yon.koolboiz

New Member

Download Quy định của pháp luật về hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn và vấn đề nâng cao vai trò giải thích pháp luật của thẩm phán miễn phí





Có thể nhận thấy, việc pháp luật Việt Nam không quy định rõ ràng nhầm lẫn đến mức nào thì có ý nghĩa pháp lý trong xác định hiệu lực của hợp đồng cộng với việc pháp luật không thừa nhận án lệ sẽ làm cho Toà án gặp nhiều khó khăn trong thực tiễn xét xử. Bởi lẽ khó có tìêu chí rõ ràng kho đánh giá mức độ nghiêm trọng của nhầm lẫn. Trong vụ kiện giữa Công ty Việt Á Châu và Công ty Connell Bros , theo hợp đồng Công ty Connell Bros bán cho Công ty Việt Á Châu sản phẩm hoá chất Myflame 84527E. Giữa các bên phát sinh tranh chấp liên quan đến chất lượng của Myflame 84527E. Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn vì lý do sản phẩm Myflame 84527E được dùng cho nguyên liệu vải Polyester và Oxphor nhưng lại ghi trong hợp đồng và trong bill nhận hàng là chất Myflame 84527E dùng cho nguyên liệu PO (da thuộc). Có ý kiến cho rằng, trong trường hợp này hợp đồng không thể vô hiệu do nhầm lẫn . Tôi cho rằng, mặc dù cả hai bên có sự nhầm lẫn PO và PU, tuy nhiên sự nhầm lẫn này không không có ý nghĩa pháp lý bởi không liên quan đến bản chất, đặc tính của hàng hoá là đối tượng của hợp đồng và cả hai bên đều biết nguyên liệu PO không tồn tại trên thị trường 30 năm và không có thực. Việc nhầm lẫn này không phải là lý do chủ yếu để các bên ký kết hợp đồng.Mặc dù các bên đã thừa nhận có sự nhầm lẫn về tên gọi PO và PU nhưng không theo tôi ở đây đã có sự không thống nhất giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ được sử dụng trong hợp đồng. Chình vì vạy nên có thể nói Quyết định của Toà án vi phạm Điều 409 BLDS 2005 về giải thích hợp đồng, theo đó trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ của hợp đồng thì cần dựa vào chí chí chung của các bên.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

