Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Miêu tả:Luận án TS. Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Tổng quan về tình hình nghiên cứu Quốc triều hình luật. Trình bày cơ sở lí luận và lịch sử về giá trị nhân văn, tiến bộ của Quốc triều hình luật. Làm rõ bối cảnh xã hội (kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá tư tưởng…) có ảnh hưởng trực tiếp tới tư duy làm luật của các nhà lập pháp thời Lê sơ dẫn đến sự ra đời của bộ QTHL. Nội dung cơ bản của các giá trị nhân văn, tiến bộ trong Quốc triều hình luật. Phân tích một số chế định cơ bản thể hiện các giá trị nhân văn, tiến bộ của bộ luật. Phân tích nhu cầu và khả năng tiếp tục kế thừa các giá trị nhân văn, tiến bộ của QTHL trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU QUỐC
TRIỀU HÌNH LUẬT ..................................................................................... 7
1.1. Những công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài ..... 7
1.1.1. Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam ............... 7
1.1.1.1. Nhóm công trình chuyên khảo ................................................ 7
1.1.1.2. Kỷ yếu hội thảo cấp quốc gia .................................................. 9
1.1.1.3. Nhóm công trình đăng tạp chí khoa học ............................... 12
1.1.2. Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài ........... 14
1.2. Thành tựu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề
cần tiếp tục nghiên cứu ................................................................................ 17
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ LỊCH SỬ VỀ GIÁ TRỊ NHÂN VĂN,
TIẾN BỘ CỦA QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT ........................................... 20
2.1. Bối cảnh lịch sử của Việt Nam thời Lê sơ ........................................... 20
2.1.1. Những tiền đề về chính trị ............................................................ 20
2.1.2. Những tiền đề về kinh tế - xã hội ................................................. 25
2.1.3. Những tiền đề văn hoá, tư tưởng .................................................. 29
2.1.3.1. Các giá trị nhân văn, tiến bộ trong truyền thống dân tộc trước
thời Lê sơ ............................................................................................ 31
2.1.3.2. Vai trò của Nho giáo, Phật giáo và cá nhân Lê Thánh Tông
đối với quá trình hình thành giá trị nhân văn, tiến bộ của Quốc triều
hình luật .............................................................................................. 35
2.2. Khái niệm “chủ nghĩa nhân văn”, “tiến bộ” ...................................... 41
2.3. Giá trị nhân văn, tiến bộ của Quốc triều hình luật ............................ 55
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .............................................................................. 57
CHƢƠNG 3: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÁC GIÁ TRỊ NHÂN VĂN,
TIẾN BỘ TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT ..................................... 59
3.1. Khái quát về giá trị nhân văn, tiến bộ của Quốc triều hình luật....... 59
3.1.1. Đề cao con người trong đời sống thực tế ..................................... 66
3.1.2. Yêu thương và đấu tranh cho con người ...................................... 68
3.1.3. Trị nước phải có pháp luật ........................................................... 69
3.1.4. Kết hợp đức trị với pháp trị .......................................................... 72
3.1.5. Có quốc gia phải có võ bị ............................................................. 75
3.1.6. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia ............................................. 77
3.1.7. Trăm quan là nguồn gốc của trị loạn ........................................... 79
3.1.8. Với dân mọi mối lợi nên làm, mọi mối hại nên bỏ ...................... 81
3.1.9. Chính sách hình sự nghiêm minh mà khoan dung độ lượng ....... 82
3.2. Các nội dung thể hiện giá trị nhân văn, tiến bộ của Quốc triều hình
luật ................................................................................................................. 83
3.2.1. Trong lĩnh vực hình sự ................................................................. 87
3.2.2. Trong lĩnh vực tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước ........... 99
3.2.3. Trong lĩnh vực quan chế ............................................................ 102
3.2.4. Trong lĩnh vực tố tụng ................................................................ 110
3.2.5. Bảo vệ nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội .............. 114
3.2.5.1. Bảo vệ quyền lợi trẻ em ...................................................... 114
3.2.5.2. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ ............................................... 116
3.2.5.3. Bảo vệ quyền lợi người già, người tàn tật, người cô đơn ... 122
3.2.6. Trong lĩnh vực dân sự ............................................................. 123
3.2.6.1. Các giao dịch dân sự thông thường và quan hệ thừa kế ..... 123
3.2.6.2. Các quy định về hôn nhân gia đình (HNGĐ) ..................... 133
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................ 141
