Clarke

New Member

Download Đồ án Thiết kế quy trình công nghệ sửa chữa thay thế kết cấu mũi tàu vỏ thép tàu hàng trọng tải 43500 tấn của công ty Huyndai Vinasin miễn phí​





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 2
1.1. Tổng quan về ngành công nghiệp đóng sửa tàu vỏ thép tại Việt Nam 2
1.2. Giới thiệu năng lực sửa chữa tàu tại công ty HYUNDAI VINASHIN 4
1.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu. 7
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu. 7
1.3.2.Vấn đề cần nghiên cứu. 7
1.3.3. Dự kiến kết quả đạt được. .7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LỰA CHỌN PHƯƠNG AN SỬA CHỮA. .8
2.1. Các dạng hư hỏng thường gặp của tàu vỏ thép. .8
2.2. Yêu cầu kinh tế - kỹ thuật đối với công tác sửa chữa tàu vỏ thép. .13
2.2.1.Yêu cầu kinh tế. .13
2.2.2.Yêu cầu kỹ thuật. .15
2.3. Các cơ sở để lựa chọn phương án sửa chữa. .17
2.3.1. các dạng phương án sửa chữa. .17
2.3.2. Lựa chọn phương án. .17
2.4. Giới thiệu chung về quy trình công nghệ sửa chữa tàu vỏ thép. .17
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ QUY TÌNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA THAY THẾ KẾT CẤU MUI TÀU VỎ THÉP. .23
3.1. Giới thiệu chung về tàu sửa chữa. .23
3.2.Quy trình công nghệ sửa chữa thay thế kết cấu mũi tàu vỏ thép. .25
3.2.1.Quy trình xác định vùng hư hỏng cần thay thế. .25
3.2.2. Quy trình cắt bỏ vùng hư hỏng. .36
3.2.3. Quy trình chế tạo chi tiết kết cấu cần thay thế . .38
3.2.4. Quy trình lắp chi tiết kết cấu cần thay thế. .55
3.2.5. Kiểm tra và nghiệm thu. .57
CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ. .62
4.1. Kết quả. .62
4.2. Ý kiến đề xuất. .62
PHỤ LỤC. .63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .69
3. Tính khả thi.
Quy trình công nghệ sửa chữa thay thế kết cấu mũi tàu thủy phải có tính khả thi và phù hợp với điều kiện, trình độ, năng lực hiện có của nhà máy và người lao động. Đảm bảo thi công nhanh chóng và chính xác trong mọi điều kiện.
4. Tính an toàn.
Đảm bảo các quy tắc an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Nhất là các quy tắc an toàn khi sử dụng điện, phòng cháy chữa cháy, đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
5. Khả năng tập trung cường độ và cải tạo các công trình phục vụ cho quá trình lắp đặt mũi tàu thủy.
Khả năng cải tạo phải được xem xét trước khi thiết kế. Các triền đà hay ụ nơi lắp ráp phải là một tổ hợp hoàn chỉnh, phải có tính cơ động và phù hợp với các bộ phận khác và các phương tiện trong nhà máy. Triền dùng để lắp đặt có thể tăng cường sự làm việc của nó trên cơ sở sử dụng đầy đủ hơn khả năng chịu tải của các bộ phận công trình khi thao tác với các tàu nặng có tải trọng phân bố tương đối đều.
6. Độ tin cậy, tuổi thọ và tính bền vững.
Các bộ phận phải được liên kết chặt chẽ với nhau, nếu một bộ phận bị loại thì toàn bộ bộ máy sẽ không có khả năng làm việc bình thường. Độ tin cậy được đảm bảo bởi chất lượng gia công từng chi tiết, sự lắp ráp các chi tiết kết cấu. Những bộ phận quan trọng nhất là những bộ phận trực tiếp tham gia làm việc sau đó là tổ hợp của chúng. Các máy nâng và triền có các thiết bị nâng chuyển phức tạp đòi hỏi phải thường xuyên bảo dưỡng và sửa chữa. Chất lượng thép được dùng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo qui định.
7. Thi công nhanh và cơ giới hóa cao.
Việc cơ giới hóa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
- Cơ sở vật chất và các trang thiết bị kĩ thuật của nhà máy phải hiện đại.
- Việc bố trí mặt bằng trong nhà máy sửa chữa tàu.
- Trình độ tay nghề của người lao động.
- Mối liên hệ giữa các bộ phận sản xuất trong nhà máy.

