Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
A. Mở bài:
Quyền nhân thân là một trong những quyền rất quan trọng được Luật Dân sự Việt Nam – quyền nhân thân gắn liền với một chủ thể nhất định, gắn liền với giá trị tinh thần, gắn liền với mỗi chủ thể nhất định và không chuyển giao được về nguyên tắc . Tại Việt Nam, quyền nhân thân được quy định tại Điều 24 Bộ luật dân sự năm 2005.
Điều 24. Quyền nhân thân: Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Bộ luật Dân sự Việt Nam dành 28 điều để làm rõ những điều liên quan đến quyền nhân thân này, cụ thể đó là những quyền như: quyền được khai sinh, khai tử, được cải chính họ tên, quyền hiến bộ phận cơ thể, quyền kết hôn, ly hôn, quyền xác định giới tính, quyền tự do kinh doanh…
Mặc dù luật đã quy định cụ thể như vậy, nhưng trong thực tiễn thi hành, các vấn đề về quyền nhân thân luôn gặp nhiều vướng mắc. Trước các vấn đề đó, đề tài “ Quyền nhân thân theo quy định trong Bộ luật dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” là rất cấp thiết, cần có sự nghiên cứu, tìm tòi, đào sâu để làm rõ những vấn đề còn vướng mắc, đem lại sự hoàn thiện của pháp luật nói chung và luật dân sự nói riêng.
B. Phần nội dung:
I. Khái niệm và phân loại quyền nhân thân.
1. Khái niệm quyền nhân thân
Điều 24 Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 quy định: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Quy định này đã nêu lên khái niệm về quyền nhân thân thông qua hai đặc điểm cơ bản là: gắn liền với cá nhân, không chuyển dịch.
Nếu chỉ dừng lại ở những đặc điểm đó thì khái niệm quyền nhân thân sẽ vướng phải một số bất cập nhất định sau đây:
- Với hai đặc điểm nêu trên thực sự chưa đủ để phân biệt quyền nhân thân với các quyền dân sự khác, bởi lẽ có một số quyền tài sản cũng mang đủ hai đặc điểm này.
Ví dụ: Pháp luật hôn nhân và gia đình quy định rằng quyền được cấp dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng cũng được gắn liền với những cá nhân nhất định như: giữa cha mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà và cháu, giữa vợ và chồng. Quyền yêu cầu cấp dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng các quyền, nghĩa vụ khác và cũng “không thể chuyển giao cho người khác” (Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình 2000). Quyền này là quyền tài sản chứ không phải là quyền nhân thân.
- Điều 24 BLDS 2005 quy định rằng quyền nhân thân là quyền “gắn liền với mỗi cá nhân”, vậy thì các chủ thể khác (như pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác) có các quyền nhân thân của mình không? Điều 604 và Điều 611 BLDS 2005 có đề cấp đến “danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác”, vậy đây có được coi là quyền nhân thân của pháp nhân và các chủ thể khác không? Điều 1 Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/04/2004, cũng như Điều 1 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Các quy định đó đều hướng tới sự thừa nhận các quyền nhân thân đối với pháp nhân và các chủ thể khác.
Các phân tích trên cho ta thấy phải chăng khái niệm quyền nhân thân nên được mở rộng không những gắn với cá nhân mà với cả các chủ thể khác, để phân biệt quyền nhân thân với các quyền dân sự khác. Từ đó xây dựng một khái niệm quyền nhân thân mới.
2. Phân loại quyền nhân thân:
BLDS 2005 liệt kê tương đối nhiều các quyền nhân thân (từ Điều 26 đến Điều 51). Điều 738 và Điều 751 BLDS 2005 còn quy định thêm một số quyền nhân thân. Các quyền nhân thân này có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, mỗi tiêu chí thể hiện một khía cạnh pháp lý đặc thù. Thông qua các phân loại này chúng ta sẽ hiểu được rõ nét hơn bản chất pháp lý của từng loại quyền nhân thân, từ đó nhận diện được chính xác các hành vi xâm phạm và đề ra được cách bảo vệ thích hợp nhất.
Thứ nhất, dựa vào căn cứ phát sinh mà các quyền nhân thân có thể phân thành nhóm các quyền nhân thân không gắn với tài sản (các quyền nhân thân không gắn với tài sản này được công nhận đối với mọi cá nhân một cách bình đẳng và suốt đời, không phụ thuộc vào bất cứ hoàn cảnh kinh tế, địa vị hay mức độ tài sản của người đó) và nhóm các quyền nhân thân gắn với tài sản (quyền nhân thân gắn với tài sản chỉ được xác lập cùng với sự hình thành của một tài sản vô hình, như tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng, …). Phân loại này được thể hiện tại khoản 1 Điều 15 BLDS 2005. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản được quy định từ Điều 26 đến Điều 51 BLDS 2005. . . Các quyền nhân thân này được quy định tại khoản 2 Điều 738 và mục a khoản 1 Điều 751 BLDS 2005. Trong số các quyền này có một quyền có thể chuyển giao được sang cho chủ thể khác – đó là quyền công bố hay cho phép người khác công bố tác phẩm (theo quy định tại Khoản 1 Điều 742 BLDS 2005).
Thứ hai, dựa vào chủ thể mang quyền mà các quyền nhân thân có thể được phân thành hai nhóm là: Nhóm các quyền nhân thân của cá nhân và nhóm các quyền nhân thân của các chủ thể khác (không phải là cá nhân). Các quyền nhân thân của cá nhân bao gồm các quyền nhân thân được quy định từ Điều 26 đến Điều 51 BLDS 2005 và các quyền nhân thân gắn với tài sản được quy định tại Điều 738 BLDS 2005. Các quyền nhân thân của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có thể bao gồm: quyền được bảo vệ danh dự, uy tín (được đề cập đến tại Điều 604 và Điều 611 BLDS 2005). Có thể thừa nhận thêm một số quyền nhân thân của pháp nhân như quyền đối với tên gọi, quyền tự do kinh doanh đối với các chủ thể có đăng ký kinh doanh.
. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hay người thay mặt của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hay pháp luật có quy định khác.
Hình ảnh của cá nhân thuộc lĩnh vực riêng tư của mỗi người. Tuy nó không có gì bí mật, cần hạn chế sử dụng nhưng một khi muốn sử dụng những hình ảnh của cá nhân ai đó, nhất là sử dụng khai thác vào mục đích kinh doanh (như in lịch, in bìa sách, bao bì mẫu quảng cáo…) thì đều phải hỏi ý kiến “người chủ” hình ảnh đó. Bởi về nguyên tắc, mọi cá nhân đều có quyền đối với hình ảnh của mình. Mỗi người đều có quyền cho hay không cho người khác sử dụng hình ảnh của mình. Nếu chưa được sự đồng ý mà sử dụng đã là vi phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh.
Khái niệm hình ảnh của cá nhân được hiểu là bao gồm mọi hình thức nghệ thuật ghi lại hình dáng của con người như ảnh chụp, ảnh vẽ, ảnh chép và suy rộng ra có thể bao gồm cả bức tượng của cá nhân đó hay cả hình ảnh có được do ghi hình (quay video). Đối với mỗi loại hình nghệ thuật cũng bao gồm nhiều loại khác nhau.
Ví dụ: ảnh chụp có thể bao gồm ảnh chân dung, ảnh nghệ thuật, ảnh tư liệu, ảnh phóng sự… đều có thể chụp lại hình ảnh của con người; ảnh vẽ có thể bao gồm vẽ truyền thần, vẽ ký hoạ …
BLDS không quy định rõ như thế nào là đồng ý. Đồng ý ở đây được hiểu là có sự thoả thuận giữa người sử dụng hình ảnh của cá nhân với cá nhân có hình ảnh đó hay chỉ cần việc sử dụng hình ảnh không có sự phản đối của người có hình ảnh thì được hiểu là người đó đương nhiên đồng ý. Theo em, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân vào bất kỳ mục đích gì mà không xin phép đều bị coi là vi phạm quyền nhân thân về hình ảnh của cá nhân dù việc sử dụng đó có thể mang lại lợi ích hay gây thiệt hại cho người có hình ảnh. Còn việc người có hình ảnh đó có khởi kiện hay không thì đó lại là quyền của chủ thể trong quan hệ về tố tụng dân sự và người đó có quyền lựa chọn.
Còn làm sao để được sự đồng ý thì hiện nay luật chưa “đả động” tới. Điều 31 BLDS nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó. Có việc này xảy ra tất nhiên phải bồi thường thiệt hại về tinh thần. Nhưng trường hợp không gây ra thiệt hại thì sao?
Trong thực tế lâu nay việc sử dụng “ảnh chùa” đã trở thành thói quen của mọi người. Cùng lắm người nào “biết điều” cũng chỉ hỏi ý kiến của người sáng tác (chụp, vẽ ảnh) chứ ít khi chịu tìm đến hỏi ý kiến của “nhân vật trong ảnh”. Bởi người ta vẫn thường đinh ninh rằng người có hình ảnh được sử dụng để “lăng - xê” mình trước xã hội đã là… “khoái” lắm rồi, cần gì phải hỏi ý kiến. Nhưng một khi chuyện lỡ rồi, người có hình ảnh đó lại tìm cách làm khó dễ, việc xin lỗi không thôi chưa đủ. Tuỳ theo giá trị sử dụng hình ảnh trong việc kinh doanh mà người có hình ảnh đòi phải thanh toán bằng một khoản tiền vài triệu đồng, có khi vài chục triệu và vừa rồi có vụ yêu cầu của phía chủ ảnh lên đến hàng trăm triệu đồng.
Thử đặt câu hỏi, người sáng tác chụp ảnh đạt yêu cầu chỉ được trả thù lao cùng lắm vài trăm ngàn hay vài triệu đồng mà nhân vật trong ảnh lại ra giá tới hàng trăm triệu đồng thì có quá đáng không? Dù sao một khi không có luật định thì mạnh ai nấy đòi, đòi cho bằng thích, đến khi vụ việc phải kéo nhau đến toà án thì toà cũng chỉ theo thông lệ là… “việc dân sự muốn xử sao cũng được”
Lại thử đặt câu hỏi trong tình hình hiện nay nếu áp dụng gắt việc này thì mỗi ngày toà phải xử bao nhiêu vụ người trong ảnh kiện báo chí và mỗi ngày báo chí phải tốn bao nhiêu tiền để bù cho cái thông lệ sử dụng ảnh mà chưa được sự đồng ý của người ta.
Tóm lại, quyền nhân thân trong đó có quyền của cá nhân đối với họ tên, hình ảnh, dân tộc thuộc nhóm quyền tuyệt đối, thể hiện sự công nhận của Nhà nước đối với các giá trị tinh thần của cá nhân. Bất kỳ hành vi xâm phạm quyền nhân thân nào cũng sẽ phải chịu một trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm đó có thể là trách nhiệm hình sự, hành chính hay dân sự. Theo quy định của BLDS thì khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm cá nhân có quyền:
1. Tự mình cải chính;
2. Yêu cầu người vi phạm hay yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai.
3. Yêu cầu người vi phạm hay yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
Một số vụ xài ảnh bị kiện:
8. Quền nhân thân về hôn nhân và gia đình theo quy định trong BLDS.
Từ thời cổ đại, hôn nhân và gia đình (sau đây gọi chung là gia đình) luôn đóng một vai trò quan trọng trong hình thành, nuôi dưỡng và phát triển nhân cách con người, là nơi hội tụ các giá trị đạo đức, phong tục, tập quán truyền thống và hiện đại. Bất kỳ một cá nhân nào với tư cách là chủ thể cơ bản của xã hội đều mang dấu ấn từ gia đình.
