính sách thuế trong TMĐT; chính sách bảo vệ người tiêu dùng; chính sách nguồn nhân lực.

(iii) Hoàn thiện pháp luật về TMĐT trong đó tập trung vào các nội dung: công nhận TMĐT là một ngành trong hệ thống các ngành kinh tế quốc dân; quy định rõ về trách nhiệm, quyền hạn của các bên tham gia TMĐT đối với các hình thức TMĐT mới nảy sinh; hoàn thiện các quy định về TMĐT xuyên biên giới; công nhận giá trị pháp lý của chứng cứ điện tử; hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp trong TMĐT.

(iv) Tăng cường hoạt động đào tạo về TMĐT, công nhận TMĐT là một chuyên ngành chính thức trong hệ thống giáo dục quốc gia.

(v) Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra về TMĐT, thành lập thanh tra chuyên ngành về TMĐT.

N MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU......................................................................................................................... 5
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu............................................................. 5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài ........................................................ 5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ........................................................ 7
1.1.3. Nhận xét từ tổng quan các công trình nghiên cứu........................................ 9
1.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 9
1.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp................................................................ 9
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính........................................................... 11
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng........................................................ 13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................... 17
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .................................... 18
2.1. Thương mại điện tử. ...................................................................................... 18
2.1.1. Khái niệm thương mại điện tử................................................................... 18
2.1.2. Các đặc trưng của thương mại điện tử....................................................... 21
2.1.3. Các mô hình thương mại điện tử ............................................................... 22
2.1.4. Lợi ích và các hạn chế của thương mại điện tử.......................................... 23
2.2. Quản lý nhà nước về thương mại điện tử ..................................................... 27
2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về thương mại điện tử .................................. 27
2.2.2. Mục tiêu quản lý nhà nước về thương mại điện tử..................................... 28
2.2.3. Chức năng quản lý nhà nước về thương mại điện tử.................................. 28
2.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử.................................... 29
2.2.5. Bộ máy quản lý nhà nước về thương mại điện tử ...................................... 40
2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thương mại điện tử.......... 41
2.2.7. Đánh giá quản lý nhà nước về thương mại điện tử .................................... 43
2.3. Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý nhà nước về thương mại điện tử......... 44
2.3.1. Kinh nghiệm của các quốc gia trong xây dựng chiến lược phát triển thương
mại điện tử ......................................................................................................... 44
2.3.2. Kinh nghiệm của các quốc gia trong việc xây dựng chính sách và ban hành
pháp luật về thương mại điện tử......................................................................... 45
2.3.3. Kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thương mại điện tử48
2.3.4. Các bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về thương mại điện tử đối với
Việt Nam............................................................................................................ 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................... 53
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ...................................................................................... 54
3.1. Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam................................ 54
3.1.1. Giai đoạn thương mại điện tử hình thành và được pháp luật thừa nhận chính
thức .................................................................................................................... 54
3.1.2. Giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử ở Việt Nam ........... 56
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về thương mại điện tử .................................. 59
3.2.1. Xây dựng kế hoạch phát triển thương mại điện tử..................................... 59
3.2.2. Xây dựng chính sách và ban hành pháp luật về thương mại điện tử........... 61
3.2.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thương mại điện tử ........................ 88
3.2.4. Kiểm tra, thanh tra thương mại điện tử...................................................... 96
3.3. Bộ máy quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Việt Nam..................... 99
3.3.1. Bộ máy quản lý nhà nước về thương mại điện tử cấp Trung ương............. 99
3.3.2. Bộ máy quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở cấp địa phương ........ 105
3.4. Đánh giá quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Việt Nam ................ 106
3.4.1. Bộ tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về thương mại điện tử ................. 106
