nuthananhsang95

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 5
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ CHỒNG TRONG VIỆC CHIA TÀI SẢN 5
1. Khái niệm chung 5
1.1. Khái niệm giới, giới tính, bình đẳng giới 5
1.1.1. Khái niệm giới 5
1.1.2. Khái niệm giới tính 6
1.1.3. Khái niệm bình đẳng giới 6
1.2. Khái niệm thời kỳ hôn nhân 7
1.3. Khái niệm tài sản, quyền sở hữu tài sản của vợ chồng, chia tài sản của vợ chồng 8
1.3.1. Khái niệm tài sản 8
1.3.2. Khái niệm quyền sở hữu tài sản của vợ chồng 9
1.3.3. Khái niệm chia tài sản của vợ chồng 11
2. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản 11
2.1. Ý nghĩa về mặt pháp lý 11
2.2. Ý nghĩa về xã hội 12
3. Sơ lược sự phát triển của pháp luật Việt Nam về quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản 13
3.1. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật thời kỳ phong kiến 13
3.2. Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật thời kỳ pháp thuộc 15
3.3. Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật thời kỳ từ Cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay 16
3.3.1. Giai đoạn 1945 – 1954 16
3.3.2. Giai đoạn 1954 – 1975 17
3.3.3. Giai đoạn 1975 – 2000 19
3.3.4. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay 20
CHƯƠNG II 22
QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ CHỒNG TRONG VIỆC CHIA TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 22
1. Nguyên tắc chung về quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản 22
1.1. Nguyên tắc hiến định 22
1.1.1. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật 22
1.1.2. Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật 22
1.1.3. Nguyên tắc nam nữ bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội 23
1.2. Nguyên tắc chung của Luật Dân Sự 23
1.2.1. Nguyên tắc bình đẳng 23
1.2.2. Nguyên tắc quyền bình đẳng của vợ chồng 24
1.3. Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng theo Luật HN&GĐ năm 2000 24
2. Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong các trường hợp chia tài sản 25
2.1. Quyền bình đẳng giữa vợ chồng khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 25
2.1.1. Căn cứ chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 25
2.1.2. cách chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 27
2.1.3. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 28
2.1.4. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung 30
2.1.5. Khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng 31
2.2. Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong trường hợp chia tài sản khi vợ chồng ly hôn 31
2.2.1. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn 31
2.2.2. Một số trường hợp đặc biệt về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 36
2.3. Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong trường hợp chia tài sản khi một trong hai bên vợ chồng chết 41
2.3.1. cách chia tài sản 41
2.3.2. Điều kiện tạm hoãn phân chia di sản thừa kế 41
CHƯƠNG III 45
THỰC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA 45
VỢ CHỒNG TRONG VIỆC CHIA TÀI SẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 45
1. Thực tiễn bảo vệ quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản 45
1.1. Nhận xét chung 45
1.2. Một số vụ việc cụ thể về bảo vệ quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản 46
2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản. 51
2.1. Đối với việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 52
2.2. Đối với việc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ hay chồng chết 54
2.3. Đối với việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 54
2.4. Về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật 55
KẾT LUẬN 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
I. Lý do chọn đề tài
Gia đình là một tế bào của xã hội, là một tổ chức thu nhỏ nhất của xã hội,nơi có nhiều thế hệ cùng chung sống với nhau, sự ổn định và phát triển lành mạnh của gia đình sẽ góp phần vào sự phát triển chung của toàn bộ xã hội. Mỗi gia đình được xây dựng dựa trên những sợi dây liên kết của hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng và giáo dục. Trong đó quan hệ hôn nhân là cơ sở chính,cơ sở chủ yếu để hình thành gia đình.
Nhận định được vị trí của gia đình trong xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng quan tâm đến việc xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Biểu hiện ở việc nước ta đã ban hành các quy phạm pháp luật, điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình cho phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Trong quá trình xã hội hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội. Việt Nam là một trong những quốc gia luôn coi trọng vấn đề bình đẳng giới và coi đó chính là mục tiêu mang tính chiến lược nhằm đảm bảo quyền con người nói chung và quyền bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình nói riêng. Đặc biệt là sự bình đẳng giữa vợ và chồng. Chính vì vậy, trong các văn kiện của Đảng và trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng luôn được quan tâm sâu sắc.
Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (sau đây viết tắt là HN&GĐ), nhìn chung, quyền bình đẳng giữa vợ chồng, đặc biệt là quyền bình đẳng trong việc chia tài sản giữa vợ chồng đã được đề cập khá cụ thể và chi tiết trong các quy định của pháp luật và ngày càng có xu hướng hoàn thiện hơn. Điều đó cho thấy sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước và của toàn xã hội đến vấn đề này đồng thời góp phần vào mục tiêu chung là bình đẳng giới của toàn thế giới. Song các quy định đó vẫn còn nhiều bất cập, chưa hoàn thiện trong từng trường hợp cụ thể khi chia tài sản của vợ chồng dẫn đến việc chia tài sản còn nhiều sai sót và chưa đảm bảo quyền bình đẳng cho các bên.
Hơn thế nữa, trong điều kiện kinh tế đang phát triển theo hướng thị trường hóa hiện nay, khi khối lượng tài sản của công dân tăng lên, nhu cầu riêng cũng nhiều hơn, ý thức, tâm lý tài sản riêng để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, nghề nghiệp, sinh hoạt cá nhân được chủ động hình thành và phù hợp với tâm lý dân tộc, mong muốn tạo lập cho mình một khoản tài sản độc lập không bị phụ thuộc bất cứ ai kể cả giữa vợ và chồng cùng với tình trạng ly hôn ngày một gia tăng thì việc chia tài sản giữa vợ chồng là một yêu cầu hợp lý. Và vấn đề phải đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ chồng là một nhiệm vụ cần thực hiện.
Trước tình hình thực tế về chia tài sản giữa vợ chồng trong những năm qua mặc dù đã đạt được những kết quả tốt đẹp, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng và đảm bảo quyền lợi cho cả đôi bên thì còn có không ít những trường hợp xảy ra mâu thuẫn, bất đồng giữa vợ chồng sau khi chia tài sản. Một điều dễ thấy trong các vụ án về chia tài sản giữa vợ chồng, người vợ thường là người phải chịu thiệt thòi hơn. Đó là do phong tục tập quán và tư tưởng lạc hậu luôn bảo vệ quyền lợi của người chồng vốn dĩ đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi tầng lớp trong xã hội. Người phụ nữ còn có thái độ tự ti an phận không muốn tự đòi quyền lợi cho mình. Bên cạnh đó là công tác tuyên truyền pháp luật vẫn chưa sâu rộng dẫn đến sự hiểu biết về pháp luật còn quá ít. Chính vì thế vẫn tồn tại sự bất bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản.
Tuân thủ và thực hiện nguyên tắc quyền bình đẳng trong việc chia tài sản giữa vợ chồng là yêu cầu bắt buộc với tất cả các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân trong xã hội. Làm được điều đó sẽ góp phần xóa bỏ chế độ HN&GĐ phong kiến lạc hậu đồng thời củng cố và xây dựng chế độ HN&GĐ Xã Hội chủ nghĩa đặc biệt là bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người phụ nữ, giải phóng họ khỏi thân phận lệ thuộc và bất bình đẳng trong gia đình cũng như trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Nghiên cứu về quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản là việc làm thiết thực và có nhiều ý nghĩa. Xuất phát từ lý do đó tui chọn đề tài “Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật Hôn nhân gia đình hiện hành” để nghiên cứu.

II. Lý thuyết áp dụng
1. Lý thuyết hành động xã hội- M.Weber
Con người hành động là do yếu tố chủ quan do con người có nhu cầu phải làm- nhu cầu dẫn đến hành động. Song môi trường hoàn cảnh cũng tác động dẫn đến hành động của con người.
Qua nghiên cứu của Max-Weber- Nhà xã hội học nổi tiếng về hành động xã hội, người nghiên cứu có thể kiểm tra những suy nghĩ của mình với đối tượng. Ông đã phân biệt 4 loại hành động như sau:
- Hành động hợp lý: là hành động được thực hiện với sự cân nhắc tính toán kỹ lưỡng lựa chọn phương tiện công cụ, mục đích sao cho có hiệu quả cao nhất.
- Hành động hợp lý: là hành động được thực hiện nhờ bản thân hành động.
- Hành động duy cảm: là hành động theo trạng thái cảm xúc bột phát gây ra mà không có sự cân nhắc tính toán trước khi hành động.
- Hành động truyền thống: là hành động tuân thủ theo thói quen, nghi lễ, phong tục tập quán được truyền từ đời này sang đời khác.
Với lý thuyết này sẽ giúp cho đề tài đưa ra những giả thuyết, chứng minh, giải thích được hành động ly hôn của các cặp vợ chồng từ đó dẫn đến việc phân chia tài sản cho các bên.

2. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý – George Homans
George Homans cho rằng cách lý giải hợp lý nhất đối với hiện tượng xã hội là cách giải thích tâm lý học và các nguyên lý tâm lý học phải là những nguyên lý gốc của các khoa học xã hội trong đó có xã hội học.
Hành vi xã hội sơ đẳng là hành vi mà con người lặp đi, lặp lại không phụ thuộc vào việc nó có được hoạch định hay không, diễn ra dưới nhiều hình thức từ phản xạ có điều kiện đến kỹ năng, kỹ xảo đến thói quen. Hành vi xã hội học sơ đẳng là cơ sở của sự trao đổi xã hội giữa hai hay nhiều người.Homans chỉ ra ba đặc trưng cơ bản của hành vi xã hội.
Một là: Hiện thực hóa hành vi phải được thực hiện trên thực tế chứ không phải trong ý niệm.
Hai là: Hành vi có được khen thưởng hay bị trừng phạt từ phía người khác.
Ba là: Người khác ở đây phải là nguồn củng cố trực tiếp đối với hành vi chứ không phải là nhân vật trung gian của cấu trúc khoa học nào đó.
Homans cho rằng: “Mô hình lựa chọn duy lý” của hành vi người tương thích một phần nào đó với các định đề của tâm lý học hành vi. Sự trao đổi xã hội và mối quan hệ giữa các cá nhân thực chất là sự trao đổi lặp đi, lặp lại giữa họ với nhau.
Bên cạnh đó lý thuyết này còn lí giải vì sao cá nhân lại chọn hành động này mà không chọn hành động khác. Cá nhân luôn có xu hướng lựa chọn con đường phù hợp nhất với mình sao cho chi phí thấp nhất nhưng luôn gắn liền với phần thưởng. Trong quá trình lựa chọn việc ly hôn để phân chia tài sản thì cả 2 bên đã nhận thức được đầy đủ và rõ nhất về hành động của mình. Sự bình đẳng là lựa chọn hàng đầu của việc phân chia.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống Môn đại cương 0
E Quyền bình đẳng về việc làm trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Luận văn Luật 0
V Quyền bình đẳng của phụ nữ theo công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và luật bình đẳng giới ở Việt Nam. kinh nghiệm nước ngoài Luận văn Luật 0
N Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự - vấn đề lý luận và thực tiễn Luận văn Luật 2
H Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ theo luật hình sự Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 40 Luận văn Luật 0
H Tìm hiểu và đánh giá về thực trạng bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái Tài liệu chưa phân loại 0
B Quyền bình đẳng nam nữ trong lĩnh vực giáo dục – thực trạng và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 4
N Tiểu luận: Vấn đề thực hiện quyền bình đẳng giới trong việc ly hôn Luận văn Luật 0
B Quyền của người phụ nữ nông thôn trong các hoạt động nông lâm ngư nghiệp dưới góc độ bình đẳng giới Văn hóa, Xã hội 0
T Vấn đề thực hiện quyền bình đẳng giới trong việc ly hôn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top