Download miễn phí Đồ án Quy hoạch giao thông tĩnh khu đô thị Nhân Chính

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam phát triển rất nhanh chóng, đặc biệt là ở các đô thị, dẫn đến nhu cầu đi lại gia tăng làm cho số lượng phương tiện tăng lên một cách vượt bậc gây ra áp lực rất lớn cho hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông bao gồm cả hệ thống giao thông và giao thông tĩnh tĩnh đô thị hay nói cách khác là bến bãi đỗ xe và đường đô thị.
Hà Nội là một trong những thành phố có tốc độ phát triển nhanh nhất cả nước. Với tốc độ gia tăng phương tiện như hiện nay, đã xảy ra hiện tượng ách tắc cục bộ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này do nhu cầu giao thông tĩnh các phương tiện giao thông trong địa bàn thành phố rất lớn trong khi hệ thống công trình giao thông phục vụ nhu cầu giao thông tĩnh của các phương tiện còn thiếu quá nhiều so với nhu cầu thực tế, mặt khác việc quản lý các điểm đỗ còn chưa hợp lý.
Theo thống kê của sở giao thông công chính Hà Nội, số lượngphương tiện tính đến nay có 252.926 ô tô cac loại và hơn 2,5 triệu xe máy ngoài ra trong khu vực nội thành có khoảng 1 triêu xe đạp và 300 xe xích lô. Trong khi đó tốc độ tăng phương tiện xe máy và ô tôt khá nhanh từ 12-15% một năm, chưa kể các phương tiện đăng ký ngoại tính thường xuyên hoạt động trong thành phố. Hiên nay toàn thành phố có 189 điểm trông xe thì có 31 điểm không có giấy phép. Công ty khai thác điểm đỗ xe Hà Nội - sở GTCC đang quản lý 262 điểm đỗ xe công cộng với diện tích khoảng 55000m2. Có 3000 vị trí đỗ xe với diện tích bình quân một vị trí đỗ là 15,5 m2. Công ty cũng đang giám sát 33 điểm đỗ xe Taxi với tổng sức chứa 327 xe. Ngoài ra còn có một số điểm đỗ xe do các cơ quan tự xây dựng và quản lý và các điểm đỗ xe trên đường, hè phố. Diện tích cho bãi đỗ xe tại khu vực nôi thành chỉ chỉ đạt 1,2% diện tích đất đô thị, khả năng đáp ứng nhu cầu giao thông tĩnh của khu vực thành phố Hà Nội vào khoảng 30% nhu cầu đỗ xe của thành phố chưa kể các xe của tỉnh khác đến ngày do vậy nhu cầu về giao thông tĩnh tai thành phố Hà Nội ngày càng tăng trong khi diện tích đất dành cho giao thông tĩnh còn thấp. Do vậy đòi hỏi cần xây dựng và đề ra các giải pháp quản lý điểm đỗ xe trong thành phố hiện nay là rất cấp bách và cần thiết. Khu đô thị Nhân Chính là một trong khu đô thị mới của Hà Nội trong tương lai gần là khu đô thị có tốc độ phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu phát sinh và thu hút chuyến đi tới khu đô thị sẽ tăng cao do vậy mật độ phương tiện tham gia giao thông tại khu đô thị cũng tăng cao đồng thời với đòi hỏi các công trình giao thông tĩnh trong khu vực khu đô thị phải đáp ứng được nhu cầu giao thông tĩnh tại khi đô thị Nhân Chính. Trong khi thực trạng tại khu đô thị Nhân Chính có rất ít các công trình giao thông tĩnh phục vụ và các phương tiện có nhu cầu đỗ xe thường rất khó kiếm được vị trí thích hợp để đỗ xe đúng theo quy định. Do vậy cần có nhưng nghiên cứu chi tiết dự báo chính xác nhu cầu phát sinh và thu hút chuyến đi từ khu đô thị Nhân Chính từ đó dự báo nhu cầu giao thông tĩnh khu đô thị và đưa ra các phương án, các giải pháp đáp ứng toàn bộ hay phần lớn nhu cầu giao thông tĩnh trong khu đô thị.

