leanh9a1vip

New Member
Download Đề tài Quản trị danh mục đầu tư

Download Đề tài Quản trị danh mục đầu tư miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
Chương 1: PHÂN TÍCH VĨ MÔ 5
1.1 Phân tích vĩ mô thế giới 5
1.1.1 Kinh tế thế giới sau khủng hoảng 5
1.1.2 Kinh tế thế giới năm 2010 7
1.1.3 Triển vọng và thách thức nền kinh tế thế giới trong những năm tới 9
1.2 Phân tích vĩ mô Việt Nam 11
1.2.1 Phân tích các yếu tố theo mô hình PESTEL 11
1.2.1.1 Môi trường chính trị - luật pháp (Political) 11
1.2.2 Môi trường kinh tế (Economics) 13
1.2.2.1 Môi trường văn hoá xã hội (Sociocultrural) 20
1.2.2.2 Môi trường công nghệ (Technological) 21
1.2.3 Thị trường chứng khoán Việt Nam 22
Chương 2: PHÂN TÍCH NGÀNH 25
2.1 Nhận xét chung 25
2.2 Ngành mía đường 26
2.2.1 Giới thiệu chung và lý do lựa chọn 26
2.2.2 Diễn biến ngành mía đường từ 2009 đến nay 28
2.2.3 Phân tích SWOT đối với ngành mía đường 29
2.2.3.1 Thế mạnh 29
2.2.3.2 Cơ hội 30
2.2.3.3 Điểm yếu 30
2.2.3.4 Thách thức 31
2.2.4 Nhận định đầu tư 31
2.3 Ngành Vật liệu và xây dựng 32
2.3.1 Giới thiệu chung và lý do lựa chọn 32
2.3.1.1 Giới thiệu chung 32
2.3.1.2 Lý do lựa chọn 33
2.3.2 Phân tích SWOT đối với ngành Vật liệu xây dựng 34
2.3.2.1 Thế mạnh (Strength) 34
2.3.2.2 Điểm yếu (Weakness) 35
2.3.2.3 Cơ hội (Opportunities) 37
2.3.2.4 Thách thức ( Threat) 38
2.3.3 Nhận định đầu tư 38
Chương 3: PHÂN TÍCH CÔNG TY 40
3.1 Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn 40
3.1.1 Giới thiệu chung về công ty 40
3.1.2 Phân tích 5 yếu tố cuả Porter đối với công ty cổ phần mía đường Lam Sơn (LASUCO) 44
3.1.2.1 Ưu thế của nhà cung cấp 44
3.1.2.2 Ưu thế của khách hàng 45
3.1.2.3 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh 45
3.1.2.4 Ưu thế của người mới gia nhập 45
3.1.2.5 Tác động của Chính Phủ 45
3.1.3 Phân tích tài chính 46
3.1.3.1 Phân tích tình hình Tài sản và nguồn vốn qua các năm 46
3.1.2.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính 47
3.1.4 Triển vọng tăng trưởng của công ty 49
3.2 Công ty cổ phần bê tông 620 - Châu Thới 50
(Mã niêm yết: BT6, Sàn niêm yết: HOSE) 50
3.2.1 Giới thiệu chung về công ty 51
3.2.2 Phân tích 5 yếu tố cuả Porter đối với công ty cổ phần bê tông 620 - Châu Thới 53
3.2.2.1 Ưu thế của nhà cung cấp 53
3.2.2.2 Ưu thế của khách hàng 54
3.2.2.3 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh 54
3.2.2.4 Ưu thế của người mới gia nhập 55
3.2.2.5 Tác động của Chính Phủ 55
3.2.3 Phân tích tài chính công ty 55
3.2.3.1 Phân tích tình hình Tài sản và nguồn vốn qua các năm 55
3.2.3.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính 57
3.2.4 Triển vọng tăng trưởng của công ty 59
Chương 4: PHẦN TÍNH TOÁN 60
4.1 Đo lương khả năng sinh lợi 60
4.2 Đo lường rủi ro 61
Chương 5: ĐƯỜNG BIÊN HIỆU QUẢ 62
Chương 6: ÁP DỤNG THỰC TẾ 64
KẾT LUẬN 68
PHỤ LỤC 69
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ả năng tăng trưởng ổn định khi kinh tế khó khăn và có thể bật mạnh khi kinh tế hồi phục. Do vậy, đối với các nhà đầu tư, cổ phiếu ngành mía đường rất đáng được quan tâm. Xu hướng tăng mạnh của giá đường có thể kéo dài, liên tục thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Việc này sẽ tạo điều kiện tăng cường tính thanh khoản và độ biến động của giá cổ phiếu đường, hàm chứa những cơ hội đầu tư. Tiếp nữa, P/B của các cổ phiếu đường cũng đang ở mức tương đối thấp so với nhóm ngành thực phẩm, có thể trở nên hấp dẫn theo một số quan điểm đầu tư. Cũng chính vì các lý do trên mà nhóm chúng tui quyết định chọn cổ phiếu của ngành mía đường là một trong 2 cổ phiếu định chọn để đầu tư
Diễn biến ngành mía đường từ 2009 đến nay
Theo tính toán của bộ Công thương, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, giai đoạn từ 2005 – 2010, sản lượng đường tiêu thụ nội địa tăng từ con số 1 triệu lên 1,5 triệu tấn. Và, thực tế nhu cầu tiêu thụ đường năm nay đạt ngưỡng 1,5 triệu tấn đúng như dự báo. Niên vụ 2009-2010, cả nước có 40 nhà máy đường hoạt động với lượng mía ép đạt 9,74 triệu tấn, lượng đường sản xuất đạt 904 nghìn tấn, tỉ lệ phát huy công suất bình quân đạt 61,5%.