3.4.2. Tổng hợp kết quả nghiên cứu từ quá trình điều tra .................................. 107
3.4.3. Đánh nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử ......................... 109
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.................................................................................... 121
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM...................................... 122
4.1. Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam và xu hướng phát
triển thương mại điện tử trên thế giới ............................................................... 122
4.1.1. Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam............................. 122
4.1.2. Xu hướng phát triển thương mại điện tử trên thế giới.............................. 124
4.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử .............. 124
4.2.1. Sự phát triển thương mại điện tử cần tuân thủ cơ chế thị trường, kết hợp với
sự tác động tích cực của Nhà nước. .................................................................. 124
4.2.2. Phát triển thương mại điện tử dựa trên sự mở rộng hợp tác quốc tế và cần
phù hợp với tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế........................................... 125
4.2.3. Chiến lược phát triển thương mại điện tử cần phù hợp và kết hợp chặt chẽ
với những nội dung của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội........................... 126
4.3. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý nhà nước về thương mại điện
tử ở Việt Nam...................................................................................................... 126
4.3.1. Xây dựng chiến lược phát triển thương mại điện tử quốc gia .................. 126
4.3.2. Hoàn thiện chính sách phát triển thương mại điện tử............................... 128
4.3.3. Hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử............................................ 134
4.3.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thương mại điện tử ...................... 138
4.3.5. Hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra thương mại điện tử .................. 141
4.3.6. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về thương mại điện tử................... 142
4.4. Điều kiện chủ yếu để thực thi các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về
thương mại điện tử ............................................................................................. 144
4.4.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước........................................................... 144
4.4.2. Đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng ............................................... 148
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.................................................................................... 150
KẾT LUẬN CHUNG.......................................................................................... 151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...................... 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 154
PHỤ LỤC............................................................................................................ 158
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) trên thế giới đã làm thay đổi
cách kinh doanh, thay đổi mạnh mẽ các giao dịch truyền thống và đem lại
những lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp cho người tiêu dùng và cho toàn xã hội.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất
kinh doanh đã làm tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, tạo ra nhiều cơ hội
kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Trong quá trình phát triển TMĐT ở Việt Nam, Nhà nước với vai trò là chủ thể
quản lý đã tạo ra những ra những tiền đề cơ bản cho việc ứng dụng và triển khai
TMĐT trong các doanh nghiệp. Bằng các công cụ quản lý của mình, Nhà nước đã
đóng vai trò định hướng, tạo lập môi trường cho sự phát triển của TMĐT.
Tuy nhiên từ quá trình triển khai TMĐT trong thời gian vừa qua cho thấy tuy
môi trường cho sự phát triển TMĐT ở Việt Nam đã hình thành nhưng vẫn chưa đáp
ứng được cho sự phát triển có hiệu quả của TMĐT. Hoạt động quản lý nhà nước
(QLNN) về TMĐT hiện nay còn tồn tại một số bất cập chủ yếu sau: thiếu các định
hướng chiến lược trong phát triển TMĐT; pháp luật về TMĐT chưa điều chỉnh hết
nhiều lĩnh vực mới nảy sinh trong TMĐT; sự phối hợp quản lý nhà nước về TMĐT
giữa các cơ quan QLNN về TMĐT chưa hiệu quả; niềm tin của người tiêu dùng đối
với TMĐT còn thấp; nguồn nhân lực cho TMĐT còn thiếu về số lượng và yếu về
chất lượng; hoạt động kiểm tra, giám sát TMĐT chưa được trú trọng.
Bên cạnh đó, sự phát triển không ngừng trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói
chung và TMĐT nói riêng trên thế giới sẽ tạo ra những thách thức không nhỏ cho
việc thực hiện các chức năng QLNN về TMĐT ở Việt Nam.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, QLNN về TMĐT trong thời gian tới cần
tiếp tục được hoàn thiện cả về mặt lý luận và thực tế triển khai thực hiện. Để có cơ sở
hoàn thiện các nội dung này, hoạt động QLNN về TMĐT cần được củng cố về
mặt lý luận như: làm rõ mục tiêu, nội dung, các nguyên tắc, yêu cầu cũng như các
công cụ mà Nhà nước có thể sử dụng trong quá trình thực hiện chức năng QLNN về
TMĐT. Ngoài ra để khắc phục các bất cập trong hoạt động QLNN về TMĐT ở Việt
nam hiện nay thì hoạt động QLNN về TMĐT cần được đánh giá một cách toàn
diện để tìm ra những bất cập còn tồn tại cũng như nguyên nhân của các hạn chế này.