Ở Việt Nam, trong lịch sử và hiện tại, gia đình đã luôn được xác định là thiết chế xã hội rất quan trọng - Tế bào của xã hội. Do vậy, dù ở bất cứ giai đoạn phát triển nào, chế độ xã hội nào, gia đình luôn được Nhà nước quan tâm tác động bằng chính sách, điều chỉnh bằng pháp luật. Quyền con người về hôn nhân và gia đình ở Việt Nam cũng được đặt trong tiến trình đó và mang những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, mức độ công nhận và thực thi quyền con người về hôn nhân và gia đình ở Việt Nam phụ thuộc chặt chẽ vào bản chất của chế độ xã hội qua mỗi giai đoạn phát triển của đất nước.
Thứ hai, quyền con người về hôn nhân và gia đình ở Việt Nam thường được đặt trong lợi ích chung của gia đình và xã hội.
Thứ ba, quyền con người về hôn nhân và gia đình ở Việt Nam không phải là điều “mới lạ” so với nền văn hóa truyền thống của Việt Nam, nhưng cũng có sự “xung đột” nhất định bởi yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng.
Thứ tư, quyền con người về hôn nhân và gia đình gắn bó chặt chẽ với các quyền con người về dân sự và chính trị khác.
a)Những nội dung cơ bản về quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình theo quy định trong BLDS.
* Pháp luật công nhận và bảo vệ quyền kết hôn của công dân.
Cá nhân đủ điều kiện kết hôn có quyền tự do kết hôn ở Việt Nam. Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định. Các hành vi lừa dối, cưỡng ép hay cảm trở trong kết hôn bị nghiêm cấm và bị xử lý pháp luật (dân sự, hành chính, hình sự) theo hành vi và mức độ vi phạm;
Pháp luật không phân biệt đối xử trong kết hôn. Cá nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn thì có quyền kết hôn không phụ thuộc vào địa vị, thành phần xã hội, giới tính, dân tộc, tôn giáo và quốc tịch. Trên thực tế hôn nhân trộn lẫn các yếu tố địa vị, thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo và quốc tịch là rất phổ biến ở Việt Nam và được pháp luật việt bảo vệ. Riêng quyền kết hôn của những người cùng giới Nhà nước Việt Nam chưa thừa nhận vì yếu tố văn hóa và tính tự nhiên trong quan hệ hôn nhân.
Để bảo thực chất của quan hệ hôn nhân, loại trừ định kiến xã hội theo quan niệm “trai năm thê, bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng” pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận quan hệ hôn nhân 1 vợ - 1 chồng, các hành vi “đa thê” hay “đa phu” bị nghiêm cấm. Ngoại trừ, các trường hợp do hậu quả của chế độ cũ để lại (chế độ hôn nhân 1 vợ - 1 chồng dưới chế độ XHCN được thiết lập ở Việt Nam từ sau ngày 13/1/1960 ở miền Bắc XHCN và được áp dụng thống nhất trong cả nước từ ngày 25/3/1977).
*Pháp luật công nhận và bảo vệ quyền bình đẳng của vợ chồng trong quan hệ hôn nhân.
Điều 40 BLDS “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình và trong quan hệ dân sự, cũng nhau xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, bền vững, hạnh phúc”.
* Pháp luật công nhận và bảo vệ quyền ly hôn của vợ chồng.
Theo BLDS ly hôn là quyền tự do cá nhân của vợ, chồng. Vợ chồng có quyền yêu ly hôn khi thấy tình cảm giữa vợ chồng không còn và việc duy trì hôn nhân là không cần thiết và không có lợi cho gia đình. Việc ly hôn chỉ bị hạn chế trong trường hợp người chồng có yêu cầu ly khi người vợ đang mai thai hay nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Mục đích của qui định này là gắn trách nhiệm của người chồng trong việc tạo điều kiện cho người vợ thực hiện chức năng làm mẹ. Quyền yêu cầu ly hôn của người phụ nữ không bị hạn chế ngay carkhi đang mai thai hay đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Vợ chồng đã ly hôn được tự do về nhôn nhân có quyền kết hôn với người khác mà không phải chịu ràng buộc nào đối với quan hệ hôn nhân đã chấm dứt;
* Công nhận và bảo vệ quyền được làm cha, làm mẹ và làm con
Quyền được làm cha, làm mẹ và làm con vừa là quyền tự nhiên và là quyền pháp lý của công dân. Pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ quyền này thông qua hai căn cứ phát sinh dựa trên sự kiện sinh đẻ và nuôi con nuôi.
b) Hiện trạng công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người trong hôn nhân và gia đình ở Việt Nam.
Không thể phủ nhận Việt Nam là một trong những quốc gia tôn trọng và tích cực thực hiện nhất về công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau việc công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người còn nhiều bất cập cần được khắc phục:
Thứ nhất, Việt Nam vẫn là một trong các nước cùng kiệt và là đất nước nông nghiệp, do vậy sự khó khăn về kinh tế xã hội và sự tồn tại những định kiến xã hội đãcó những ảnh hưởng không nhỏ đến công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình.
Thứ hai, hệ thống qui phạm pháp luật của Việt Nam về quyền con người trong hôn nhân và gia đình đã có nhưng phần nhiều mới dừng lại ở nguyên tắc rất khó thực thi trong tình huống cụ thể xuất phát từ cuộc sống.
