baby_thanhvan45
New Member
Download Luận văn Quy trình chọn tạo và sản xuất lúa thuần, lúa lai, và kinh nghiệm trong quá trình khử lẫn, khử đực…và một số kinh nghiệm thực tế trong sản xuất nông nghiệp miễn phí
MỞ ĐẦU
Sau thời gian học tập tại trường bộ môn Cộng nghệ sinh học đã tổ chức đợt thực tập giáo trình kéo dài gần 3 tuần tại các cơ sở sản xuất áp dụng các tiến bộ kỹ thuật của Công nghệ sinh học và tại bộ môn Công nghệ sinh học trường Đại Học Nông Nghiệp 1. Được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các cán bộ công nhân viên chức tại các cơ sở, chúng em đã tiếp thu được nhiều kinh nghiệm, những bài học quý báu. Qua đợt thực tập này mỗi sinh viên chúng em được rèn luyện, khám phá thực tế sản xuất. Cũng như đã tìm thấy được những định hướng cần thiết cho tương lai của bản thân. Qua đợt thực tập em thấy mục đích đạt được:
- Nhà trường đã tạo điều kiện cho sinh viên hiểu rõ hơn về chuyên nghành công nghệ sinh học, tìm hiểu về hướng nghiên cứu, công việc cụ thể của một số trung tâm công nghệ sinh học đang làm, mục đích mà họ hướng tới trong tương lai, được va chạm với thực tế công việc từ đó có được những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống.
- Mỗi sinh viên đánh giá được thực trạng của nghành, biết được thuận lợi và khó khăn của nghành công nghệ sinh học hiện nay từ đó tìm ra định hướng các giải pháp khắc phục khó khăn ngay khi đang còn là sinh viên,từ đó tạo điều kiện tốt cho công việc học tập và nghiên cứu của mình
- Sinh viên biết được mục tiêu, phương hướng của các trung tâm nghiên cứu, viện công nghệ sinh để từ đó có thể định hướng cho tương lai sau khi ra trường.
-Sinh viên nắm được quy trình chọn tạo và sản xuất lúa thuần, lúa lai, và kinh nghiệm trong quá trình khử lẫn, khử đực và một số kinh nghiệm thực tế trong sản xuất nông nghiệp, điều đó góp phần tạo điều kiện tốt cho công việc tương lai sau này.
- Giúp sinh viên nắm được một số kĩ thuật,kinh nghiệm thực tế của kĩ thuật nuôi trồng, chế biến nấm ăn và nấm dược liệu.Biết được những khó khăn và thuận lợi của nghành nuôi trồng nấm từ đó nếu có điều kiện thì mỗi sinh viên có thể mang những hiểu biết của mình áp dụng vào thực tế sản xuất của gia đình, địa phương mình, góp phần làm giàu đẹp cho quê hương,đất nước.
Sau đây em xin được trình bày bài báo cáo tóm tắt quá trình đi thực tập.
Sau thời gian học tập tại trường bộ môn Cộng nghệ sinh học đã tổ chức đợt thực tập giáo trình kéo dài gần 3 tuần tại các cơ sở sản xuất áp dụng các tiến bộ kỹ thuật của Công nghệ sinh học và tại bộ môn Công nghệ sinh học trường Đại Học Nông Nghiệp 1. Được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các cán bộ công nhân viên chức tại các cơ sở, chúng em đã tiếp thu được nhiều kinh nghiệm, những bài học quý báu. Qua đợt thực tập này mỗi sinh viên chúng em được rèn luyện, khám phá thực tế sản xuất. Cũng như đã tìm thấy được những định hướng cần thiết cho tương lai của bản thân. Qua đợt thực tập em thấy mục đích đạt được:
- Nhà trường đã tạo điều kiện cho sinh viên hiểu rõ hơn về chuyên nghành công nghệ sinh học, tìm hiểu về hướng nghiên cứu, công việc cụ thể của một số trung tâm công nghệ sinh học đang làm, mục đích mà họ hướng tới trong tương lai, được va chạm với thực tế công việc từ đó có được những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống.