CHƢƠNG 4: KẾ THỪA CÁC GIÁ TRỊ NHÂN VĂN, TIẾN BỘ CỦA
QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ
NƢỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................ 143
4.1. Xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những
yêu cầu đặt ra với sự kế thừa các giá trị nhân văn, tiến bộ của Quốc triều
hình luật ...................................................................................................... 143
4.1.1. Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền .............................. 143
4.1.2. Nhận thức về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 144
4.1.3. Yêu cầu đặt ra với việc kế thừa các giá trị nhân văn, tiến bộ của
Quốc triều hình luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam 145
4.1.3.1. Về mặt lý luận ..................................................................... 145
4.1.3.2. Về mặt thực tiễn .................................................................. 150
4.2. Quan điểm, phƣơng hƣớng và các giải pháp kế thừa các giá trị nhân
văn, tiến bộ của Quốc triều hình luật ....................................................... 153
4.3. Kế thừa các giá trị nhân văn, tiến bộ của Quốc triều hình luật vào
xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam hiện nay ............................... 162
4.3.1. Trong lĩnh vực hình sự ............................................................... 162
4.3.2. Trong lĩnh vực tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước ......... 168
4.3.3. Trong lĩnh vực cán bộ, công chức .............................................. 169
4.3.4. Trong lĩnh vực tố tụng ................................................................ 176
4.3.5. Trong bảo vệ nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội .... 179
4.3.6. Trong lĩnh vực dân sự ................................................................ 182
TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 ............................................................................ 186
KẾT LUẬN ................................................................................................. 189
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................................... 192
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 193

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng đất nước đã trải
qua những chuyển biến toàn diện, sâu sắc và đang bước vào thời kỳ phát triển
mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Kinh tế tăng trưởng nhanh đã đưa nước ta thoát khỏi danh sách những nước
đói cùng kiệt và ngày càng có vị thế cao hơn trên trường quốc tế, nhưng về văn
hóa lại chưa có bước phát triển tương xứng. Môi trường văn hoá nước ta bị
xâm hại nặng nề, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các
tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại
làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh, thiếu niên, rất đáng lo ngại. Tình
trạng chênh lệch giàu - cùng kiệt giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư ngày
càng tăng. Việc thực hiện chính sách đối với những người và gia đình có công
với nước chưa được thoả đáng. Điều kiện sống, lao động và học tập của thanh
thiếu niên, giáo dục và bảo vệ trẻ em chưa được quan tâm đúng mức. Đời
sống của những người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật, mất sức lao động và trẻ
mồ côi cũng chưa có chính sách hợp lý. Công tác kiểm soát, ngăn ngừa và
trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm
phạm quyền dân chủ của công dân chưa đạt kết quả tốt. Tội phạm và tệ nạn xã
hội ngày một gia tăng. Trước thực trạng đó, Cương lĩnh xây dựng đất nước
(bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ rõ:
Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc
tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt
chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh
thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế
thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cộng đồng

các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại,
xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân
chính và phẩm giá con người… [12, tr.75-76]
Với nhận thức con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng
thời là chủ thể phát triển trong đó luôn chú trọng hình thành nhân cách con
người và nền văn hoá Việt Nam và toàn Đảng, toàn dân ta phấn đấu từ nay
đến giữa thế kỷ XXI, xây dựng nước ta trở thành một xã hội: Dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh có nền công nghiệp hiện đại, theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp cách mạng to lớn này yêu cầu phải tiếp
tục đổi mới toàn diện và triệt để trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là
đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật và bộ máy nhà nước nhằm thực hiện
thành công việc xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam, khai thác, bảo tồn và phát
triển các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của dân tộc, tiếp thu những kinh
nghiệm quý báu của cha ông ta trong xây dựng và phát triển đất nước vào
công cuộc đổi mới, cải cách hành chính, xây dựng Đảng và chính quyền trong
sạch vững mạnh, thể chế hóa nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập
quốc tế hiện nay.