do tự nguyện thoả thuận. Những trường hợp này là: nhầm lẫn, lừa dối và đe doạ.
Theo quy định của pháp luật của tất cả các nước, nhầm lẫn có thể được coi là căn cứ để yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu, tuy nhiên thế nào là nhầm lẫn được xem xét không giống nhau trong pháp luật của các nước khác nhau. Pháp luật của các nước hầu như không ra khái niệm nhầm lẫn, còn trong khoa học pháp lý, về vấn đề này có nhiều cách nhìn khác nhau.
Có quan đỉểm cho rằng, nhầm lẫn là những trường hợp hợp đồng được ký kết nhưng ý chí của một hay của các bên được hình thành không đúng vì nhiều lý do khác nhau. Nhầm lẫn có thể do các bên chưa thoả thuận hết mọi điều khoản của hợp đồng, có thể do các bên không thể hiện sự cẩn thận cần có, cũng có thể do sự tự tin thái quá của chủ thể hay hành vi của người thứ ba Xem: Giáo trình Luật Dân sự (bản tiếng Nga), NXB Prospect, tập 1, Moscơva 2000, tr. 261.
. Ý kiến khác cho rằng, nhầm lẫn có nghĩa là hợp đồng được ký kết không phản ánh ý chí đích thực của các bên, không có khả năng mang lại kết quả mà các bên hướng đến tại thời điểm ký kết hợp đồng Xem: Gusev. A.N, Bình luận BLDS Liên Bang Nga, bản tiếng Nga, NXB INFRA-M, Maxcơva 2000. tr. 322.
. Có thể nói, nhầm lẫn là khi ý chí của các bên không giống với ý chí của họ trong giai đoạn thống nhất ý chí mặc dù không bị đe doạ hay lừa dối.
Việc coi nhầm lẫn là căn cứ tuyên bố hợp đồng vô hiệu gặp phải hai vấn đề phức tạp trong khoa học pháp lý và trong thực tiễn. Một mặt, trên xuất phát từ thuyết ý chí, nhầm lẫn được coi là việc hợp đồng được ký kết trái với ý chí đích thực của chủ thể và vì vậy nên cần coi hợp đồng đó là vô hiệu. Mặt khác nếu trong mọi trường hợp khi hợp đồng được ký kết trái với ý chí đích thực của chủ thể sẽ bị vô hiệu, điều này sẽ tạo ra sự không ổn định, mất trật tự trong lưu thông dân sự và trong hoạt động kinh doanh thương mại- điều mà không ai muốn. Chính vì vậy nên pháp luật cũng như Toà án cẫn phải thận trọng trong việc xem xét hợp đồng vô hiệu. Để tìm giải pháp hài hoà các mối quan hệ trên cần phân biệt hai loại nhầm lẫn: nhầm lẫn không có ý nghĩa pháp lý, tức là không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng và nhầm lẫn có ý nghĩa pháp lý-là căn cứ để yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Như vậy không phải mọi nhầm lẫn đều có ý nghĩa pháp lý đối với bên nhầm lẫn. Điều này là nhất quán trong mọi hệ thống pháp luật. Xem: Konrad Zweigert, Hein Kotz, So sánh luật trong lĩnh vực tư pháp, Tập 2, NXB. Quan hệ quốc tế, M, 1998, tr.s 118- 119.
Tuy nhiên trong thực tiễn việc phân biệt hai loại nhầm lẫn nói trên là việc không đơn giản, trong khi đó hậu quả pháp lý của chúng lại khác nhau.
Có thể nói rằng, nhầm lẫn, nhìn từ góc độ là điều kiện để yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu là một trong những vấn đề phức tạp nhất của pháp luật hợp đồng và gây nhiều khó khăn cho người học khi nghiên cứu vấn đề này.
Người bán bán cho người mua một bình gốm Trung Quốc với giá rẻ vì cho rằng, đó là bình gốm giả cổ do người địa phương làm ra. Sau đó người mua phát hiện ra rằng đó là một tác phẩm nghệ thuật vô giá được làm từ thời Nhà Minh. Trong trường hợp này người bán có quyền yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và đòi lại bình cổ với lý do đã không đánh giá chính xác giá trị của chiếc bình hay không? Có hay không có ý nghĩa việc người bán là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đố cổ và có thể đánh giá đúng giá trị của chiếc bình nhưng đã bất cẩn khi thực hiện việc đánh giá? Có quan trọng hay không việc người mua biết chính xác hay đoán biết được đó là bình cổ nhưng đã giấu người bán? Sẽ như thế nào nếu cả người bán và người mua của hợp đồng ban đầu đều là các chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá đồ cổ? Có ý nghĩa hay không việc người mua, vì tin vào hiệu lực của hợp đồng đã bỏ ra một khoản tiền lớn để phục hồi chiếc bình với mục đích bán lại, hay đã bán lại cho người khác? Nếu người mua, một cách trung thực cam kết với người mua rằng, đó là bình dả cổ và yêu cầu người bán thực hiện hợp đồng? Và cuối cùng, nếu người bán yêu cầu người mua trả lại bình, người mua đồng ý nhưng yêu cầu trả mức chênh lệch giá? Xem: Konrad Zweigert, Hein Kotz, tlđd, tr. 119.
Để trả lời câu hỏi nói trên cần xem xét một số điều kiện của sự nhầm lẫn.
1. Phạm vi của nhầm lẫn: Điều 131 BLDS năm 2005 về “giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn” quy định: “Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật này”. Như vậy theo pháp luật của Việt Nam hiện hành, nhầm lẫn chỉ có thể liên quan đến nội dung của hợp đồng mà không quy định nhầm lẫn về chủ thể. Mặc dù pháp luật không quy định cụ thể nội dung, tuy nhiên có thể hiểu rằng, trong nội dung của hợp đồng có rất nhiều vấn đề, ví dụ, đối tượng của hợp đồng, tính chất của hàng hoá, công việc. ..
Cách tiếp cận trên trong pháp luật của Việt Nam, có thể nói là tương tự với pháp luật của nhiều nước. Theo Điều 178 BLDS Liên Bang Nga, hợp đồng được ký kết do bị nhầm lẫn nghiêm trọng có thể bị toà án tuyên bố vô hiệu khi có sự yêu cầu của bên bị nhầm lẫn. Nhầm lẫn nghiêm trọng là nhầm lẫn liên quan đến: bản chất của hợp đồng hay tương tự hay liên quan đến những đặc tính của đối tượng làm giảm khả năng đáng kể việc sử dụng chúng theo mục đích. Nhầm lẫn liên quan đến động cơ của giao dịch không được coi là có ý nghĩa pháp lý quan trọng.
Khác với pháp luật của Việt Nam và Liên Bang Nga, pháp luật của nhiều nước có quy định nhầm lẫn về chủ thể, tuy nhiên chỉ trong một số trường hợp hạn chế. Điều 1110 BLDS Pháp quy định “Sự nhầm lẫn chỉ là căn cứ làm cho hợp đồng vô hiệu khi đó là sự nhầm lẫn về bản chất của vật hay công việc là đối tượng của hợp đồng. Sự nhầm lẫn về chủ thể giao kết không thể là căn cứ làm cho hợp đồng vô hiệu, trừ trường hợp việc xem xét nhân thân người đó là căn cứ chính dẫn đến việc giao kết hợp đồng”. Pháp luật của Anh xem xét nhầm lẫn về chủ thể rất hạn chế và chỉ trong một số trường hợp đặc biệt. Theo pháp luật của Anh, nhầm lẫn về chủ thể chỉ có thể xảy ra trong trường hợp, ví dụ, A ký hợp đồng với B vì tưởng B là C Anson V. Law of Contract, P. 203
. Bộ Luật Dân sự Bắc Kỳ và Trung Kỳ trước đây cũng có quy định nhầm lẫn về chủ thể Vì chịu sự ảnh hưởng của BLDS Pháp nên Bộ Dân luật Bắc kỳ (Điều 657) và Bộ Dân luật Trung kỳ (Điều 603) có quy định nhầm lẫn liên quan đến chủ thể. Tuy nhiên ch
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Phân tích quy định của pháp luật về quyền của người nộp thuế Luận văn Luật 0
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Quy định của WTO về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển Luận văn Kinh tế 0
D Những quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 về môi giới thương mại thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra Luận văn Luật 0
D Đánh giá tác động của chính sách thời giờ làm việc – thời gian nghỉ ngơi theo quy định Luận văn Kinh tế 0
D Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính việt nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu hệ thống chứng từ kế toán theo quy định của TT 200/2014/TT-BTC Luận văn Kinh tế 0
D ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO CỦA VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
D Chất lượng thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của bộ trưởng Văn hóa, Xã hội 0
D Quy chế pháp lý của đảo theo quy định của công ước luật biển năm 1982 và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top