Download Tiểu luận Quy định nguyên tắc suy đoán không phạm tội để bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội miễn phí
Nguyên tắc suy đoán không phạm tội có tác dụng định hướng cho những người tham gia tố tụng trong quan hệ với người bị buộc tội. Nguyên tắc này loại trừ định kiến, kết tội một chiều trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Dù chứng cứ thu thập trong vụ án đến đâu, dù niềm tin nội tâm của những người tiến hành tố tụng về lỗi của người bị buộc tội thế nào thì họ vẫn phải có nghĩa vụ làm sáng tỏ các tình tiết, sự kiện của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Nguyên tắc này thể hiện thái độ trân trọng tới số phận con người, hạn chế những sai lầm trong hoạt động tư pháp, làm oan người không phạm tội.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
áp lý.2.2. Quan điểm phản đối
Câu hỏi mà những người thuộc quan điểm này đặt ra là, ai là người được áp dụng nguyên tắc suy đoán không phạm tội? Nếu là bất kỳ người nào thì đương nhiên phải chứng minh lỗi của người đó và chừng nào chưa chứng minh được, chừng đó chưa thể kết luận người đó có lỗi. Còn nếu không phải là bất kỳ người nào mà là một cá nhân cụ thể và đối với người đó đã thu thập được những chứng cứ - cơ sở để buộc tội, thì lúc này áp dụng nguyên tắc suy đoán không phạm tội là không hợp lý và trái pháp luật. Bởi lẽ, khởi tố bị can lúc này đồng nghĩa với việc truy cứu trách nhiệm hình sự của người không phạm tội hay sao? Vì vậy, quan điểm này đồng nhất quyết định khởi tố hình sự với việc khẳng định lỗi của người bị khởi tố hình sự, mà không nhận thấy tố tụng hình sự là một quá trình, khởi tố hình sự là một trong những điểm khởi đầu của quá trình tố tụng hình sự.
2.3. Quan điểm người bị buộc tội không bị suy đoán không phạm tội cũng như không bị suy đoán có phạm tội
Người bị buộc tội “chưa” phải là người có tội nhưng cũng không phải là người không phạm tội. Người bị buộc tội là người trong tình trạng trung gian giữa không phạm tội và có phạm tội. Tòa án phải tuyên bố không phạm tội khi không chứng minh được lỗi của bị cáo không phải là biểu hiện của nguyên tắc suy đoán không phạm tội mà là nhiệm vụ của pháp luật tố tụng hình sự. Điều này cũng giống như không thể buộc bị cáo phải chứng minh lỗi của mình vì luật quy định rõ ràng như vậy chứ không phải vì nguyên tắc suy đoán không phạm tội. Về khía cạnh thực tiễn, nguyên tắc suy đoán không phạm tội khó có thể được chấp nhận bởi lẽ đa số các bị cáo (được áp dụng nguyên tắc suy đoán không phạm tội) vẫn bị Tòa án tuyên bố là có phạm tội. Tỷ lệ bị cáo được Tòa án tuyên bố không phạm tội so với tỷ lệ bị cáo bị tuyên bố là có phạm tội trong thực tiễn ở các nước đều không đáng kể. Như vậy thì cần gì phải áp dụng nguyên tắc suy đoán không phạm tội?
Quan điểm này không khoa học, vì không thể lập luận chỉ bằng cách viện dẫn luật hay viện dẫn thực tiễn đơn thuần. Điều cần thiết là phải giải thích được vì sao luật lại quy định hay vì sao lại có thực tiễn này. Có thể luật quy định như vậy chính từ yêu cầu của nguyên tắc suy đoán không phạm tội; hay có thể thực tiễn đòi hỏi phải cần có nguyên tắc suy đoán không phạm tội. Mặt khác, không thể có cái gọi là người bị buộc tội là người trong tình trạng trung gian, chỉ là có phạm tội hay là không phạm tội chứ không có lựa chọn thứ ba.
2.4. Quan điểm thừa nhận
Hoạt động tố tụng hình sự khác với các hoạt động khác của con người - nơi mà hoạt động nhận thức có thể kết thúc bằng một kết quả nhận thức mới hay có thể chưa đem lại kết quả gì. Hoạt động tố tụng hình sự không thể kết thúc mà không có kết quả pháp lý cụ thể. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự không thể kết thúc hoạt động tố tụng mà vấn đề có phạm tội hay không phạm tội của người bị buộc tội vẫn chưa có kết luận và không thể nói rằng: “chúng tui không thể chứng minh được lỗi của người bị buộc tội nhưng chúng tui lại không thể tin là người bị buộc tội là không có tội”. Nhiệm vụ của tố tụng hình sự là khi kết thúc hoạt động tố tụng phải xác định rõ ràng hay người bị buộc tội là người có phạm tội hay là người bị buộc tội không phạm tội (trừ trường hợp đình chỉ vụ án). Như vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng phải xuất phát từ chỗ hay là người bị buộc tội được áp dụng nguyên tắc suy đoán không phạm tội cho đến khi chứng minh được có phạm tội hay là người bị buộc tội bị áp dụng nguyên tắc suy đoán có phạm tội cho đến khi chứng minh được là không phạm tội. Lịch sử phát triển của tố tụng hình sự trên thế giới đã không chấp nhận nguyên tắc suy đoán có phạm tội và đã phát triển theo hướng nhân đạo và ghi nhận nguyên tắc suy đoán không phạm tội.
Nhà nước ta cũng đã tiếp thu tư tưởng tiến bộ của nguyên tắc suy đoán không phạm tội và ghi nhận nguyên tắc này như là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự. Tuy tên gọi chưa được trực diện, nhưng nội dung của nó cũng đã phán ảnh được tinh thần của nguyên tắc suy đoán không phạm tội, đó là: “không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Nguyên tắc này được quy định tại Điều 72 của Hiến pháp năm 1992 và tiếp tục được ghi nhận tại Điều 9 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS). Đây là nét son trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người ở Việt Nam. Tuy nhiên, cách diễn đạt trên chưa thật sự lột tả được bản chất của nguyên tắc suy đoán không phạm tội. Nó chưa chỉ ra được ai là người được áp dụng nguyên tắc suy đoán không phạm tội. Điều đó cho thấy, lý luận khoa học tố tụng hình sự của nước ta đã có bước tiến đáng kể, nhưng nghiên cứu về nguyên tắc suy đoán không phạm tội còn khiêm tốn.
Là nguyên tắc hiến định, nguyên tắc suy đoán không phạm tội có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong khoa học tố tụng hình sự. Đối với hoạt động xét xử không có kim chỉ nam nào tin cậy hơn ngoài việc thừa nhận không điều kiện và hiểu một cách đúng đắn nguyên tắc suy đoán không phạm tội, một nền tảng của hoạt động tố tụng hình sự. Bởi lẽ, nguyên tắc này quyết định và chi phối toàn bộ tính chất hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Tính hiện thực và nhân đạo của nguyên tắc này là nó phản ánh được giá trị và địa vị của con người trong xã hội công dân.
3. Bản chất của nguyên tắc suy đoán không phạm tội
3.1. Người bị buộc tội được suy đoán không phạm tội cho đến khi có bản án kết tội có hiệu lực của Tòa án
Người bị buộc tội là người không phạm tội được coi là chân lý cho đến khi có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Chừng nào chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì chừng đó, người bị buộc tội vẫn là người không phạm tội và luôn được thừa nhận là đúng.
Điều 9 của BLTTHS sử dụng chủ từ vô nhân xưng “không ai” tức là bất kỳ người nào cũng là chủ thể được suy đoán không phạm tội. Cách sử dụng này chưa lột tả hết bản chất của nguyên tắc suy đoán không phạm tội và không khẳng định được ai được suy đoán là không phạm tội? Người nào cần đến suy đoán không phạm tội? Đương nhiên là và chỉ là những người bị buộc tội, còn người không bị buộc tội thì họ không cần đến sự suy đoán không phạm tội. Bất kỳ ai bị buộc tội đều được suy đoán là không phạm tội. Như vậy, người bị tạm giữ là chủ thể đầu tiên được suy đoán không phạm tội vì họ mới là người bị tình nghi phạm tội, đương nhiên suy đoán không phạm tội cũng được áp dụng với người bị khởi tố hình sự, người bị đưa ra xét xử chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực p...