Trong bối cảnh đó, để góp phần giải quyết những nhiệm vụ trên, nghiên
cứu truyền thống pháp lý của dân tộc, đặc biệt là những quan điểm và kinh
nghiệm thực tiễn trong lập pháp của cha ông ta để bảo tồn và phát huy những
bài học bổ ích đó cho đất nước ngày hôm nay là việc làm cần thiết vì "những
trang Cổ luật Việt Nam chính là những trang sử vinh quang ghi chép sức sống
dũng mãnh của các chế độ gia đình và xã hội, cũng như các phong tục lành
mạnh của dân tộc mà chúng ta cần tìm hiểu." [45, tr.49] Trong số các
truyền thống pháp lý của dân tộc cần tìm hiểu thì việc nghiên cứu Quốc triều
hình luật (QTHL) là một trọng tâm vì nó chứa đựng những giá trị văn hóa,
văn minh của đất nước và con người Việt Nam. Nó “không chỉ là đỉnh cao so
với những thành tựu pháp luật của các triều đại trước đó, mà còn đối với cả bộ

luật được biên soạn vào đầu thế kỷ XIX: Hoàng Việt luật lệ” [64, tr.17]. Kết
quả nghiên cứu các giá trị nhân văn, tiến bộ của QTHL sẽ đóng góp vào việc
bảo tồn, kế thừa và phát huy các di sản văn hoá dân tộc, các truyền thống
pháp luật ở nước ta hiện nay. Quan trọng hơn, qua đó chúng ta rút ra được
những kinh nghiệm và bài học bổ ích đối với quá trình xây dựng pháp luật,
cải cách hành chính, cải cách tư pháp và công cuộc đấu tranh phòng, chống
tham nhũng đảm bảo cao nhất quyền lợi chính đáng của mọi người dân. Đây
còn là việc làm thiết thực thể hiện quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng Sản Việt Nam đó là: “Tiếp
tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc” [12, tr.321]. Vì những lí
do này, tui lựa chọn vấn đề “Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, tiến
bộ và sự kế thừa trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam hiện nay” làm đề tài luận án Tiến sĩ luật học của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
2.1. Mục đích: Luận án nhằm mục tiêu nhận thức các giá trị nhân văn,
tiến bộ của QHTL để kế thừa và phát triển các giá trị đó trong hoạt động xây
dựng pháp luật, xây dựng con người Việt Nam và nền văn hoá dân tộc hiện
nay, góp phần bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
trong tiến trình đổi mới đất nước hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
+ Làm rõ bối cảnh xã hội (kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá tư
tưởng…) có ảnh hưởng trực tiếp tới tư duy làm luật của các nhà lập pháp thời
Lê sơ dẫn đến sự ra đời của bộ QTHL.
+ Phân tích một số chế định cơ bản thể hiện các giá trị nhân văn, tiến bộ
của bộ luật.
+ Phân tích nhu cầu và khả năng tiếp tục kế thừa các giá trị nhân văn,
tiến bộ của QTHL trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam hiện
nay, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân
chủ, công bằng, văn minh.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của Luận án
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là QTHL, trong đó đặc biệt nghiên
cứu các quy phạm pháp luật có giá trị nhân văn, tiến bộ.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án là những quy phạm pháp luật của
QTHL, những nhân tố tác động đến quan điểm, tư tưởng của nhà lập pháp
thời Lê sơ cũng như những yêu cầu của công cuộc đổi mới và xây dựng
NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
- Cơ sở lý luận để giải quyết những nhiệm vụ của Luận án là hệ thống
quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và
pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng NNPQ XHCN. Đây
là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình thực hiện Luận án.
- Phương pháp nghiên cứu đề tài là các phương pháp nghiên cứu cơ bản
của khoa học pháp lý và lịch sử, tiến hành nghiên cứu sử liệu, các thư tịch, kết
hợp nghiên cứu thông sử với lịch sử nhà nước và pháp luật. Ngoài ra còn có
các phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp, lôgíc, liên ngành khoa học
xã hội.v.v.
+ Hệ thống phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử, nhất là
phương pháp phân tích, so sánh được sử dụng chủ yếu tại Chương 2 vì đây là
phần nghiên cứu về lịch sử tư tưởng nhân văn, tiến bộ trong tiến trình phát
triển chung của nhân loại. Các phương pháp lịch sử khác như tiến hành
nghiên cứu sử liệu, các thư tịch của lịch sử nhà nước và pháp luật được áp
dụng để phân tích các nguyên nhân xã hội chủ yếu đã làm nảy sinh tư tưởng
nhân văn, tiến bộ trong lịch sử nhân loại, đồng thời so sánh với các giá trị
nhân văn, tiến bộ của Việt Nam được phản ánh thông qua QTHL.
+ Phương pháp nghiên cứu, phê phán sử liệu, các thư tịch, kết hợp
nghiên cứu thông sử được sử dụng nhiều nhất trong Chương 3 để nêu bật các giá trị nhân văn, tiến bộ của QTHL thông qua các điều luật cụ thể. Điều này
giúp tác giả phân tích, lập luận, đánh giá các vấn đề được nhận định là nhân
văn, tiến bộ mà luận án nghiên cứu.