Tính đến 24/10/2010 đã có 4 trong tổng số 5 công ty mía đường đang niêm yết công bố kết quả kinh doanh 3 quý vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2010. Cụ thể: BHS – CTCP Đường Biên Hoà: Lũy kế 9 tháng đạt 100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt kế hoạch 20 tỷ đồng, tương đương 25%.
NHS – CTCP Đường Ninh Hoà: Lũy kế 9 tháng đạt 79.4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (LNST), tương đương 133.53% kế hoạch cả năm.
SBT – CTCP Mía đường Bourbon Tây Ninh: LNST 9 tháng đạt hơn 262 tỷ đồng, vượt hơn 2 tỷ đồng so với kế hoạch năm.
SEC – CTCP Mía đường Nhiệt điện Gia Lai: LNST 9 tháng đạt 55.08 tỷ đồng, trong khi kế hoạch LNST cả năm là 55 tỷ đồng.
Tuy nhiên, một diễn biến rất đáng lưu tâm đối với ngành mía đường là giá cả sản phẩm đường. Diễn biến của giá đường kể từ năm 2009 có những biến động bất thường. Trên thế giới, giá đuờng cuối năm 2009 đạt 900 USD/ tấn, đến tháng 3/2010 thì đột ngột giảm còn 470 USD/ tấn , nhiều công ty chưa kip nhập khẩu thì giá đã đột ngột tăng trở lại 800 USD/ tấn vào tháng 7/2010.
Giá đường của Việt Nam trong những năm gần đây cũng ở mức khá cao.Mía- nguyên liệu chính của ngành đường hiện nay được trồng chủ yếu tại khu vực Bắc Trung Bộ, duyên hải Miền Trung, Đồng bằng Sông Cửu Long và khu vực Đông Nam Bộ với xu hướng thu hẹp dần về diện tích. Bình quân, diện tích trồng mía cả nước giảm 1,13%/năm. Nguyên nhân suy giảm diện tích chủ yếu là do thu nhập từ trồng mía không có tính cạnh tranh cao so với thu nhập từ các loại cây trồng khác, điều này đã tác động quyết định trồng hay không trồng của nông dân. Rất nhiều diện tích trồng mía đã được chuyển sang trồng sắn và phục vụ các khu công nghiệp. Và chính diện tích thu hẹp đã ảnh hưởng tới sản lượng mía đường hàng năm. Trong năm 2009, hầu hết các khu vực đều giảm sản lượng mía, đặc biệt là khu vực Đông Nam Bộ, sản lượng giảm tới 33,9%. Do vậy nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy không ổn định, dẫn đến sức ép về thiếu nguyên liệu, cung về sản phẩm đường không bù đắp đủ nhu cầu, từ đó kéo theo giá cả tăng mạnh.
