thanh_thanh6646
New Member
Download miễn phí Đề tài Quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp nhà nước
MỤC LỤC
Trang
Chương I: Lý luận chung về quản trị nhân lực 2
1-Khái niệm 2
2-Đối tượng của quản trị nhân lực 3
3-Tầm quan trọng 3
4-Các hoạt động cơ bản của quản trị nhân lực 4
4.1- Nhóm chức năng hình thành nguồn nhân lực 4
4.1.1 - Kế hoạch hoá nguồn nhân lực 5
4.1.1.1 - Khái niệm 5
4.1.1.2 - Các loại kế hoạch hoá nguồn nhân lực 5
4.1.1.3 - Các nhân tố ảnh hưởng 5
4.1.2- Phân tích và thiết kế công việc 6
4.1.2.1- Khái niệm: 6
4.1.2.2- Thiết kế công việc 7
4.1.2.3 – Phân tích công việc 9
4.1.3 - Tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực 11
4.1.3.1 – Khái niệm, tầm quan trọng và vai trò của tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực 11
4.1.3.2. Qúa trình tuyển mộ 12
4.1.3.3 – Qúa trình tuyển chọn 14
4.1.4 - Bố trí nhân lực và thôi việc 16
4.1.4.1 - Định hướng 17
4.1.4.2 – Qúa trình biên chế nội bộ 17
4.1.4.3 – Thôi việc 18
4.2 – Nhóm chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 19
4.2.1 - Tạo động lực trong lao động 19
4.2.1.1 - Tạo động lực và các yếu tố ảnh hưởng tới tạo động lực 19
4.2.1.2 – Các phương hướng biện pháp tạo động lực 20
4.2.3 – Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 20
4.3 – Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực 22
4.3.1 – Đánh giá thực hiện công việc 22
4.3.2 – Thù lao lao động 25
4.3.3 – Duy trì và phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp 26
Chương 2 : Thực trạng quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay 27
1 – Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 27
2 - Thực trạng quản trị nhân lực ở các doanh nghiệp nhà nước 29
Chương 3: Ý kiến của bản thân về thực trạng quả trị nhân lực trong các doanh nghiệp nhà nước. 35
Kết luận 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-08-03-de_tai_quan_tri_nhan_luc_trong_cac_doanh_nghiep_nh.9Jj4Ktv9Ks.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-69860/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
là phải đầy đủ, không bỏ sót tất cả những gì mà người lao động cần làm, các trách nhiệm cần gánh chịu cũng như làm rõ mức độ thường xuyên, tầm quan trọng của từng nhiệm vụ và kể cả hao phí thời gian (ước tính ) để thực hiện từng nhiệm vụ đó.Thông tin về máy móc, thiết bị, công cụ, nguyên vật liệu cần sử dụng và các phương tiện hỗ trợ công việc.
Thông tin về các điều kiện làm việc như điều kiện vệ sinh, an toàn lao động, điều kiện về chế độ và thời gian làm việc…
Thông tin về các đòi hỏi của công việc đối với người thực hiện như các khả năng, kĩ năng cần có, các kiến thức, các hiểu biết và kinh nghiệm làm việc cần thiết.
Các tư liệu thông tin thu thập được sẽ được xử lý phù hợp tuỳ từng trường hợp vào mục đích của phân tích công việc. Chúng thường được hệ thống hoá và trình bày dưới dạng các bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc với người thực hiện và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc. Đó là những công cụ hữu ích cho tất cả những ai có liên quan tới các chức năng quản lý nhân sự trong tổ chức.
Đây chính là các kết quả của quá trình phân tích công việc và chúng có những ứng dụng rất quan trọng. Các thông tin trong bản mô tả công việc, bản yêu cầu thực hiện công việc và tiêu chuẩn thực hiện công việc được sử dụng rất nhiều trong các chức năng nguồn nhân lực. Để có được những thông tin chính xác đó có rất nhiều phương pháp, để thu thập thông tin, không có phương pháp nào là phù hợp với mọi tình huống vì mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Có thể kể đển một số phương pháp tiêu biểu sau:
Phương pháp quan sát
Phương pháp ghi chép các sự hiện quan trọng
Phương pháp tự ghi chép ( nhật kí công việc)
Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp sử dụng bảng hỏi
Phương pháp hội thảo chuyên gia
Qúa trình phân tích công việc là bao gồm nhiều hoạt động, nhìn chung có thể chia ra làm bốn bước:
Bước 1: Xác định các công việc cầnphân tích
Bước 2: Lựa chọn các phương pháp thu thập thông tin thích hợp
Bước 3: Tiến hành thu thập thông tin
Sử dụng thông tin thu thập
4.1.3 - Tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực
4.1.3.1 – Khái niệm, tầm quan trọng và vai trò của tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực
a) Khái niệm
- Tuyển dụng là quá trình thu hút và tìm kiếm những người lao động từ các nguồn khác nhau cho vị trí công việc trống và lựa chọn ra người tốt nhất cho vị trí đó.
Tuyển dụng bao gồm hai hoạt động chính là tuyển mộ và tuyển chọn
Tuyển mộ là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ những lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức.
Tuyển chọn là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào các yêu cầu của công việc để tìm được người phù hợp nhất cho vị trí công việc.
b) Tầm quan trọng
- Tuyển mộ, tuyển chọn là quá điều kiện tiên quyết cho sự thuận lợi của tổ chức, là khâu đầu tiên đảm bảo nguyên tắc đúng người, đúng việc, đúng thời điểm cần.
- Giúp cho tổ chức tránh được những chi phí rủi ro.
- Tuyển phù hợp tạo điều kiện cho các vị trí quan trọng khác thành công.
- Tuyển đúng, phù hợp tạo điều kiện để phát triển văn hoá doanh nghiệp.
4.1.3.2. Qúa trình tuyển mộ
a) Các yếu tố ảnh hưởng
Môi trường bên trong
Thị trường lao động
Những quy định của pháp luật về mức lương tối thiểu, giờ làm việc, thời gian thử việc là bao lâu.
Động thái của các đối thủ cạnh tranh, sử dụng những loại lao động gì, họ làm những gì để thu hút nguồn nhân lực.
Động thái của xã hội đối với một nghề nghiệp nào đó.
Môi trường bên trong
Khả năng của tổ chức
Uy tín của tổ chức
Chính sách nhân sự của công ty
Bản thân nhà tuyển dụng
Tính công bằng trong việc ra quyết định
b) Nguồn và phương pháp tuyển mộ
Khi có nhu cầu tuyển người, các tổ chức có thể tuyển mộ từ lực lượng lao động ở bên trong tổ chức cũng như từ thị trường lao động ở bên ngoài. Nguồn bên trong thường được ưu tiên hơn, tuy nhiên trong nhiều trường hợp tuyển mộ từ các nguồn bên ngoài có ý nghĩa hơn.
Nguồn bên trong là những người hiện tại đang làm cho doanh nghiệp. Nguồn bên ngoài là những người trong thời điểm hiện tại không có hợp đồng với tổ chức, doanh nghiệp.
Với từng nguồn tổ chức sẽ có những phương pháp tuyển mộ thích hợp
Với nguồn bên trong, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp như sử dụng bảng thông báo tuyển dụng, sử dụng sự giới thiệu của công nhân viên, sử dụng hệ thống thông tin nguồn nhân lực. Với nguồn bên ngoài, có thể sử dụng các phương pháp như quảng cáo, sử dụng sự tư vấn của các trung tâm môi giới việc làm, sử dụng sự giới thiệu của công nhân viên, phương pháp hôi chợ việc làm. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng, vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc xem phương pháp nào là hiệu quả và phù hợp.
c) Qúa trình tuyển mộ
Để đạt được thắng lợi, quá trình tuyển mộ cần được tiến hành có kế hoạch và mang tính chiến lược rõ ràng. Qúa trình tuyển mộ bao gồm các bước:
Xây dựng chiến lược tuyển mộ
+ Lập kế hoạch tuyển mộ
+ Xác định nguồn và phương pháp tuyển mộ
+ Xác định nơi và thời gian tuyển mộ
Tìm kiếm người xin việc: có vị trí quan trọng
Đánh giá quá trình tuyển chọn: tỷ lệ sàng lọc có hợp lý không, đánh giá hiệu quả của các quảng cáo tuyển mộ, hiệu quả của tuyển mộ so với mục tiêu của tổ chức, sự công bằng, thông tin thu thập, chi phí tài chính cho quá trình tuyển chọn…
Trong một số tổ chức, khi họ gặp kho khăn trong vấn đề tài chính, khó có thể tiến hành các hoạt động tuyển mộ thì họ có thể sử dụng một số phương pháp như: hợp đồng thầu lại, làm thêm giờ, nhờ giúp tạm thời, thuê lao động từ công ty cho thuê...
4.1.3.3 – Qúa trình tuyển chọn
a) Yêu cầu
Qúa trình tuyển chọn là khâu quan trọng nhằm giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định tuyển dụng một cách đúng đắn nhất. Quyết định tuyển chọn có ý nghĩa rất quan trọng đối với chiến lược kinh doanh và đối với các tổ chức. Vì vậy quá trình tuyển chọn phải đáp ứng các yêu cầu
Tuyển chọn phải xuất phát từ kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch hoá nguồn nhân lực
Tuyển chọn được những người có trình độ chuyên môn cần thiết cho công việc để đạt tới năng suất lao động cao, hiệu suất công tác tốt.
Tuyển được những người có kỉ luật, trung thực, gắn bó với công việc với tổ chức.
b) Các bước của quá trình tuyển chọn
- Bước 1: Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ. Đây là bước đầu tiên trong quá trính tuyển chọn, là buổi gặp gỡ đầu tiên giữa các nhà tuyển chọn với các ứng viên. Bước này nhằm xác lập mối quan hệ giữa người xin việc và người sử dụng lao động và cũng nhằm xác định những cá nhân có khả năng phù hợp với công việc.
- Bước 2: Sàng lọc qua đơn xin việc. Đơn xin việc là nội dung quan trọng của quá trình tuyển chọn. Đơn xin việc thường được các tổ chức thiết kế theo mẫu. Khi thiết kế mẫu đơn xin việc cần cân n...