+ Các phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp, lôgíc, liên ngành khoa
học xã hội.v.v.... được sử dụng xuyên suốt trong Luận án. Tuy nhiên, các
phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong Chương 1 và chương 4 để có thể
khái quát được các vấn đề cần nghiên cứu, kết luận các vấn đề đã nghiên cứu
và làm cơ sở cho việc nghiệm thu, đánh giá các kết quả đã nghiên cứu.
5. Những điểm mới của Luận án
Từ góc độ lí luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Luận án góp phần
nghiên cứu một cách có hệ thống các giá trị nhân văn, tiến bộ của QTHL, ý
nghĩa lịch sử và đương đại, nhu cầu và phương hướng kế thừa phát triển các
giá trị đó.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý
luận nhận thức về các giá trị truyền thống cũng như vai trò của truyền thống
đối với hiện tại.
Luận án góp phần vào việc khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trị
trong kho tàng di sản văn hoá dân tộc trong đó có truyền thống pháp luật Việt
Nam. Qua đó, góp phần giải bài toán quan hệ giữa truyền thống và hiện đại,
tạo động lực cho công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh theo định hướng XHCN.
Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu và
hoạch định chính sách, các chuyên gia trong lĩnh vực lập pháp và có thể được dùng
làm tài liệu tham khảo trong chương trình đào tạo thạc sĩ và cử nhân luật học.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án
được chia thành bốn chương:
Chƣơng 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Quốc triều hình luật
Chƣơng 2. Cơ sở lí luận và lịch sử về giá trị nhân văn, tiến bộ của
Quốc triều hình luật
Chƣơng 3. Nội dung cơ bản của các giá trị nhân văn, tiến bộ trong
Quốc triều hình luật
Chƣơng 4. Kế thừa các giá trị nhân văn, tiến bộ của Quốc triều hình
luật trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: quốc triều hình luật thời lý khác thời lê sơ như thế nào, tính kế thừa của quốc triều hình luật trong thời đại hiẹn nay, Thế kỉ 15 pháp luật hình sự thời lê bảo vệ quyền lợi chủ thể của tội phạm là người già vad trẻ em thông qua quốc triều hình luật đúng hay sai, những kế thừa của pháp luật dân sự đương đại về tư tưởng nho giáo, Lí giải tại sao quốc triều hình luật tiến bộ hơn, Khái quát chung bộ quốc triều hình luật, đặc trưng nguồn gốc của bộ quốc triều hình luật thời hậu lê, tiểu luận phân tích các quy định về tố tụng hình sự trong bộ Quốc triều hình luật thời Lê, quốc triều hình luật là sự kế thừa và sáng tạo các thành tựu luật pháp trước đó, anh chị hãy trình bày về những giá trị kế thừa của quốc triều hình luật, tư tưởng đức trị và pháp trị trong quốc triều hình luật, Khái quát về bộ Quốc triều hình luật thời kì Hậu Lê, tiểu luận mở đầu khái quát bộ quốc triều hình luật, phân tích những điểm đặc sắc trong bộ Quốc triều hình luật triều Hậu Lê. (5,5 điểm) - Giới thiệu về bộ Quốc triều hình luật (0,5 điểm) - Điểm đặc sắc về hình thức (1 điểm) - Điểm đặc sắc về nội dung (3 điểm) phản ánh các phong tục tập quán truyền thống của người Việt (truyền thống tôn trọng phụ nữ, chế độ gia đình nhỏ, truyền thống yêu nước gắn liền với độc lập dân tộc) tiếp thu chọn lọc các chế định kinh điển của pháp luật phong kiến Trung Quốc (ngũ hình, thập ác tội...) phản ánh cơ sở kinh tế đặc thù của người Việt- kinh tế tiểu nông luật tư tương đối phát triển (so với pháp luật phong kiến Trung Quốc không chú trọng điều chỉnh quan hệ dân sự) - Lí giải vì sao lại có những điểm đặc sắc (1 điểm), những điểm đặc sắc trong lĩnh vực hình sự của quốc triều hình luật, điểm đặc sắc của quốc triều hình luật trong lĩnh vực hình sự, đặc sắc về phong tục tập quán trong quốc triều hình luật, phân tích và đánh giá chế độ kế thừa tài sản hương hoả triều hậu lê, nêu Giá trị thừa kế của Quốc Triều Hình Luật, quốc triều hình luật hiệnnay có sự áp dụng như thế nào vào thực tiễn, Phân tích những nội dung bảo vệ các đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội của bộ Quốc Triều hình luật

Các chủ đề có liên quan khác

Top