- Mỗi sinh viên đánh giá được thực trạng của nghành, biết được thuận lợi và khó khăn của nghành công nghệ sinh học hiện nay từ đó tìm ra định hướng các giải pháp khắc phục khó khăn ngay khi đang còn là sinh viên,từ đó tạo điều kiện tốt cho công việc học tập và nghiên cứu của mình
- Sinh viên biết được mục tiêu, phương hướng của các trung tâm nghiên cứu, viện công nghệ sinh để từ đó có thể định hướng cho tương lai sau khi ra trường.
-Sinh viên nắm được quy trình chọn tạo và sản xuất lúa thuần, lúa lai, và kinh nghiệm trong quá trình khử lẫn, khử đực…và một số kinh nghiệm thực tế trong sản xuất nông nghiệp, điều đó góp phần tạo điều kiện tốt cho công việc tương lai sau này.
- Giúp sinh viên nắm được một số kĩ thuật,kinh nghiệm thực tế của kĩ thuật nuôi trồng, chế biến nấm ăn và nấm dược liệu.Biết được những khó khăn và thuận lợi của nghành nuôi trồng nấm từ đó nếu có điều kiện thì mỗi sinh viên có thể mang những hiểu biết của mình áp dụng vào thực tế sản xuất của gia đình, địa phương mình, góp phần làm giàu đẹp cho quê hương,đất nước.
Sau đây em xin được trình bày bài báo cáo tóm tắt quá trình đi thực tập.
NỘI DUNG
Phần 1: Tham quan các cơ sở
Thời gian tham quan từ ngày 24/4/2009 đến ngày 28/4/2009
Các địa điểm được tham quan:
Viện công nghệ sinh học trực thuộc Viện khoa học và công nghệ Việt Nam (VAST hay IBT): buổi sáng ngày 24/4/2009
Trung tâm Giống và phát triển nông lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng: sáng ngày 27/4/2009
Trung tâm khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh: buổi chiều ngày 27/4/2009
I. Viện công nghệ sinh học trực thuộc Viện khoa học và công nghệ Việt Nam (VAST hay IBT) (buổi sáng ngày 24/4/2009)
1.Tên cơ quan và cơ sở tham quan
Viện công nghệ sinh học (Institute of biotechnology): Viện công nghệ sinh học (IBT) trực thuộc Viện khoa học và công nghệ Việt Nam
- Địa chỉ: 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
- Website:
- IBT được thành lập tháng 7 năm 1993 trên cơ sở hợp nhất các cơ sở nghiên cứu sinh học thực nghiệm của Trung tâm khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc Gia tại Hà Nội
2. Cơ cấu tổ chức
Viện công nghệ sinh học có: 322 cán bộ trong đó có 1 giáo sư,17 phó giáo sư, 65 tiến sĩ, 68 thạc sĩ,cùng đội ngũ 171 người ký kết hợp đồng ngắn hạn và dài hạn với các phòng thí nghiệm
Tổ chức của IBT:
Ban giám đốc :
Giám đốc: PGS.TS. Lê Trần Bình
Phó giám đốc: PGS.TS. Trương Nam Hải
PGS.TS. Phan Văn Chi
PGS.TS. Nông Văn Hải
TS. Trần Đình Mẫn
Quản lý hành chính:
Đứng đầu: Bùi Chi Lăng
Hội đồng khoa học:
Chủ tịch: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Đào
Phó chủ tịch: PGS.TS. Trương Nam Hải
Thư ký: PGS.TS. Ngô Đình Bình
Các phòng thí nghiệm nghiên cứu :
- Công nghệ tế bào động vật (ACB)
- Công nghệ gene động vật (AGT)
- Công nghệ DNA ứng dụng (ADT)
- Hợp chất có hoạt tính sinh học của vi sinh vật (BCM)
- Sinh học tế bào sinh sản (BRC)
- Công nghệ sinh học tảo (ABT)
- Công nghệ enzyme (EBL)
- Công nghệ phôi(EBL)
- Enzyme học (EZL)
- Công nghệ sinh học môi trường
- Công nghệ lên men
- Trại thực nghiệm sinh học
- Kỹ thuật di truyền
- Di truyền học vi sinh học
- Miễn dịch học
- Vi sinh vật dầu mỏ
- Quang sinh học
- Hoá sinh thực vật
- Công nghệ tế bào thực vật
- Hoá sinh protein
- Vi sinh vật đất
- Sinh học phân tử và công nghệ gene
Hiện nay, Viện đang xây dựng và triển khai phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ gene
- Công nghệ gene 1:
Phụ trách là PGS.TS Đinh Duy Kháng – trưởng phòng vsv học phân tử.