2.3. Các cơ SỞ ĐỂ lỰa CHỌn phương án SỬa CHỮa.
2.3.1. Các dạng phương án sửa chữa.
Dựa vào mức độ hư hỏng của con tàu và khả năng sửa chữa của nhà máy mà người ta có các dạng phương án sửa chữa sau:
+ Sửa chữa rời rạc: tức là các chi tiết kết cấu bị hư hại ở những vị trí khác nhau của con tàu thì chúng ta tiến hành sửa chữa thay thế những phần bị hư hỏng của từng chi tiết một cách trực tiếp.
+ Sửa chữa khối: tức là các chi tiết kết cấu bị hư hỏng tập trung tại một vùng liên tục của con tàu thì chúng ta tiến hành sửa chữa thay thế cụm chi tiết kết cấu đó cùng một lúc bằng cách ghép chúng lại với nhau thành phân đoạn hay tổng đoạn (còn gọi là khối). Phương án này đòi hỏi nhà máy phải có các trang thiết bị nâng hạ vận chuyển có thể di chuyển được khối này từ vị trí này đến vị trí khác.
+ Sửa chữa kết hợp: tức là kết hợp hai phương án sửa chữa trên. Phần hư hỏng con tàu được sẽ được sửa chữa thay thế đối với các kết cấu gần nhau đều bị hỏng bằng cách đóng phân đoạn, tổng đoạn thay thế cho phần hư hỏng đó, đồng thời sửa chữa thay thế rời rạc cho các kết cấu khác bị hư hỏng không liên tục hay khó đóng phân đoạn, tổng đoạn thay thế.
2.3.2.Lựa chọn phương án.
Căn cứ vào dạng hư hỏng của con tàu, yêu cầu của chủ tàu mà ta lựa chọn một trong số các phương án sửa chữa trên. Phương án lựa chọn phải đảm bảo các yêu cầu kinh tế-kỹ thuật, thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
2.4. GIỚi THIỆu chung VỀ quy trình công nghỆ SỬa CHỮa tàu VỎ thép.
2.4.1. Tổ chức công nghệ sửa chữa.
Trên cơ sở những dạng hư hỏng của tàu vỏ thép mà chúng ta có những công việc sửa chữa khác nhau. Các loại sửa chữa tuân theo qui phạm phân cấp gọi là sửa chữa định kỳ, mục đích của công việc sửa chữa định kỳ là đảm bảo cấp của con tàu theo đúng cấp đã được đóng.Trong công việc sửa chữa định kỳ này người ta phân ra:
- Sửa chữa nhỏ: Sau mỗi chuyến đi biển về:
- Sửa chữa trung bình: hàng năm ;
- Sửa chữa lớn : bốn năm một lận .
Ngoài các công việc sửa chữa định kỳ trong các nhà máy sửa chữa tàu thường gặp một số công việc sửa chữa khác nhau:
- Sửa chữa tai nạn đối với những con tàu gặp nạn trên biển kéo về;
- Hoán cải nhằm cải tiến một số bộ phận hay thay đổi công dụng con tàu;
- Sửa chữa khôi phục chỉ tiến hành đối với những con tàu bị cháy hay chìm;
- Sửa chữa bảo hành đối với những con tàu trong diện bảo hành.
Trước khi đưa một con tàu vào sửa chữa , công tác chuẩn bị phải làm hết sức cẩn thận và chu đáo cả về phía chủ tàu và xưởng sửa chữa.
Về phía chủ tàu phải có một người hay một hội đồng phụ trách theo dõi và chịu hoàn toàn

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top