mafiaboy2001

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI NÓI ĐẦU
Sau cuộc đại khủng hoảng giữa thập niên 80, năm 1986 là một mốc lịch sử đầy ý nghĩa đối với Việt Nam, đánh dấu sự chuyển mình từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường với sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự thay đổi này tác động mạnh mẽ đến tất cả doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước đã quá quen với những chỉ tiêu sản xuất. Nó giống như một sự thay đổi khắc nghiệt của môi trường sống. Vì vậy không tránh khỏi một loạt các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và phá sản. Kinh tế thị trường là sự "chọn lọc tự nhiên". Doanh nghiệp thích ứng được với những biến động đó thì sẽ tồn tại và phát triển.
Một điều mà các chủ doanh nghiệp luôn ghi nhớ là doanh nghiệp của họ tồn tại được dựa trên nhu cầu của thị trường. Thị trường thì vô cùng biến động, do đó cần có một công cụ ứng phó với sự biến động này. Công cụ này phải đoán được những thay đổi của thị trường cả theo chiều hướng tích cực, cả theo chiều hướng tiêu cực. Đó chính là chiến lược kinh doanh - một công cụ hữu hiệu cung cấp cho nhà quản lý những thông tin tổng hợp về môi trường kinh doanh cũng như nội lực của doanh nghiệp. Đây là căn cứ cho nhà quản lý tìm ra những cơ hội, những đe doạ đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời chỉ rõ những mặt mạnh mặt yếu của chính doanh nghiệp mình nhằm tìm ra một đường đi đúng đắn và khoa học.
Một công cụ quan trọng như vậy nhưng tiếc thay hiện nay chưa được các doanh nghiệp quan tâm một cách thích đáng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng trên:
Hoạt động quản trị hiện nay chủ yếu dựa trên kinh nghiệm.
Nhận thức chưa đầy đủ về chiến lược kinh doanh.
Chi phi cho quản trị chiến lược.
Hoạch định chiến lược đã khó nhưng tổ chức thực hiện còn khó hơn.
Do các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển đất nước, nên hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy việc tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này là cần thiết. Từ lí do trên em đã mạnh dạn thực hiện đề tài "Quản tri chiến lược trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay " với hy vọng làm rõ hơn hoạt động hiện nay của các doanh nghiệp này và khả năng ứng dụng các công nghệ mới trong quản lý đặc biệt là quản lý chiến lược kinh doanh.
Nội dung của đề án này bao gồm:
Phần I: Lí luận chung về chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược kinh doanh.
Phần II: Thực trạng về công tác quản trị chiến lược ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay.
Phần III: Phương hướng và một số giả pháp hoàn thiện công tác quản trị chiến lược tại các doanh nghiệ vừa và nhỏ ở Việt Nam.

PHẦN I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP

I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Kinh doanh:
Là các hoạt động vì mục tiêu làm giàu của các chủ kinh doanh ở trên thị trường.
2. Quản trị kinh doanh:
Là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ doanh nghiệp lên tập thể những người lao động trong doanh nghiệp, các khách thể quản lý; sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các cơ hội của doanh nghiệp để đạt tới mục đích, mục tiêu của doanh nghiệp theo đúng luật định và thông lệ kinh doanh.
3. Các bước của quá trình quản trị kinh doanh

4. Định hướng kinh doanh:
Là quá trình ấn định những nhiệm vụ, những mục tiêu và các phương pháp tốt nhất để thực hiện.
a. Vai trò của định hướng:
a1. Con người chỉ làm việc khi có thể "nhìn" thấy kết quả sẽ đạt được.
- Có thể nói: Cách tốt nhất để chinh phục tương lai là có những đoán chính xác và sáng suốt từ hôm nay (chiến lược, kế hoạch) rồi đem thực hiện nó coi như nó không thể không được thực hiện.
- K.Mác nói: Con ong làm cái tổ chuẩn xác đến mức con người khó có thể làm được, nhưng con ong làm việc đó là theo bản năng. Còn con người khi xây dựng một cái nhà ngoài đời thì trước tiên họ xây dựng nó ở trong óc.
- Thời gian có thể tạo ra tất cả, có thể xóa đi tất cả.
a2. Viễn cảnh là cái để lôi kéo, tổ chức con người hướng tới tương lai.
- Con người luôn hy vọng vào sự thay đổi trong tương lai.
- Con người cần biết mình phải đi đến đâu trong tương lai (các mục tiêu) và đi đến đó như thế nào (phương pháp đạt đến mục tiêu).
- Quản trị với một viễn cảnh tương lai rõ ràng (chiến lược) sẽ tạo ra động lực to lớn (niềm tin, sự quyết tâm, lòng can đảm). Mọi người trong doanh nghiệp sẽ tin tưởng khi được chỉ rõ cái gì sẽ phải xảy ra trong tương lai và không thể nào có thể làm khác được.
b. Nội dung của định hướng kinh doanh.
b1. Quan điểm: Là sức nhận biết, là tầm nhìn hướng tới sự phát triển trong tương lai, thông qua sứ mệnh (các nhiệm vụ to lớn mang tính lịch sử) mà chủ thể doanh nghiệp đặt ra để dồn mọi tâm lực thực hiện thành công.
b2. Các chiến lược doanh nghiệp.
b2.1. Mô hình: là sự mô tả đối tượng (phải nghiên cứu) qua các đặc trưng cơ bản của đối tượng nhờ vào kinh nghiệm và tri thức của con người.
b2.2. Kế hoạch: là mô hình tương lai của sự biến đổi của doanh nghiệp được viết thành văn bản, bao gồm những công việc dự định phải làm với các cách thức tiến hành, trình tự thực hiện, nguồn lực phải sử dụng và thời hạn nhất định để đạt đến các mục đích đặt ra của doanh nghiệp. Nó là công cụ quản lý của doanh nghiệp.
b2.3. Kế hoạch hóa: là quá trình xây dựng, kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra thực hiện và điều chỉnh (nếu có) được lặp đi lặp lại thường xuyên để điều hành, phát triển doanh nghiệp.
b2.4. Chiến lược
II. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC
1. Chiến lược doanh nghiệp:
Là hệ thống các đường lối và biện pháp phát triển doanh nghiệp, các mục tiêu cần đạt, các nguồn lực phải sử dụng để đạt được các mục tiêu dự định trong thời hạn của chiến lược.
2. Quan hệ giữa chiến lược và kế hoạch
a. Cả hai đều mô tả tương lai cần đạt và cách thức để đạt tới của doanh nghiệp.
b. Chiến lược có thời hạn dài và mang tính định tính nhiều hơn so với kế hoạch. Kế hoạch là hình thức diễn đạt chiến lược (5 - 10 năm/ 1 - 2 năm).
3. Quan hệ giữa chiến lược và chiến thuật của doanh nghiệp
a. Chiến thuật là các giải pháp cụ thể để thực hiện chiến lược ở từng thời điểm và môi trường kinh doanh cụ thể.
b. Chiến thuật hết sức linh hoạt.
KẾT LUẬN
Qua phần phân tích trên cho thấy chiến lược kinh doanh luôn cần thiết và đóng vai trò quan trọngtrong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là kim chỉ nam dẫn dắt các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh một cách có khoa học trong nền kinh tế thị trường đâỳ biến động. Một chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp thấy được những cơ hội, những nguy cơ từ môi trường kinh doanh cũng như nhận ra những điểm mạnh,điểm yếu của doanh nghiệp, nhằm dưa ra các giải pháp tối ưu.
Do có nhiều mặt hạn chế nên hiện nay việc sử dụng chiến lược trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn tỏ ra kém hiệu quả. Có thể nói không ít nhà quản trị doanh nghiệp khi được hỏi về chiến lược kinh doanh họ chỉ nói được chung chung, không nắm được quy trình công nghệ quản trị chiến lược. Rõ ràng sự hiểu biết về chiến lược,về tác dụng nó của đối với các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay còn nhiều hạn chế và khiếm khuyết.
Qua đề án này em cũng muốn làm rõ thêmvai trò rất quan trọng của hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay cũng như trong tương lai. Đây sẽ là lực lượng phát triển nhanh nhất thời gian tới.
Vì thế việc chiến lược hoá cho các doanh nghiệp là rất quan trọng không những từ đòi hỏi của các doanh nghiệp mà còn là của toàn xã hội. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ. Đặc biệt là tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế, tất cả các loại hình doanh nghiệp. Có như vậy mới tạo ra được một thị trường cạnh tranh lành mạnh. Các doanh nghiệp sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, phát triển theo năng lực.
Qua nghiên cứ đề tài này càng thể hiện rõ vai trò điều tiết của nhà nước là quan trọng và không thể thiếu, nhằm vận hành các thành phần kinh tế đi đúng hướng.
Do hạn chế về mặt số liệu, thời gian nên trong đề tài này còn rất nhiều hạn chế, chưa đi sâu hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phân tích kỹ hơn khả năng quản lý chiến lược của các doanh nghiệp nay.
Em xin chân thành Thank sự tận tình hướng dẫn của cô giáo, mong cô giáo đóng góp ý kiến giúp em hoàn thiện hơn các đề tài sau.
Sinh viên: Nguyễn Việt Thắng
Lớp: Kinh doanh tổng hợp 48B

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Khoa học quản lý - Khoa KHQL - Trường ĐHHKTQD.
2. Giáo trình Chính sách kinh tế xã hội - Khoa KHQL -
Trường ĐHHKTQD.
3. Giáo trình Quản lí kinh tế - Khoa KHQL - Trường ĐHHKTQD.
4. Giáo trình chiến lược kinh doanh - Khoa KTPT - Trường ĐHHKTQD.
5. Chiến lược quản lý và kinh doanh ( T1&T2 ) - Học viện HCQG.
6. Tạp chí nghiên cứu tư nhân
7. Thời báo Kinh tế Sài Gòn.
8. Tạp chí nghiên cứ kinh tế.


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP 3
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 3
1. Kinh doanh: 3
2. Quản trị kinh doanh: 3
3. Các bước của quá trình quản trị kinh doanh 3
4. Định hướng kinh doanh: 4
II. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC 5
1. Chiến lược doanh nghiệp: 5
2. Quan hệ giữa chiến lược và kế hoạch 5
3. Quan hệ giữa chiến lược và chiến thuật của doanh nghiệp 5
4. Nội dung của chiến lược doanh nghiệp 6
5. Hoạch định chiến lược doanh nghiệp: 6
III. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 6
1. Định nghĩa 6
2. Vì sao phải thực hiên quản trị doanh nghiệp 6
3. Nên thực hiện quản trị chiến lược như thế nào? 7
4. Mô hình hoạch dịnh chiến lược cơ bản 9
5. Các trở ngại thường gặp khi xây dựng chiến lược 10
6. Các nguyên lý về việc xây dựng chiến lược 11
6.1. Khái niệm: 11
6.2. Các nguyên tắc. 11
7. Các phương pháp dùng để phân tích, dự báo, đánh giá tình thế doanh nghiệp. 11
PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Ở CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 18
1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CỦA CÁC DOANH NGHIÊP VỪA VÀ NHỎ 18
1.1. Khái quat công tác quản tri chiến lược trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. 18
1.2. Những thách thức về Quản trị chiến lược của doanh nghiệp thời kỳ hội nhập 20
1.3. Các giải pháp đã áp dụng nhằm hoằn thiện công tác quản trị chiến lược trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 23
1.3.1 Hệ thống quản trị ERP 23
1.3.2. Balanced Scorecard 24
1.3.3. Giải pháp công nghệ thông tin 24
1.4. Đánh giá công tác quản trị chiến lược trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. 25
1.4.1. Thành tựu của công tác quản trị chiến lược 25
1.4.2. Hạn chế 25
1.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế, 26
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢ PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TẠI CÁC DOANH NGHIỆ VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM 27
KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quản tri chiến lược trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0
E Xây dựng chiến lược Quản tri quan hệ khách hàng tại công ty Hồng Môn Tài liệu chưa phân loại 2
A Bàn về công tác quản lý và tổ chức hạnh toán Thuế giá tri gia tăng trong các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T ĐÔI ĐIỀU VỀ QUẢN LÝ TRI THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
D LÝ THUYẾT VÀ ỨNG DỤNG QUẢN LÝ TRI THỨC (KM) THEO ISO 9001:2000 HỖ TRỢ HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG (SQS) Công nghệ thông tin 0
L Tri thức địa phương về sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của người Mường ở xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa Văn hóa, Xã hội 0
K Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học Nguyễn Tri Phương, quận Hồng Bàng - Hải Phòng Luận văn Sư phạm 0
Z Tri thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại cộng đồng dân tộc thiểu số vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An Khoa học Tự nhiên 0
B Giải pháp phát triển quản trị viên kế cận tại công ty CP bê tông xây dựng Hà Nội trong giai đoạn hậu WTO và tiến tới nền kinh tế tri thức Luận văn Kinh tế 0
T Quản trị tri thức – Tầm nhìn lớn của lãnh đạo Mẹo vặt cuộc sống 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top