Các thiết bị chính: các máy ly tâm cao tốc và siêu tốc, thiết bị nước siêu sạch, máy real-time PCR, máy PCR, máy đông khô
Các đơn vị tham gia: vsv học dầu mỏ, công nghệ tế bào động vật-thực vật, liên hiệp Khoa học sản xuất.
- Công nghệ gene 2:
Phụ trách: PGS.TS Trương Nam Hải – phó Viện trưởng, trưởng phòng kỹ thuật di truyền
Các thiết bị chính: các hệ thống sắc kí FPLS và HPLS.
- Proteomic:
Phụ trách PGS.TS Phan Văn Chi
- Genomic:
Phụ trách PGS.TS Nông Văn Hải – phó Viện trưởng.
- Bioinformatic:
Phụ Trách: PGS.TS Trương Nam Hải
Thiết bị chính: Hệ thống máy chủ
- Hoá Sinh:
Phụ trách: TS Nguyễn Hoàng Tỉnh
3. nhiệm vụ của viện.
- Tận dụng và phát triển hiệu quả nguồn gen nhiệt đới. Bao gồm vsv, động vật và thực vật.
- Viện Công nghệ sinh học cũng là đơn vị quản lý hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về Công nghệ gene (National Key Laborary of Genomics) với các trang thiết bị hiện đại của thế giới như: hệ thống máy khối phổ Qstar, hệ thống máy xác định trình tự gene ABI PRISM 3100, hệ thống microarray, máy real-time PCR, cụm tin sinh học hiện đại,…
4. Các lĩnh vực hoạt động chính
Có 5 lĩnh vực hoạt động chính của Viện Công Nghệ Sinh Học:
Sinh học phân tử và công nghệ gene
- Ứng dụng của sinh học phân tử trong phân loại, giữ gìn sự đặc trưng và đa dạng nguồn tài nguyên di truyền
- Nhận dạng và phân tích các chức năng của gene theo mục đích nghiên cứu.
- Trao đổi thông tin trực tuyến về tin sinh học.
Công nghệ sinh học vi sinh vật
- Sự chọn lọc, đánh giá, khai thác những chủng vi sinh vật biến đổi mới để phục vụ cho nông nghiệp, chế phẩm sinh hoc, xử lý rác thải, xử lý thức ăn.
- Phát triển các hệ thống lên men, các công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả biểu hiện của các chủng vi sinh trong việc sản xuất các loại protein tái tổ hợp và các chất có hoạt tính sinh học
Công nghệ sinh học enzyme và protein
- Tinh sạch và cải biến theo hướng có lợi các loại enzyme có khả năng thương mại hóa cao
- Sàng lọc các loai protein mới có tiềm năng ứng dụng trong y sinh
- Thiết kế và phát triển các loại protit có hoạt tính sinh học
Công nghệ sinh học thực vật
- Phát triển công nghệ tế bào thực vật phục vụ công tác bảo tồn và nhân nhanh các giống cây nông nghiệp, các giống cây trồng quý hiếm
- Cải tiến các tính trạng của cây trồng bằng các phương pháp chọn dòng tế bào hay chuyển gene
Công nghệ sinh học động vật
- Sử dụng công nghệ sinh học động vật t...
Last edited by a moderator: