bachviet_24

New Member

Download Đồ án Khai thác và lập qui trình bảo dưỡng hệ thống truyền lực và hệ thống lái của xe đầu kéo chuyên dùng TERBERG TY180 miễn phí​




MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG
Chương 1: Tổng quan về Công Ty Tân Cảng Sài Gòn 2
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2
1.2 Cơ sở vật chất và trang thiết bị kĩ thuật của công ty Tân Cảng Sài Gòn 3
1.3 Những nhận xét chung về Tân Cảng 6
Chương 2: Giới thiệu về xe đầu kéo chuyên dùng TERBERG TY180 8
2.1 Công dụng xe đầu kéo 8
2.2 Kết cấu tổng thể 8
2.3 Các thông số kĩ thuật của xe 10
2.4 Các chú ý khi vận hành xe 11
PHẦN 2: KHAI THÁC HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC VÀ HỆ THỐNG LÁI XE TERBERG TY180
Chương3: Động cơ Cummins 6BTAA 5.9 12
3.1 Các số liệu và thông số kĩ thuật 12
3.2 Kết cấu tồng thể 13
3.3 Hệ thống nhiên liệu 16
3.4 Bơm cao áp VE 17
3.5 Kim phun 29
3.6 Hệ thống bôi trơn 31
3.7 Hệ thống làm mát 32
3.8 Hệ thống tăng áp 33
Chương 4: Hộp số tự động 35
4.1 Giới thiệu về hộp số tự động trên xe TERBERG TY180 35
4.2 Cấu tạo và hoạt động của hộp số tự động 35
4.2.1 Bộ biến mô 36
4.2.2 Bộ truyền bánh răng hành tinh 39
4.2.3 Hệ thống điều khiển thủy lực 52
4.2.4 Hệ thống điều khiển điện tử 66
Chương 5: Cácđăng, cầu, visai, bán trục, truyền lực cuối cùng 70
5.1 Cácđăng 70
5.2 Truyền lực chính 71
5.3 Bộ vi sai 73
5.4 Bán trục 74
5.5 Truyền lực cuối cùng 75
5.6 Dầm cầu chủ động 75
Chương 6: Cầu dẫn hướng và hệ thống treo 77
6.1 Cầu dẫn hướng 77
6.2 Hệ thống treo 78
Chương 7: Hệ thống lái và hệ thống công tác 80
7.1 Hệ thống lái trợ lực thủy lực hoàn toàn 80
7.2 Hệ thống công tác 85
7.3 Một số bộ phận trong hệ thống thủy lực 87
PHẦN 3: LẬP QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC VÀ HỆ THỐNG LÁI XE TERBERG TY180
Chương 8: Tổ chức bảo dưỡng 90
8.1 Phương án tổ chức chuyên môn hóa 90
8.2 Phương án tổ chức riêng xe 90
8.3 Phương án tổ chức đoạn, tổng thành 90
8.4 Lựa chọn phương án tổ chức bảo dưỡng 91
8.5 Các trang thiết bị cơ bản cho xưởng bảo dưỡng sửa chữa 91
Chương 9: Phương pháp kiểm tra trong bảo dưỡng sửa chữa 92
9.1 Phương pháp quan sát 92
9.2 Phương pháp chạy thử-nghe-nhìn 92
9.3 Phương pháp đo các thông số, chỉ tiêu làm việc 92
Chương 10: Nội dung các công việc bảo dưỡng 93
10.1 Các vị trí cần được bảo dưỡng 93
10.2 Nội dung của các công việc bảo dưỡng 94
10.3 Lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ 97
Chương 11: kỹ thuật chuẩn đoán sửa chữa 102
11.1 Chẩn đoán sửa chữa hệ thống truyền lực 102 11.2 Chẩn đoán kĩ thuật hệ thống lái 104 PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tài liệu tham khảo 107


LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm nay, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển biến vượt bậc.Đó là Đảng và Nhà Nước đã sáng suốt đổi mới nền kinh tế đất nước từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng theo XHCN và đang hội nhập vào dòng chảy nền kinh tế thế giới,đặc biệt Việt Nam đã gia nhập WTO-tổ chức thương mại quốc tế mở ra nhiều cơ hội giao thương với quốc tế.

Việc lưu thông hàng hóa nước ta với các nước trên thế giới chủ yếu được thực hiện bằng đường biển, và tổng sản lượng xuất nhập khẩu ngày càng tăng.Một trong những cảng lớn và có lượng lưu thông hàng hóa nhiều là Cảng Sài Gòn.Để hàng hóa được vận chuyển nhanh, liên tục, hiệu quả Cảng Sài Gòn đã đầu tư những trang thiết bị xếp dỡ chuyên dùng.Một trong những phương tiện giúp cho việc giải phóng nhanh chóng hàng hóa ở cảng phải kể đến xe đầu kéo chuyên dùng TERBERG TY180.Đó là một phượng tiện cơ động,có tính linh hoạt cao vận chuyển được khối lượng Containner lớn trong thời gian ngắn.

Trong thời gian sử dụng, xe không tránh khỏi những hư hỏng và phải làm việc với cường độ cao.Do đó, để sử dụng xe đạt được năng suất cao nhất và thời gian phục vụ lâu nhất thì xe cần được khai thác đúng cách và có chế độ bảo dưỡng sữa chữa.Vì vậy, phần thuyết minh của đồ án tốt nghiệp: “Khai thác và lập qui trình bảo dưỡng hệ thống truyền lực và hệ thống lái của xe đầu kéo chuyên dùng TERBERG TY180” được thực hiện cho những mục đích sau:

( Tìm hiểu về mặt kĩ thuật của xe để giúp cho người sử dụng vận hành hiệu quả đúng cách biết bảo quản giữ gìn xe.

( Giúp cho cán bộ kĩ thuật, công nhân sữa chữa nắm được các thông số kĩ thuật,cấu tạo và nguyên lý hoạt động để bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ đúng qui định và đúng kĩ thuật đảm bảo giải phóng xe được nhanh chóng, giảm ngày nằm tại xưởng.Khi xe được bảo dưỡng tốt thì sẽ tăng năng năng suất làm việc và tăng tuổi thọ của xe.

Đây là công trình đầu tay của em sau bốn năm học tập tại trường, do trình độ và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên đề tài của em chưa hoàn thiện lắm sẽ không tránh khỏi những sai sót.Vì vậy kính mong quí thầy cô quan tâm đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thiện hơn về mặt kiến thức chuyên môn và tự tin hơn để bước vào đời.

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:

Sự hình thành và phát triển của Tân Cảng Sài Gòn gắn liền với quá trình phát triển lịch sử của đất nước.Tân Cảng Sài Gòn được chính thức xây dựng từ tháng 4 năm 1863 nhằm phục vụ chuyển binh lính và phương tiện chiến tranh của thực dân Pháp đến Việt Nam để thực hiện việc bóc lột vơ vét tài nguyên.

Dưới thời Pháp thống trị tên gọi đầu tiên của Cảng Sài Gòn là:” Port De Commeerce De SaiGon” và được công nhận là một cơ quan độc lập có tư cách pháp nhân, có quyền tự trị về hành chánh theo sắc lệnh ngày 2 tháng 1 năm 1914. Bến cảng đầu tiên được xây dựng là bến Nhà Rồng.

Đầu thế kỷ 20, để đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng, thực dân Pháp đã mở rộng cầu cảng về hạ lưu hình thành cảng Khánh Hội với chiều dài hơn 1000m, năm 1954 thực dân Pháp bị đế quốc Mỹ hất cẳng khỏi Việt Nam. Chúng tiến hành xâm chiếm miền Nam, nhằm làm bàn đạp để tiến công miền Bắc và 3 nước Đông Dương. Để đáp ứng nhu cầu phục vụ chiến tranh, chúng tiếp tục mở rộng cảng về phía Nhà Bè do đó cảng Tân Thuận Đông được hình thành.

Sau khi giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước năm 1975, hải quân ta vào tiếp quản và sử dụng với nhiệm vụ quốc phòng là chính. Để ổn định nhiệm vụ quốc phòng và khai thác triệt để tiềm năng về thiết bị và bến bãi,cảng Sài Gòn được quản lí và sử dụng như một đơn vị kinh tế quốc doanh của ngành đường biển Việt Nam.

Vị trí địa lí của cảng Sài Gòn nằm ở ngã 3 sông Sài Gòn và sông Bến Nghé, nằm ở tọa độ 10050’ vĩ tuyến Bắc, 106045’kinh tuyến Đông, cách cửa biển Vũng Tàu 46 hải lí. Tổng diện tích mặt bằng chiếm 570.000 m2 thuộc địa bàn quận 4 và quận 7 thuộc Tp HCM gồm 5 bến cảng(Nhà Rồng, Khánh Hội, Tân Thuận I, Tân Thuận II và Cần Thơ) .Cảng nằm dọc theo sông Sài Gòn với chiều dài cầu tàu là 2830m, 250.000 m2 bãi, 80.000 m2 kho hàng.



Hình 1.1:Bản đồ vị trí

Ngày 23 tháng 7 năm 1975 cảng Sài Gòn được thành lập thuộc cục Hàng Hải Bộ Giao Thông Vận Tải và Bưu Điện theo như quyết định 28/CT của tổng cục đường biển Việt Nam.