Thứ ba, do quan niệm truyền thống về hành vi ứng xử trong gia đình nên việc các thành viên trong gia đình xâm phạm đến quyền của nhau ít được quan tâm phát hiện và xử lý hơn giữa những chủ thể không có quan hệ hôn nhân và gia đình. Nhận thức phổ biến trong xã hội là chấp nhận hay bỏ qua hành vi cha mẹ áp đặt cho con, chồng cho vợ…
Thứ tư, công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến về quyền con người trong hôn nhân và gia đình còn chưa linh hoạt, đa dạng và hiệu quả. Sự hiểu biết của xã hội nói chung, từng người dân, từng thành viên gia đình nói riêng về quyền con người trong hôn nhân và gia đình còn nhiều hạn chế trong nhận thức và hành vi.
Thứ năm, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình còn chưa cao ở một số lĩnh vực, một số cơ quan nhất định.
c) Một số kiến nghị.
Thứ nhất, cụ thể hóa hơn nữa các qui định pháp luật hiện hành về quyền con trong hôn nhân và gia đình theo hướng thực tế hơn có tính áp dụng đúng với thực tế hơn. Đặc biệt các quyền về sở hữu, quyền làm mẹ, làm cha, làm con, quyền khai sinh, quyền kết hôn với người nước ngoài, quyền về quốc tịch của con có cha mẹ là người không có quốc tịch, mang quốc tịch nước khác hay nhiều quốc tịch, xử lý hành vi phạm và bảo vệ nạn nhân của hành vi xâm phạm quyền …
Thứ hai, cần nâng cao vị thế kinh tế và vai trò xã hội của các thành viên gia đình dễ bị tác động bởi định kiến xã hội phụ nữ, con… để họ độc lập hơn trong xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền cho mình.
Thứ ba, xác định rõ trách nhiệm công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình là trách nhiệm chung của toàn bộ hệ thống chính trị, cơ quan Nhà nước và nhân viên của hệ thống chính trị, cơ quan Nhà nước mà không phải riêng thành tố tổ chức hay cơ quan Nhà nước nào. Trong đó, phải xác định rõ cơ quan Nhà nước đóng vai trò quản lý, thực thi, tổ chức, phối hợp thực hiện quyền con người về hôn nhân và gia đình.
Thứ tư, cần tạo ra cơ chế linh hoạt, đa dạng hơn nữa trong công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình. Bên cạnh cơ chế chính thức (hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền) cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các thiết chế không chính thức công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình (gia đình, dòng họ, chức sắc tôn giáo, tổ chức phi chính phủ, dịch vụ, tư vấn hỗ trợ pháp lý…).
Thứ năm, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến về quyền con người nói chung, quyền con người về hôn nhân và gia đình nói riêng theo hướng thiết thực, chiến lược và hiệu quả hơn. Đặc biệt phải đưa môn học về quyền con người, trong đó có quyền con người về hôn nhân và gia đình vào chương trình đòa tạo bắt buộc của hệ thống các trường chuyên nghiệp trở lên và là nội dung bắt buộc trong môn giáo dục công dân ở phổ thông.
C. KẾT BÀI
Sự nhận thức quyền con người của Đảng và Nhà Nước ta là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa về quyền con người hiện nay. Cùng với đó là sự ghi nhận quyền con người trong hiến pháp năm 1992 và quyền nhân thân trong BLDS. Đây là điểm tiến bộ trong lịch sử lập hiến của Việt Nam. Nhờ có sự thay đổi hợp lý đó mà Việt Nam mới có thể tham gia vào nền kinh tế thị trường, và được gia nhập vào tổ chức mậu dịch quốc tế (WTO). Tuy việc ghi nhận quyền nhân thân trong BLDS còn những điểm hạn chế, bất cập, thậm chí có những quyền chưa thể áp dụng trong đời sống thực tế được. Song những điểm hạn chế đó chỉ mang tính nhất thời mà thôi. Vì mọi quá trình phát triển của sự vật điều đi từ thấp đến cao, từ hạn chế đến tiến bộ. Và chắc rằng trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay thì Đảng và Nhà Nước ta sẽ có những thay đổi trong quan niệm,và cách thức ghi nhận các quyền con người và quyền công dân sẽ phù hợp với đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, chính trị…hơn. Để tạo điều kiện cho Việt Nam giao lưu phát triển kinh tế với toàn thế giới. Và nếu thực hiện như vậy thì Việt Nam sẽ bảo đảm được kinh tế Việt Nam theo nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa; dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Quyền nhân thân trong BLDS, đã chứng tỏ Việt Nam luôn bảo đảm nhân quyền cho mọi người, và đặc biệt hơn là đã khẳng định thêm nhân quyền luôn được Việt Nam tôn trọng và bảo vệ nó. Mọi ý kiến cho rằng Việt Nam vi phạm nhân quyền chỉ là họ chưa hiểu hết vấn đề nhân quyền tại Việt Nam hay là sự xuyên tạc, phá rối và vu cáo Đảng và Nhà Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà thôi.
Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế thế giới hiện nay, việc liên kết, hợp tác giữa các nước trong khu vực và trên thế giới là yêu cầu khách quan đối với sự phát triển của mỗi nước, dựa trên nguyên tắc các bên cùng có lợi. Với tinh thần đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời chúng ta cũng luôn luôn mong muốn là bạn và là đối tác tin cậy của các nước, tạo mọi điều kiện cho sự hợp tác đó đạt được kết quả như mong muốn của mỗi bên. Thế nhưng, nhân dân Việt Nam quyết không chấp nhận việc lợi dụng những vấn đề hợp tác đó vào mục đích chính trị, can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta trong giải quyết các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã và đang làm tất cả những gì có thể làm được nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, đồng thời góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề dân chủ, nhân quyền trên thế giới hiện nay.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
A. Mở bài:
Quyền nhân thân là một trong những quyền rất quan trọng được Luật Dân sự Việt Nam – quyền nhân thân gắn liền với một chủ thể nhất định, gắn liền với giá trị tinh thần, gắn liền với mỗi chủ thể nhất định và không chuyển giao được về nguyên tắc . Tại Việt Nam, quyền nhân thân được quy định tại Điều 24 Bộ luật dân sự năm 2005.