 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của đồ án là Nhu cầu giao thông tĩnh của các chuyến đi theo mục đích cá nhân, công việc và nhu cầu đỗ xe của chủ sở hữu phương tiện cơ giới cá nhân ( ô tô con và xe máy ) trong phạm vi khu đô thị Nhân Chính
- Phạm vi nghiên cứu: Đồ án nghiên cứu nhu cầu giao thông tĩnh trong phạm vi khu vực khu đô thị Nhân Chính
 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu.
- Mục đích : Đưa ra các giải pháp về mặt kỹ thuật và giải pháp về tổ chức quản lý nhu cầu đỗ xe cá nhân theo sở hữu phương tiện và theo mục đích chuyến đi như đã nêu ở phần đối tượng nghiên cứu.
- Mục tiêu : Xác định hiện trạng điểm đỗ xe cá nhân trong thành phố nói chung.
- Xác định hiện trạng đỗ xe các loại phương tiện trong khu vực
- Nhiệm vụ và vai trò của các bên hữu quan (Chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý chuyên ngành, các tổ chức đoàn thể, cá nhân).
- Xác định nhu cầu đỗ xe trong khu vực.
- Đề xuất các giải pháp quy hoạch,quản lý , xây dựng và thiết kế các công trình giao thông tĩnh hợp lý theo nhu cầu những năm tương lai.
 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu hiện trạng giao thông tĩnh và nhu cầu giao thông tĩnh trong địa bàn khu vực nghiên cứu.
- Tính toán, xác định nhu cầu giao thông tĩnh của nhóm đối tượng nghiên cứu trong tương lai dựa vào các mô hình dự báo, công thức xác định nhu cầu giao thông tĩnh và các chỉ số phát triển phương tiện, nhu cầu chuyến đi tới vùng thu hút…trong tương lai.
- Căn cứ vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, GTVT và các quy hoạch liên quan tới nhu cầu GTT trong địa bàn khu vực nghiên cứu từ đó đưa ra các phương án quy hoạch, giải pháp quản lý cho nhu cầu GTT khu vực.
- Đưa ra phương án tối ưu cho nhu cầu GTT, lựa chọn giải pháp kỹ thuật, tổ chức quản lý nhu cầu GTT phù hợp cho khu vực nghiên cứu trong tương lai.
 Nội dung nghiên cứu
Kết cấu của đồ án gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về quy hoạch giao thông tĩnh
Chương 2: Hiện trạng giao thông đô thị Hà Nội và phường Nhân Chính
Chương 3: Quy hoạch giao thông tĩnh khu đô thị Nhân Chính
 Kết luận và kiến nghị

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH GIAO THÔNG TĨNH

1.1. Tổng quan về đô thị và giao thông đô thị .
1.1.1. Đô thị hoá và quá trình đô thị hoá.
 Khái niệm đô thị.
“Đô thị là điểm dân c¬ư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành hay tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nư¬ớc, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, một huyện hay một vùng trong tỉnh trong huyện”.
 Xu hướng đô thị hoá.
Quá trình đô thị hoá trên thế giới được chia thành 3 thời kỳ như sau:
- Thời kỳ đô thị hoá tiền công nghiệp tương ứng với thời kỳ cách mạng kỹ thuật I còn gọi là cách mạng thủ công nghiệp.
- Thời kỳ đô thị hoá công nghiệp tương ứng với thời kỳ cách mạng kỹ thuật II còn gọi là cách mạng công nghiệp.
- Thời kỳ đô thị hoá hậu công nghiệp tương ứng với thời kỳ cách mạng kỹ thuật III còn gọi là cách mạng khoa học kỹ thuật.
 Hệ quả của đô thị hoá.
- Sự gia tăng dân số và qui mô đô thị.
- Thay đổi cơ cấu lao động và ngành nghề của dân cư.
- Thay đổi chức năng các điểm dân cư, vùng lãnh thổ.
- Kích thích sự gia tăng định cư và dao động con lắc trong lao động.
- Hình thành và phát triển những loại hình cư trú cũng như những loại hình phân bố dân cư mới.
- Sự gia tăng nhu cầu đi lại và các vấn đề về GTVT đô thị.
Sự khác nhau cơ bản giữa thành thị và nông thôn là mức độ đầu tư cho cơ sở hạ tầng (CSHT). Theo thông lệ chung CSHT của đô thị được chia thành hai loại như sau:
- Kết cấu hạ tầng xã hội:Y tế, giáo dục, văn hoá...
- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật: Điện, nước, chiếu sáng, GTVT, thông tin, năng lượng.

LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH GIAO THÔNG TĨNH 1
1.1. Tổng quan về đô thị và giao thông đô thị . 1
1.1.1. Đô thị hoá và quá trình đô thị hoá. 1
1.1.2. Các thành phần cấu thành đô thị 2
1.1.3. Đặc điểm giao thông đô thị 2
1.2. Phương pháp luận quy hoạch giao thông tĩnh đô thị 4
1.2.1. Tổng quan về quy hoạch giao thông tĩnh đô thị 4
1.2.2. Phương pháp luận quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh đô thị 7
1.2.3.Các chỉ tiêu tính toán nhu cầu đỗ xe : 9
1.3 Phương pháp xác định công suất và thiết kế công trình đỗ xe. 10
1.3.1 Các phương pháp tính toán nhu cầu đỗ xe trong quy hoạch giao thông tĩnh 10
1.3.3.Các mô hình tổ chức -thiết kế và quản lý giao thông tĩnh đô thị 14
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG GTĐT HÀ NỘI VÀ PHƯỜNG NHÂN CHÍNH 23
2.1 Tổng quan về Hà Nội 23
2.1.1: Điều kiện tự nhiên: 23
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội 24
2.2 Hiện trạng giao thông và giao thông tĩnh tại Hà Nội 25
2.2.1: Hiện trạng giao thông đô thị tại Hà Nội 25
2.2.2 Giao thông tĩnh Hà Nội 32
2.3. Giao thông và giao thông tĩnh Phường Nhân Chính 40
CHƯƠNG III: QUY HOẠCH GIAO THÔNG TĨNH KHU ĐÔ THỊ NHÂN CHÍNH 50
3.1. Định hướng phát triển giao thông vận tải hà nội đến năm 2020. 50
3.1.1. Định hướng phát triển không gian Hà Nội. 50
3.1.2. Định hướng phát triển giao thông Hà nội đến năm 2020 51
3.2. Xác định nhu cầu đỗ xe hiện tại và dự báo nhu cầu đỗ xe khu vực nghiên cứu 55
3.2.1. Xác định nhu cầu đỗ xe hiện tại ở khu vực nghiên cứu 55
3.2.2. Dự báo nhu cầu đỗ xe khu vực nghiên cứu 59
3.3. Đề xuất và đánh giá các phương án quy hoạch giao thông tĩnh cho khu đô thị Nhân Chính. 63
3.4. Đánh giá và lựa chọn phương án 81
3.4.1. Lựa chọn địa điểm, hình thức bố trí đỗ và công suất thiết kế 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
1. Kết luận 87
2. Kiến nghị 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Quy hoạch giao thông tĩnh khu đô thị Nhân Chính

Link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông tỉnh Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
R Bài giảng Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị Kiến trúc, xây dựng 0
M Nghiên cứu đánh giá tai biến trượt lở phục vụ quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông đường bộ ở lưu vực sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Kạn Luận văn Sư phạm 0
T Hoàn thiện quy hoạch phát triển giao thông đường bộ tỉnh Hà Giang Luận văn Kinh tế 2
A Hoàn thiện quy hoạch cán bộ thuộc Sở Giao thông vận tải Phú Thọ Luận văn Kinh tế 2
L Đề xuất chỉ tiêu môi trường cho quy hoạch phát triển bền vững giao thông đô thị ở Hà Nội Môn đại cương 0
P Nghiên cứu, đề xuất quy trình lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) của quy hoạch phát triển giao thông đường bộ ở Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0
S Cẩm nang ngành lâm nghiệp - Phân loại sử dụng, lập quy hoạch và giao đất lâm nghiệp Tài liệu chưa phân loại 0
C Quy hoạch trục giao thông trên trục Ngã ba Văn Điển tới Ngã Tư Hà Đông Tài liệu chưa phân loại 0
S Quy hoạch giao thông trên trục đường Trường Chinh Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top