Với những lý do nên trên, việc nghiên cứu đề tài "Quản lý nhà nước về thương
mại điện tử" có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn nhằm góp phần hoàn thiện lý
luận QLNN về TMĐT cũng như hoàn thiện các nội dung QLNN về TMĐT ở Việt
Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm rõ những lí luận về QLNN đối với
TMĐT, đề xuất các giải pháp nhằm nhằm hoàn thiện QLNN về TMĐT ở Việt Nam.
Bên cạnh đó luận án cũng nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các nội
dung QLNN về TMĐT, làm căn cứ cho việc đánh giá QLNN về TMĐT ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình thực hiện các nội dung QLNN về
TMĐT; là các DN đang thực hiện TMĐT ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Về khái niệm TMĐT, với mục tiêu là hoàn thiện
QLNN về TMĐT ở Việt Nam nên luận án sử dụng khái niệm TMĐT theo nghĩa
rộng, theo đó TMĐT là việc tiến hành một khâu hay toàn bộ quy trình của hoạt
động thương mại bằng các phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng
viễn thông di động hay các mạng mở khác.
Đối với hoạt động QLNN về TMĐT, luận án chỉ tập trung nghiên cứu các nội
dung QLNN về TMĐT ở Việt nam theo hướng tiếp cận từ quá trình quản lý, các nội
dung này bao gồm: (i) Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển TMĐT; (ii) Xây
dựng chính sách và ban hành pháp luật về TMĐT; (iii) Tổ chức thực hiện kế hoạch
và chính sách phát triển TMĐT; (iv) Kiểm soát TMĐT. Đây là cách tiếp cận phổ
biến trong các nghiên cứu về hoạt động QLNN nói chung, QLNN về TMĐT nói
riêng.
Phạm vi đối tượng nghiên cứu: đối với các DN nghiên cứu, luận án chỉ tập
trung nghiên cứu các DN đã áp dụng TMĐT từ cấp độ 2 trở lên; đang ứng dụng các
ba mô hình TMĐT là B2B; B2C và C2C. Các DN này đang hoạt động trong một số
lĩnh vực chủ yếu như: thương mại, bán buôn, bán lẻ; sản xuất công nghiệp; tài chính
ngân hàng và công nghệ thông tin. Đây là các lĩnh vực trong đó có rất nhiều DN Việt
Nam đang thực hiện TMĐT.
Phạm vi thời gian nghiên cứu: luận án đánh giá thực trạng QLNN về TMĐT
trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2012, đây là giai đoạn triển khai thực
hiện kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010; kế hoạch tổng thể
phát triển TMĐT giai đoạn 2011-2015 và các kế hoạch kinh tế xã hội quan trọng
khác của đất nước.
4. Các đóng góp của luận án
4.1. Về mặt lý luận
Thứ nhất, để thực hiện chức năng QLNN về TMĐT trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay, luận án đề xuất cần coi khái niệm về TMĐT theo nghĩa
rộng, với quan điểm này TMĐT được hiểu là việc tiến hành một khâu hay toàn bộ
quy trình của hoạt động thương mại bằng các phương tiện điện tử có kết nối với
mạng Internet, mạng viễn thông di động hay các mạng mở khác.
Thứ hai, luận án đã nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đánh giá hoạt động QLNN
về TMĐT trên cơ sở vận dụng mô hình Outcome và phương pháp luận về đánh giá
chính sách của Ngân hàng thế giới. Các chỉ số này được sử dụng để đánh giá một
cách toàn diện các nội dung QLNN về TMĐT theo các tiêu chí: hiệu lực, hiệu quả,
phù hợp và bền vững.