Điều 24. Quyền nhân thân: Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Bộ luật Dân sự Việt Nam dành 28 điều để làm rõ những điều liên quan đến quyền nhân thân này, cụ thể đó là những quyền như: quyền được khai sinh, khai tử, được cải chính họ tên, quyền hiến bộ phận cơ thể, quyền kết hôn, ly hôn, quyền xác định giới tính, quyền tự do kinh doanh…
Mặc dù luật đã quy định cụ thể như vậy, nhưng trong thực tiễn thi hành, các vấn đề về quyền nhân thân luôn gặp nhiều vướng mắc. Trước các vấn đề đó, đề tài “ Quyền nhân thân theo quy định trong Bộ luật dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” là rất cấp thiết, cần có sự nghiên cứu, tìm tòi, đào sâu để làm rõ những vấn đề còn vướng mắc, đem lại sự hoàn thiện của pháp luật nói chung và luật dân sự nói riêng.
B. Phần nội dung:
I. Khái niệm và phân loại quyền nhân thân.
1. Khái niệm quyền nhân thân
Điều 24 Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 quy định: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Quy định này đã nêu lên khái niệm về quyền nhân thân thông qua hai đặc điểm cơ bản là: gắn liền với cá nhân, không chuyển dịch.
Nếu chỉ dừng lại ở những đặc điểm đó thì khái niệm quyền nhân thân sẽ vướng phải một số bất cập nhất định sau đây:
- Với hai đặc điểm nêu trên thực sự chưa đủ để phân biệt quyền nhân thân với các quyền dân sự khác, bởi lẽ có một số quyền tài sản cũng mang đủ hai đặc điểm này.
Ví dụ: Pháp luật hôn nhân và gia đình quy định rằng quyền được cấp dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng cũng được gắn liền với những cá nhân nhất định như: giữa cha mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà và cháu, giữa vợ và chồng. Quyền yêu cầu cấp dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng các quyền, nghĩa vụ khác và cũng “không thể chuyển giao cho người khác” (Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình 2000). Quyền này là quyền tài sản chứ không phải là quyền nhân thân.
- Điều 24 BLDS 2005 quy định rằng quyền nhân thân là quyền “gắn liền với mỗi cá nhân”, vậy thì các chủ thể khác (như pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác) có các quyền nhân thân của mình không? Điều 604 và Điều 611 BLDS 2005 có đề cấp đến “danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác”, vậy đây có được coi là quyền nhân thân của pháp nhân và các chủ thể khác không? Điều 1 Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/04/2004, cũng như Điều 1 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Các quy định đó đều hướng tới sự thừa nhận các quyền nhân thân đối với pháp nhân và các chủ thể khác.
Các phân tích trên cho ta thấy phải chăng khái niệm quyền nhân thân nên được mở rộng không những gắn với cá nhân mà với cả các chủ thể khác, để phân biệt quyền nhân thân với các quyền dân sự khác. Từ đó xây dựng một khái niệm quyền nhân thân mới.
2. Phân loại quyền nhân thân:
BLDS 2005 liệt kê tương đối nhiều các quyền nhân thân (từ Điều 26 đến Điều 51). Điều 738 và Điều 751 BLDS 2005 còn quy định thêm một số quyền nhân thân. Các quyền nhân thân này có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, mỗi tiêu chí thể hiện một khía cạnh pháp lý đặc thù. Thông qua các phân loại này chúng ta sẽ hiểu được rõ nét hơn bản chất pháp lý của từng loại quyền nhân thân, từ đó nhận diện được chính xác các hành vi xâm phạm và đề ra được cách bảo vệ thích hợp nhất.
Thứ nhất, dựa vào căn cứ phát sinh mà các quyền nhân thân có thể phân thành nhóm các quyền nhân thân không gắn với tài sản (các quyền nhân thân không gắn với tài sản này được công nhận đối với mọi cá nhân một cách bình đẳng và suốt đời, không phụ thuộc vào bất cứ hoàn cảnh kinh tế, địa vị hay mức độ tài sản của người đó) và nhóm các quyền nhân thân gắn với tài sản (quyền nhân thân gắn với tài sản chỉ được xác lập cùng với sự hình thành của một tài sản vô hình, như tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng, …). Phân loại này được thể hiện tại khoản 1 Điều 15 BLDS 2005. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản được quy định từ Điều 26 đến Điều 51 BLDS 2005. . . Các quyền nhân thân này được quy định tại khoản 2 Điều 738 và mục a khoản 1 Điều 751 BLDS 2005. Trong số các quyền này có một quyền có thể chuyển giao được sang cho chủ thể khác – đó là quyền công bố hay cho phép người khác công bố tác phẩm (theo quy định tại Khoản 1 Điều 742 BLDS 2005).
Thứ hai, dựa vào chủ thể mang quyền mà các quyền nhân thân có thể được phân thành hai nhóm là: Nhóm các quyền nhân thân của cá nhân và nhóm các quyền nhân thân của các chủ thể khác (không phải là cá nhân). Các quyền nhân thân của cá nhân bao gồm các quyền nhân thân được quy định từ Điều 26 đến Điều 51 BLDS 2005 và các quyền nhân thân gắn với tài sản được quy định tại Điều 738 BLDS 2005. Các quyền nhân thân của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có thể bao gồm: quyền được bảo vệ danh dự, uy tín (được đề cập đến tại Điều 604 và Điều 611 BLDS 2005). Có thể thừa nhận thêm một số quyền nhân thân của pháp nhân như quyền đối với tên gọi, quyền tự do kinh doanh đối với các chủ thể có đăng ký kinh doanh.
. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hay người thay mặt của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hay pháp luật có quy định khác.