Ngày 23 tháng 1 năm 1996 theo quyết định số 576/QĐ- HĐQT, cảng Sài Gòn chính thức là đơn vị thành viên trực thuộc tổng công ty Hàng Hải Việt Nam.

Năm 1992: Cảng Sài Gòn trở thành hội viên của Hiệp Hội Cảng Biển Quốc Tế.

Năm 1994: Cảng Sài Gòn gia nhập Hiệp Hội Cảng Việt Nam.

Năm 1995: Cảng Sài Gòn gia nhập Hiệp Hội Cảng Biển các nước khu vực Đông Nam Á.

1.2 Cơ sở vật chất và trang thiết bị kĩ thuật của công ty Tân Cảng Sài Gòn:

1.2.1 Hệ thống cầu bến và khu nước :

Quân cảng dành 533m dải bến là nơi đậu của tàu để làm kinh tế . Hệ thống cầu cảng cho phép tiếp nhận các tàu trong và ngoài nước có mớn nước tối đa 9.5 m và có trọng tải 12.000 T , tàu cập cầu để xếp dỡ hàng hóa với chiều dài 533 m của hệ thống cầu cảng dành cho làm kinh tế , có thể tiếp nhận cùng một lúc bốn tàu Container loại nhỏ từ 500 – 600 TEU hay 3 tàu lớn 900-1000 TEU .

Khu nước của cảng nằm cạnh cầu Sài Gòn, phần hữu ngạn, luồng vào phao số 0 đến cảng là 47 hải lý , độ sâu luồng từ 10-15m , bán kính quay trở của tàu trong vùng nước trước bến là 200 m , cho phép tàu có chiều dài <165 m quay trở .

Nhìn chung độ bồi lắng khu nước trước bến là cao, vì vậy hàng năm đều phải tiến hành nạo vét đảm bảo độ sâu an toàn cho các phương tiện thủy.

1.2.2 Hệ thống kho kín :

Là nơi tiến hành nghiệp vụ chuyên chở hàng hóa, nó có chức năng

Tiếp nhận các lô hàng hóa của chủ hàng từ nội địa lưu kho phân loại , đóng vào container , hoàn thành thủ tục giữ và giao hàng xuống tàu.

Tiếp nhận Container hàng hóa từ tàu dỡ lên, rút hàng ra Container phân loại và giao trả hàng cho các chủ hàng Tân Cảng hiện nay có khoảng 11 kho lớn có mái che với tổng diện tích là 19.300 m2 .

1.2.3 Hệ thống bãi chứa Container :

Là nơi tiếp nhận và lưu chứa Container bãi chứa Container được phân thành một số khu vực .Khu vực bố trí Container chuẩn bị xếp xuống tàu , khu vực tiếp nhận Container từ tàu dỡ hàng lên bờ, khu vực chứa Container rỗng .

Hệ thống bãi chức Container tại Tân Cảng có kết cấu mặt bằng (nền) là loại bê tông nhựa nóng , sức chịu tải của mặt nền co
 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
O Đề cương Xây dựng qui trình chế biến nước bưởi ép đóng chai bảo quản lạnh Khoa học Tự nhiên 0
M Phân loại, phân lập, bảo quan vi tảo biển (Marine microalgae) và qui trình sản xuất phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu qui trình chăm sóc bảo dưỡng, kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa các dạng hư hỏng thường gặp trên ô tô tải Mitsubishi Khoa học kỹ thuật 0
T Nghiên cứu qui trình công nghệ phân lập, làm sạch và bảo quản giống tảo có giá trị kinh tế cao phục vụ ngành nuôi trồng thủy sản Khoa học kỹ thuật 0
L Thiết kế qui trình công nghệ gia công chi tiết thân máy đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đã cho trong bản vẽ chi tiết Khoa học kỹ thuật 0
L Nghiên cứu qui trình công nghệ phân lập, làm sạch và bảo quản giống tảo có giá trị kinh tế cao phục vụ ngành nuôi trồng thuỷ sản Tài liệu chưa phân loại 2
D Khảo sát qui trình chế biến cá Tra Fillet đông lạnh IQF tại Công ty TNHH thực phẩm QVD Đồng Tháp Nông Lâm Thủy sản 0
D Tìm hiểu về qui trình công nghệ sản xuất bánh bông lan tại công ty TNHH MTV Bibica Miền Đông Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích tác động của qui trình sản xuất nông nghiệp tốt (gap) trên cây rau đến hiệu quả sản xuất của nông dân xã Nhuận Đức huyện Củ Chi Luận văn Kinh tế 0
H Nghiên cứu xây dựng qui trình nhân giống vô tính cây lựu (Punica granatum. L) Kiến trúc, xây dựng 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top