4.2.Về mặt thực tiễn
Luận án phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về TMĐT ở Việt Nam trong
giai đoạn 2006-2012; đánh giá và phân tích những nguyên nhân dẫn đến thành công
và hạn chế trong QLNN về TMĐT. Để hoàn thiện QLNN về TMĐT, luận án đề xuất
một số giải pháp chủ yếu sau:
(i) Xây dựng chiến lược phát triển TMĐT quốc gia nhằm tạo ra các định hướng
lâu dài cho phát triển TMĐT ở Việt Nam.
(ii) Hoàn thiện các chính sách TMĐT như: chính sách thương nhân; chính sách
thuế trong TMĐT; chính sách bảo vệ người tiêu dùng; chính sách tạo nguồn nhân
lực.
(iii) Hoàn thiện pháp luật về TMĐT trong đó tập trung vào các nội dung: công
nhận TMĐT là một ngành trong hệ thống các ngành kinh tế quốc dân; quy định rõ về
trách nhiệm, quyền hạn của các bên tham gia TMĐT đối với các hình thức TMĐT
mới nảy sinh; hoàn thiện các quy định về TMĐT xuyên biên giới; công nhận giá trị
pháp lý của chứng cứ điện tử; hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp trong
TMĐT.
(iv) Tăng cường hoạt động đào tạo về TMĐT, công nhận chuyên ngành TMĐT
là một chuyên ngành chính thức trong hệ thống giáo dục quốc gia.
(v) Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra về TMĐT, thành lập thanh tra
chuyên ngành về TMĐT.
Phối hợp với cơ quan QLNN tại Việt Nam khi có yêu cầu để ngăn chặn, loại
bỏ các thông tin sai phạm.
Thứ hai, quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân Việt nam
khi tham gia các giao dịch điện tử xuyên biên giới
Ban hành các biện pháp phù hợp trong luật nhằm đảm bảo việc chuyển giao dữ
liệu qua biên giới. Các dữ liệu chỉ được chuyển giao sang nước khác khi nước đó có
một cơ chế bảo vệ dữ liệu cá nhân phù hợp.
Có các quy định về quản lý thuế đối với các giao dịch xuyên biên giới của các
cá nhân và tổ chức trong nước. Thực tế phát triển TMĐT trong thời gian qua cho
thấy việc cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới của các hãng lớn như dịch vụ quảng
cáo trực tuyến của Google hay Facebook, rất nhiều doanh thu từ quảng cáo trực
tuyến đã và đang được nhiều DN Việt nam chuyển cho Google, Facebook qua thẻ
tín dụng để không phải kê khai và tránh bị đánh thuế nhà thầu. Trong tương lai, khi
việc cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới ngày càng phát triển mạnh ở Việt Nam thì
Nhà nước sẽ bị thất thu một khoản thuế khá lớn.
Để tránh thất thu thuế cho Nhà nước, cần quy định chặt chẽ hơn đối với hoạt
động thanh toán qua ngân hàng cho các giao dịch TMĐT xuyên biên giới.Theo đó,
trước khi chuyển tiền ra nước ngoài thì tổ chức, cá nhân trong nước phải gửi văn bản
tới ngân hàng báo cáo rõ việc đã thi hành nghĩa vụ thuế cho giao dịch TMĐT xuyên
biên giới và ngân hàng chỉ chuyển tiền khi thấy có xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ
nộp thuế trong nước.
4.3.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thương mại điện tử
4.3.4.1. Nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến các kiến
thức về thương mại điện tử
Trong giai đoạn 5 năm 2006 - 2010, hoạt động tuyên truyền, phổ biến về
TMĐT đã được các cơ quan QLNN, cơ quan thông tin đại chúng tổ chức triển khai
mạnh mẽ. Tuy vậy, đến nay nhận thức về TMĐT của người dân vẫn còn thấp và
giao dịch TMĐT vẫn còn là một hình thức mới mẻ đối với phần lớn người tiêu dùng.