Hình ảnh của cá nhân thuộc lĩnh vực riêng tư của mỗi người. Tuy nó không có gì bí mật, cần hạn chế sử dụng nhưng một khi muốn sử dụng những hình ảnh của cá nhân ai đó, nhất là sử dụng khai thác vào mục đích kinh doanh (như in lịch, in bìa sách, bao bì mẫu quảng cáo…) thì đều phải hỏi ý kiến “người chủ” hình ảnh đó. Bởi về nguyên tắc, mọi cá nhân đều có quyền đối với hình ảnh của mình. Mỗi người đều có quyền cho hay không cho người khác sử dụng hình ảnh của mình. Nếu chưa được sự đồng ý mà sử dụng đã là vi phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh.
Khái niệm hình ảnh của cá nhân được hiểu là bao gồm mọi hình thức nghệ thuật ghi lại hình dáng của con người như ảnh chụp, ảnh vẽ, ảnh chép và suy rộng ra có thể bao gồm cả bức tượng của cá nhân đó hay cả hình ảnh có được do ghi hình (quay video). Đối với mỗi loại hình nghệ thuật cũng bao gồm nhiều loại khác nhau.
Ví dụ: ảnh chụp có thể bao gồm ảnh chân dung, ảnh nghệ thuật, ảnh tư liệu, ảnh phóng sự… đều có thể chụp lại hình ảnh của con người; ảnh vẽ có thể bao gồm vẽ truyền thần, vẽ ký hoạ …
BLDS không quy định rõ như thế nào là đồng ý. Đồng ý ở đây được hiểu là có sự thoả thuận giữa người sử dụng hình ảnh của cá nhân với cá nhân có hình ảnh đó hay chỉ cần việc sử dụng hình ảnh không có sự phản đối của người có hình ảnh thì được hiểu là người đó đương nhiên đồng ý. Theo em, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân vào bất kỳ mục đích gì mà không xin phép đều bị coi là vi phạm quyền nhân thân về hình ảnh của cá nhân dù việc sử dụng đó có thể mang lại lợi ích hay gây thiệt hại cho người có hình ảnh. Còn việc người có hình ảnh đó có khởi kiện hay không thì đó lại là quyền của chủ thể trong quan hệ về tố tụng dân sự và người đó có quyền lựa chọn.
Còn làm sao để được sự đồng ý thì hiện nay luật chưa “đả động” tới. Điều 31 BLDS nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó. Có việc này xảy ra tất nhiên phải bồi thường thiệt hại về tinh thần. Nhưng trường hợp không gây ra thiệt hại thì sao?
Trong thực tế lâu nay việc sử dụng “ảnh chùa” đã trở thành thói quen của mọi người. Cùng lắm người nào “biết điều” cũng chỉ hỏi ý kiến của người sáng tác (chụp, vẽ ảnh) chứ ít khi chịu tìm đến hỏi ý kiến của “nhân vật trong ảnh”. Bởi người ta vẫn thường đinh ninh rằng người có hình ảnh được sử dụng để “lăng - xê” mình trước xã hội đã là… “khoái” lắm rồi, cần gì phải hỏi ý kiến. Nhưng một khi chuyện lỡ rồi, người có hình ảnh đó lại tìm cách làm khó dễ, việc xin lỗi không thôi chưa đủ. Tuỳ theo giá trị sử dụng hình ảnh trong việc kinh doanh mà người có hình ảnh đòi phải thanh toán bằng một khoản tiền vài triệu đồng, có khi vài chục triệu và vừa rồi có vụ yêu cầu của phía chủ ảnh lên đến hàng trăm triệu đồng.
Thử đặt câu hỏi, người sáng tác chụp ảnh đạt yêu cầu chỉ được trả thù lao cùng lắm vài trăm ngàn hay vài triệu đồng mà nhân vật trong ảnh lại ra giá tới hàng trăm triệu đồng thì có quá đáng không? Dù sao một khi không có luật định thì mạnh ai nấy đòi, đòi cho bằng thích, đến khi vụ việc phải kéo nhau đến toà án thì toà cũng chỉ theo thông lệ là… “việc dân sự muốn xử sao cũng được”
Lại thử đặt câu hỏi trong tình hình hiện nay nếu áp dụng gắt việc này thì mỗi ngày toà phải xử bao nhiêu vụ người trong ảnh kiện báo chí và mỗi ngày báo chí phải tốn bao nhiêu tiền để bù cho cái thông lệ sử dụng ảnh mà chưa được sự đồng ý của người ta.
Tóm lại, quyền nhân thân trong đó có quyền của cá nhân đối với họ tên, hình ảnh, dân tộc thuộc nhóm quyền tuyệt đối, thể hiện sự công nhận của Nhà nước đối với các giá trị tinh thần của cá nhân. Bất kỳ hành vi xâm phạm quyền nhân thân nào cũng sẽ phải chịu một trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm đó có thể là trách nhiệm hình sự, hành chính hay dân sự. Theo quy định của BLDS thì khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm cá nhân có quyền:
1. Tự mình cải chính;
2. Yêu cầu người vi phạm hay yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai.
3. Yêu cầu người vi phạm hay yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
Một số vụ xài ảnh bị kiện:
8. Quền nhân thân về hôn nhân và gia đình theo quy định trong BLDS.
Từ thời cổ đại, hôn nhân và gia đình (sau đây gọi chung là gia đình) luôn đóng một vai trò quan trọng trong hình thành, nuôi dưỡng và phát triển nhân cách con người, là nơi hội tụ các giá trị đạo đức, phong tục, tập quán truyền thống và hiện đại. Bất kỳ một cá nhân nào với tư cách là chủ thể cơ bản của xã hội đều mang dấu ấn từ gia đình.