Biểu đồ 5 : Xu hướng giá đường
Nguồn:
Phân tích SWOT đối với ngành mía đường
Thế mạnh
Thứ nhất, ngành mía đường có nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu, nguồn lực : Mía là loại cây nhiệt đới nên đòi hỏi điều kiện độ ẩm rất cao. Điều này hoàn toàn phù hợp với nước ta. Vì vây, việc trồng mía có thể thực hiện trải dài đất nước:phú Yên, Thanh Hoá, Tây Ninh, Sóc Trăng, Đồng bằng Sông Cửu Long…
Thứ hai, không phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt. Tổng sản lượng đường các năm 2008 -2009 đạt quanh mức 1 triệu tấn/năm, trong khi đó nhu cầu ước tính 1.3 - 1.4 triệu tấn. Với sự thiếu hụt nguồn cung trong nước như vậy cộng thêm đây là một loại thực phẩm không thể thiếu, các doanh nghiệp trong ngành mía đường Việt Nam sẽ không phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt như các ngành khác.
Thứ ba, giá thành sản phẩm thấp: Giá thu mua mía ở nước ta thấp, điều này làm cho giá thành phẩm đường của các nhà máy đường trở nên thấp hơn tạo lợi thế to lớn
Thứ tư, Nhà nước thực hiện các biện pháp bảo hộ ngành như sử dụng thuế quan, hạn ngạch nhằm hạn chế nhập khẩu đường ( nhưng lợi thế này dần mất đi kể từ năm 2010 theo lộ trình hội nhập)
Cơ hội
Thứ nhất, những tháng cuối năm, giáp tết thường là giai đoạn cao điểm tiêu thụ của ngành đường. Do vậy quý IV- 2010 dự báo giá tiếp tục xu hướng tăng. Trong khi mức tiêu thụ đường trong nước có xu hướng tăng trưởng cao, thì lượng đường sản xuất chỉ cung ứng đủ khoảng 70-75% nhu cầu thị trường. Vì vậy, tiềm năng từ thị trường nội địa còn khá lớn
Thứ hai, nguồn cung trong 3 tháng cuối năm 2010: Mặc dù quota cho nhập khẩu đường còn khá lớn (ước tính còn trên 100,000 tấn), nguồn cung trong T10, T11, T12 chủ yếu phụ thuộc vào các nhà máy đường nội địa vào vụ mới (khu vực miền Trung và miền Nam) và lượng tồn kho. Nguyên nhân chính do nguồn cung từ các nước trong khu vực ASEAN đang ở mức thấp do chưa vào vụ mới (thuế nhập khẩu chỉ 5%). Do vậy, nếu Việt Nam muốn nhập khẩu thì phải nhập khẩu từ các nước với thuế suất trong hạn ngạch theo lộ trình WTO là 30%. Mặt khác, chi phí chuyên chở cao hơn cũng là yếu tố trở ngại lớn. Vì vậy, giá đường sẽ tăng trong thời gian tới, và giữ ở mức cao cho tới T11/2010.
Điểm yếu
Thứ nhất, ngành mía đường chịu tác động rủi ro rất lớn bởi thời tiết hạn hán và bão lũ, các vùng nguyên liệu chủ yếu nằm ở vùng trung du và miền núi, nông thôn vốn là những vùng khó khăn, chưa được đầu tư các công trình thuỷ lợi, giao thông…
Thứ hai, quy mô sản xuất nhỏ, năng suất chế biến thấp với chỉ 2.643 tấn mía cây/ngày. Trong khi trên thế giới, quy mô tối thiểu để đạt hiệu quả về kinh tế của một nhà máy đường vào khoảng 6.000 – 7.000 tấn mía cây/ngày.( Quy mô bình quân của các nhà máy đường Thái Lan vào khoảng 12.000 tấn mía cây/ngày, Úc là 10.000 tấn mía cây/ngày.) Nhìn chung, ngành công nghiệp mía đường của Việt Nam hiện nay sẽ phải nỗ lực nhiều mới đạt được quy mô hiệu quả, theo kịp tiêu chuẩn thế giới
Thứ ba, năng suất mía và chất lượng thấp hơn so với thế giới. So với năng suất trung bình trên thế giới hiện khoảng 70 tấn mía/ha, năng suất mía của Việt Nam đang thấp hơn 16,3%, đạt khoảng 58,6 tấn/ha. Trong khi ở các nước láng giềng như Thái Lan và Trung Quốc mía đạt chất lượng khoảng 13 chữ đường thì chất lượng mía ở Việt Nam bình quân hiện thấp hơn 10 chữ đường.
Thứ tư, chưa chủ động được vùng nguyên liệu. Điều này dẫn đến việc ngành công nghiệp mía đường trong nước luôn trong tình trạng thiếu hụt nguyên liệu nặng nề. Các nhà máy đang hoạt động ngày càng thấp dưới công suất thiết kế, ảnh hưởng l...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top