Do đó, trong thời gian tới, đặc biệt là trong các năm đầu triển khai Kế hoạch
tổng thể giai đoạn 2011-2015, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên
quan và các DN trong việc đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phổ biến về TMĐT. Có
thể triển khai một số hoạt động nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức của toàn xã
hội đối với TMĐT như sau:
Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu về TMĐT. Sự nghiên cứu thấu đáo về TMĐT
sẽ hình thành nền tảng lý luận và tổng kết thực tiễn, làm cơ sở cho việc hoạch định
chính sách, truyền thông và thực hiện TMĐT.
Đào tạo, hỗ trợ nâng cao trình độ, khả năng triển khai TMĐT đối với các DN,
nhất là đối với các DN vừa và nhỏ. Cần có sự đa dạng, chú trọng chất lượng, tránh
hình thức trong các hoạt động đào tạo, phổ biến kiến thức đối với các DN. Đặc biệt
nên chú trọng tăng cường các hợp tác, hỗ trợ quốc tế đối với các hoạt động này.
Tăng cường công tác truyền thông về TMĐT. Thông qua các phương tiện
truyền thông, giúp cho xã hội hiểu rõ thêm về TMĐT, qua đó khuyến khích mọi
người tham gia một cách hiệu quả. Thường xuyên tổ chức các chương trình nhằm
kích thích nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, xây dựng tập quán mua
sắm tiên tiến nhờ ứng dụng TMĐT như: tuần lễ mua sắm trực tuyến, chương trình
bình chọn Website TMĐT uy tín v.v...
Triển khai các hoạt động giới thiệu về ứng dụng TMĐT theo từng ngành sản
xuất và dịch vụ như nông sản, thủy sản, cơ khí, điện tử, phân phối, quảng cáo, du
lịch, giải trí; chú trọng tới hoạt động quảng bá các DN điển hình thành công trong
ứng dụng và cung cấp dịch vụ TMĐT.
Xây dựng các chương trình tập huấn cán bộ quản lý kinh tế ở Trung ương và
địa phương và các chương trình bồi dưỡng chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ chuyên
trách về TMĐT.
Phổ biến, tuyên truyền về lợi ích và kỹ năng ứng dụng TMĐT cho DN, người
tiêu dùng các ngành sản xuất và dịch vụ chính; quảng bá các DN điển hình thành
công trong ứng dụng cung cấp dịch vụ TMĐT.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về thanh toán điện tử;
nâng cao nhận thức để thay đổi hành vi thanh toán thông qua vận động, phổ biến cho
người sử dụng thẻ, đơn vị chấp nhận thanh toán, tăng cường đào tạo kỹ năng cho cán
bộ cung ứng dịch vụ thanh toán điện tử.
4.3.4.2. Xây dựng và triển khai chương trình phát triển thương mại điện
tử
Chương trình phát triển TMĐT là tập hợp các nội dung, nhiệm vụ về hoạt động
phát triển TMĐT quốc gia và địa phương theo từng giai đoạn nhằm mục tiêu khuyến
khích, hỗ trợ ứng dụng TMĐT để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

haitdpd01710

New Member
Làm cách nào nhận được tài liệu ? khi nhấn vào link dowload thấy forword đến trang khác ?
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định Văn hóa, Xã hội 0
R Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn đối với một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
B Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước về quản lý kinh tế ở cấp huyện Sinh viên chia sẻ 0
D Quản lý nhà nước về hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài Luận văn Luật 0
D Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực của Cảnh sát cơ động Công an thành phố Hà Nội Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện Văn hóa, Xã hội 1
D quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0
H Em nhờ ad tải hộ em Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với cơ sở du lịch trên địa bàn thành phố hồ chí minh Sinh viên chia sẻ 1
D Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo Luận văn Sư phạm 0
D quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top