Ở Việt Nam, trong lịch sử và hiện tại, gia đình đã luôn được xác định là thiết chế xã hội rất quan trọng - Tế bào của xã hội. Do vậy, dù ở bất cứ giai đoạn phát triển nào, chế độ xã hội nào, gia đình luôn được Nhà nước quan tâm tác động bằng chính sách, điều chỉnh bằng pháp luật. Quyền con người về hôn nhân và gia đình ở Việt Nam cũng được đặt trong tiến trình đó và mang những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, mức độ công nhận và thực thi quyền con người về hôn nhân và gia đình ở Việt Nam phụ thuộc chặt chẽ vào bản chất của chế độ xã hội qua mỗi giai đoạn phát triển của đất nước.
Thứ hai, quyền con người về hôn nhân và gia đình ở Việt Nam thường được đặt trong lợi ích chung của gia đình và xã hội.
Thứ ba, quyền con người về hôn nhân và gia đình ở Việt Nam không phải là điều “mới lạ” so với nền văn hóa truyền thống của Việt Nam, nhưng cũng có sự “xung đột” nhất định bởi yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng.
Thứ tư, quyền con người về hôn nhân và gia đình gắn bó chặt chẽ với các quyền con người về dân sự và chính trị khác.
a)Những nội dung cơ bản về quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình theo quy định trong BLDS.
* Pháp luật công nhận và bảo vệ quyền kết hôn của công dân.
Cá nhân đủ điều kiện kết hôn có quyền tự do kết hôn ở Việt Nam. Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định. Các hành vi lừa dối, cưỡng ép hay cảm trở trong kết hôn bị nghiêm cấm và bị xử lý pháp luật (dân sự, hành chính, hình sự) theo hành vi và mức độ vi phạm;
Pháp luật không phân biệt đối xử trong kết hôn. Cá nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn thì có quyền kết hôn không phụ thuộc vào địa vị, thành phần xã hội, giới tính, dân tộc, tôn giáo và quốc tịch. Trên thực tế hôn nhân trộn lẫn các yếu tố địa vị, thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo và quốc tịch là rất phổ biến ở Việt Nam và được pháp luật việt bảo vệ. Riêng quyền kết hôn của những người cùng giới Nhà nước Việt Nam chưa thừa nhận vì yếu tố văn hóa và tính tự nhiên trong quan hệ hôn nhân.
Để bảo thực chất của quan hệ hôn nhân, loại trừ định kiến xã hội theo quan niệm “trai năm thê, bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng” pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận quan hệ hôn nhân 1 vợ - 1 chồng, các hành vi “đa thê” hay “đa phu” bị nghiêm cấm. Ngoại trừ, các trường hợp do hậu quả của chế độ cũ để lại (chế độ hôn nhân 1 vợ - 1 chồng dưới chế độ XHCN được thiết lập ở Việt Nam từ sau ngày 13/1/1960 ở miền Bắc XHCN và được áp dụng thống nhất trong cả nước từ ngày 25/3/1977).
*Pháp luật công nhận và bảo vệ quyền bình đẳng của vợ chồng trong quan hệ hôn nhân.
Điều 40 BLDS “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình và trong quan hệ dân sự, cũng nhau xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, bền vững, hạnh phúc”.
* Pháp luật công nhận và bảo vệ quyền ly hôn của vợ chồng.
Theo BLDS ly hôn là quyền tự do cá nhân của vợ, chồng. Vợ chồng có quyền yêu ly hôn khi thấy tình cảm giữa vợ chồng không còn và việc duy trì hôn nhân là không cần thiết và không có lợi cho gia đình. Việc ly hôn chỉ bị hạn chế trong trường hợp người chồng có yêu cầu ly khi người vợ đang mai thai hay nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Mục đích của qui định này là gắn trách nhiệm của người chồng trong việc tạo điều kiện cho người vợ thực hiện chức năng làm mẹ. Quyền yêu cầu ly hôn của người phụ nữ không bị hạn chế ngay carkhi đang mai thai hay đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Vợ chồng đã ly hôn được tự do về nhôn nhân có quyền kết hôn với người khác mà không phải chịu ràng buộc nào đối với quan hệ hôn nhân đã chấm dứt;
* Công nhận và bảo vệ quyền được làm cha, làm mẹ và làm con
Quyền được làm cha, làm mẹ và làm con vừa là quyền tự nhiên và là quyền pháp lý của công dân. Pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ quyền này thông qua hai căn cứ phát sinh dựa trên sự kiện sinh đẻ và nuôi con nuôi.
b) Hiện trạng công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người trong hôn nhân và gia đình ở Việt Nam.
Không thể phủ nhận Việt Nam là một trong những quốc gia tôn trọng và tích cực thực hiện nhất về công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau việc công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người còn nhiều bất cập cần được khắc phục:
Thứ nhất, Việt Nam vẫn là một trong các nước cùng kiệt và là đất nước nông nghiệp, do vậy sự khó khăn về kinh tế xã hội và sự tồn tại những định kiến xã hội đãcó những ảnh hưởng không nhỏ đến công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình.
Thứ hai, hệ thống qui phạm pháp luật của Việt Nam về quyền con người trong hôn nhân và gia đình đã có nhưng phần nhiều mới dừng lại ở nguyên tắc rất khó thực thi trong tình huống cụ thể xuất phát từ cuộc sống.
Thứ ba, do quan niệm truyền thống về hành vi ứng xử trong gia đình nên việc các thành viên trong gia đình xâm phạm đến quyền của nhau ít được quan tâm phát hiện và xử lý hơn giữa những chủ thể không có quan hệ hôn nhân và gia đình. Nhận thức phổ biến trong xã hội là chấp nhận hay bỏ qua hành vi cha mẹ áp đặt cho con, chồng cho vợ…
Thứ tư, công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến về quyền con người trong hôn nhân và gia đình còn chưa linh hoạt, đa dạng và hiệu quả. Sự hiểu biết của xã hội nói chung, từng người dân, từng thành viên gia đình nói riêng về quyền con người trong hôn nhân và gia đình còn nhiều hạn chế trong nhận thức và hành vi.
Thứ năm, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình còn chưa cao ở một số lĩnh vực, một số cơ quan nhất định.
c) Một số kiến nghị.
Thứ nhất, cụ thể hóa hơn nữa các qui định pháp luật hiện hành về quyền con trong hôn nhân và gia đình theo hướng thực tế hơn có tính áp dụng đúng với thực tế hơn. Đặc biệt các quyền về sở hữu, quyền làm mẹ, làm cha, làm con, quyền khai sinh, quyền kết hôn với người nước ngoài, quyền về quốc tịch của con có cha mẹ là người không có quốc tịch, mang quốc tịch nước khác hay nhiều quốc tịch, xử lý hành vi phạm và bảo vệ nạn nhân của hành vi xâm phạm quyền …
Thứ hai, cần nâng cao vị thế kinh tế và vai trò xã hội của các thành viên gia đình dễ bị tác động bởi định kiến xã hội phụ nữ, con… để họ độc lập hơn trong xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền cho mình.
Thứ ba, xác định rõ trách nhiệm công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình là trách nhiệm chung của toàn bộ hệ thống chính trị, cơ quan Nhà nước và nhân viên của hệ thống chính trị, cơ quan Nhà nước mà không phải riêng thành tố tổ chức hay cơ quan Nhà nước nào. Trong đó, phải xác định rõ cơ quan Nhà nước đóng vai trò quản lý, thực thi, tổ chức, phối hợp thực hiện quyền con người về hôn nhân và gia đình.
Thứ tư, cần tạo ra cơ chế linh hoạt, đa dạng hơn nữa trong công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình. Bên cạnh cơ chế chính thức (hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền) cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các thiết chế không chính thức công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình (gia đình, dòng họ, chức sắc tôn giáo, tổ chức phi chính phủ, dịch vụ, tư vấn hỗ trợ pháp lý…).
Thứ năm, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến về quyền con người nói chung, quyền con người về hôn nhân và gia đình nói riêng theo hướng thiết thực, chiến lược và hiệu quả hơn. Đặc biệt phải đưa môn học về quyền con người, trong đó có quyền con người về hôn nhân và gia đình vào chương trình đòa tạo bắt buộc của hệ thống các trường chuyên nghiệp trở lên và là nội dung bắt buộc trong môn giáo dục công dân ở phổ thông.
C. KẾT BÀI
Sự nhận thức quyền con người của Đảng và Nhà Nước ta là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa về quyền con người hiện nay. Cùng với đó là sự ghi nhận quyền con người trong hiến pháp năm 1992 và quyền nhân thân trong BLDS. Đây là điểm tiến bộ trong lịch sử lập hiến của Việt Nam. Nhờ có sự thay đổi hợp lý đó mà Việt Nam mới có thể tham gia vào nền kinh tế thị trường, và được gia nhập vào tổ chức mậu dịch quốc tế (WTO). Tuy việc ghi nhận quyền nhân thân trong BLDS còn những điểm hạn chế, bất cập, thậm chí có những quyền chưa thể áp dụng trong đời sống thực tế được. Song những điểm hạn chế đó chỉ mang tính nhất thời mà thôi. Vì mọi quá trình phát triển của sự vật điều đi từ thấp đến cao, từ hạn chế đến tiến bộ. Và chắc rằng trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay thì Đảng và Nhà Nước ta sẽ có những thay đổi trong quan niệm,và cách thức ghi nhận các quyền con người và quyền công dân sẽ phù hợp với đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, chính trị…hơn. Để tạo điều kiện cho Việt Nam giao lưu phát triển kinh tế với toàn thế giới. Và nếu thực hiện như vậy thì Việt Nam sẽ bảo đảm được kinh tế Việt Nam theo nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa; dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Quyền nhân thân trong BLDS, đã chứng tỏ Việt Nam luôn bảo đảm nhân quyền cho mọi người, và đặc biệt hơn là đã khẳng định thêm nhân quyền luôn được Việt Nam tôn trọng và bảo vệ nó. Mọi ý kiến cho rằng Việt Nam vi phạm nhân quyền chỉ là họ chưa hiểu hết vấn đề nhân quyền tại Việt Nam hay là sự xuyên tạc, phá rối và vu cáo Đảng và Nhà Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà thôi.
Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế thế giới hiện nay, việc liên kết, hợp tác giữa các nước trong khu vực và trên thế giới là yêu cầu khách quan đối với sự phát triển của mỗi nước, dựa trên nguyên tắc các bên cùng có lợi. Với tinh thần đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời chúng ta cũng luôn luôn mong muốn là bạn và là đối tác tin cậy của các nước, tạo mọi điều kiện cho sự hợp tác đó đạt được kết quả như mong muốn của mỗi bên. Thế nhưng, nhân dân Việt Nam quyết không chấp nhận việc lợi dụng những vấn đề hợp tác đó vào mục đích chính trị, can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta trong giải quyết các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã và đang làm tất cả những gì có thể làm được nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, đồng thời góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề dân chủ, nhân quyền trên thế giới hiện nay.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: chuyển giao nghĩa vụ vi phạm quyền nhân thân, câu hỏi tình huống quyền nhân thân, phụ nữ bị xâm phạm quyền nhân thân trong gia đình, ôn tập môn quyền con người trong pháp luật dân sự, Anh ( chị ) nêu các quyền dân sự cơ bản và quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân của công dân? Cho ví dụ minh học làm rõ các quan hệ này?, Quyền nhân thân trong Bộ luật Dân sự năm 2015 - Lý luận và thực tiễn, ôn tập môn quyền nhân thân trong luật dân sự
Last edited by a moderator: