nguyenthaitan87

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Xuất phát từ bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân nên luật pháp nước ta cũng xây dựng những quy định làm cơ sở nền tảng cho việc bảo vệ những quyền cơ bản của công dân. Một trong những quyền cơ bản quan trọng đó là quyền bào chữa được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, nhằm đảm bảo nguyên tắc “không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án”. Vì thế bên cạnh việc pháp luật quy định cho mỗi công dân khi rơi vào tình trạng bị buộc tội thì được quyền tự mình bào chữa thì cũng đồng thời quy định luôn quyền “nhờ” người khác bào chữa. Quy định như vậy có ý nghĩa thiết thực và sâu sắc. Quyền lợi của người bị buộc tội được đảm bảo, NBC được xem là chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng hình sự với vai trò là người bổ trợ tư pháp, giúp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, tạo sự cân bằng, đối trọng giữa bên buộc tội và bên bào chữa. Nhằm quán triệt và thực hiện triệt để chiến lược cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay, thì sự tham gia của NBC chữa trong vụ án càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Để nhận thức đúng hơn về vai trò và vị trí của NBC trong vụ án, cũng như nhận thức được sự cần thiết phải có NBC trong vụ án, nhằm đưa chế định NBC thực sự trở thành cách hữu hiệu để bảo vệ quyền con người mà cụ thể là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội thì vấn đề tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của NBC là rất cần thiết, đó cũng là lí do em chọn đề tài này cho bài tập lớn học kỳ môn Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam.
I.Khái quát về quyền bào chữa và NBC trong TTHS:
1 Quyền bào chữa
Quyền bào chữa là chế định quan trọng trong pháp tố tụng hình sự. Bào chữa theo cách hiểu thông thường là việc một người sử dụng lý lẽ để bênh vực, bảo vệ cho những hành động của mình hay của người bị buộc tội là đúng, hợp lý nhằm chống lại sự lên án, buộc tội. Quyền bào chữa là quyền thuộc về cá nhân người bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cáo buộc là có lỗi.
Hiến pháp 1992 đã quy định ở Điều 132 về việc bảo đảm quyền bào chữa cho bị can , bị cáo: “ Quyền bào chữa của bị can, bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự mình bào chữa hay nhờ người khác bào chữa cho mình.Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế Xã hội chủ nghĩa”. Với tinh thần cải cách hiện nay, chúng ta đã và đang quán triệt thực hiện triệt để Nghị quyết 08 của Bộ Chính Trị về việc giải quyết vụ án hình sự phải chủ yếu dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa thì việc tôn trọng nguyên tắc hiến định này mang một ý nghĩa quan trọng và thiểt thực hơn bao giờ hết.
Buộc tội và bào chữa song song tồn tại, ở đâu có buộc tội thì quyền bào chữa được đặt ra. Tuy nhiên cần hiểu rằng: ngoài bị can, bị cáo thì người bị tạm giữ cũng là đối tượng bị buộc tội. Sự buộc tội đối với họ thể hiện bằng việc cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ và áp dụng các biện pháp điều tra đối với họ. Nếu thừa nhận quyền bào chữa chỉ thuộc về bị can, bị cáo thì chúng ta đã tước bỏ quyền bào chữa của người bị tạm giữ - đối tượng bị buộc tội. Như vậy, quyền bào chữa thông thường xuất hiện khi một người bị cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định khởi tố bị can, trong trường hợp có người bị tạm giữ thì quyền bào chữa xuất hiện sớm hơn: khi họ bị cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định tạm giữ, và kết thúc khi bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật.
Từ đó, chúng ta có thể hiểu như sau: “ Quyền bào chữa là tổng thể những quyền mà pháp luật tố tụng hình sự cho phép người bị buộc tội có thể sử dụng nhằm bác bỏ một phần hay toàn bộ sự buộc tội, làm sáng tỏ những tình tiết về sự vô tội của người bị buộc tội hay làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho họ”.
Nội dung của quyền bào chữa gồm quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa. Hai quyền này song song tồn tại, hỗ trợ lẫn nhau. Việc nhờ người khác bào chữa không làm mất đi quyền tự bào chữa của người bị buộc tội và ngược lại, khi tự mình bào chữa cũng không làm mất đi quyền nhờ người khác bào chữa của người bị buộc tội. Chính vì vậy, để đảm bảo quyền bào chữa cho người bị buộc tội pháp luật tố tụng hình sự cho phép bị can, bị cáo có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hay thay mặt hợp pháp của họ thực hiện quyền bào chữa.
2. Người bào chữa
“ Người bào chữa trong tố tụng hình sự là người tham gia tố tụng để chứng minh sự vô tội hay làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ thông qua đó góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
NBC là một loại người tham gia tố tung, có địa vị pháp lý riêng, không phụ thuộc vào địa vị pháp lý của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Tuy nhiên, NBC không đương nhiên tham gia tố tụng mà chỉ tham gia khi được ngưòi bị tạm giữ, bị can, bị cáo lựa chọn và được CQĐT, VKS, TA cấp giấy chứng nhận NBC thì mới xuất hiện NBC tham gia TTHS.
Theo khoản 1-Điều 56 BLTTHS 2003 và Luật trợ giúp pháp lý ngày 29/6/2006, người bào chữa có thể là:
- Luật sư
- Người đại điện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
- Bào chữa viên nhân dân
* Người bào chữa là lật sư:
Luật luật sư năm 2006 quy định: “ Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn điều kiện hành nghề theo quy định của luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức” ( Điều 2 Luật luật sư 2006). Đây là một quy định đã tạo nên một bước tiến dài so với khái niệm cho rằng “ Luật sư là một danh từ nhằm để chỉ một người chuyên bào chữa cho đương sự trước tòa án theo pháp luật, hay là một cố vấn về pháp luật nói chung ( Từ điển Tiếng việt phổ thông)
Luật sư tham gia TTHS để bào chữa trong trường hợp: Theo hợp đồng dịch vụ pháp lý (theo quy định tại điều 26 Luật Luật sư); tham gia bào chữa theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng trong trường hợp tại khoản 2 điều 57 BLTHS; tham gia bào chữa do Trung tâm trợ giúp pháp lý cử (theo điều 8,21,31 Luật Luật sư).
Luật sư là người hoạt động chuyên nghiệp tham gia một đoàn luật sư nhất định theo quy định của pháp luật. Tiêu chuẩn của luật sư phải là công dân Việt Nam trung thành với tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo hành nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe đảm bảo hành nghề luật sư ( Điều 10 Luật Luật sư 2006), Điều kiện hành nghề luật sư là yêu cầu có chứng chỉ hành nghề Luật sư và gia nhập một đoàn Luật sư ( Điều 11 Luật Luật sư 2006). Điểm khác biệt và tiến bộ so với pháp lệnh Luật sư 2001 là Luật luật sư 2006 không hạn chế sự tham gia tố tụng của luật sư là thành viên của công ty luật, trong đó bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Theo đó, Luật Luật sư 2006 đã tạo ra một cơ chế bình đẳng như nhau trong việc thực hiện các dịch vụ pháp lý giữa luật sư của văn phòng luật sư và luật sư của công ty luật.

MỤC LỤC
I. Cơ sở của sự tham gia của NBC trong tố tụng hình sự
1 Quyền bào chữa
2. Người bào chữa .
3. Vai trò và hoạt động của NBC trong TTHS .
II. Quyền và nghĩa vụ của NBC:
1. Quyền của NBC Trong bộ luật tố tụng hình sự 2003
a) Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa; .
b) Quyền đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can;
c) Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; .
d) Quyền thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hay từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác; .
đ) Quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Quyền gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;
g) Quyền đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật; .
h) Quyền tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;
i)Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; .
k) Quyền kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hay người có nhược điểm về tâm thần hay thể chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này
2. Nghĩa vụ của luật sư bào chữa
a) Nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo .
b) Nghĩa vụ giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
c) Nghĩa vụ không được từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận bào chữa, nếu không có lý do chính đáng;
d) Nghĩa vụ tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hay xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; .
đ) Nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Toà án; .
e) Nghĩa vụ không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. .
III. Thực trạng hoạt động của NBC trong TTHS
1. Thực trạng đảm bảo, thực hiện quyền của NBC trong TTHS:
2. Thực trạng thực hiện nghĩa vụ của NBC trong tố tụng hình sự:
KẾT LUẬN .
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Yun0602

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự - lý luận và thực tiễn

b ơi share mình vs ạ :grin:
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Môn đại cương 0
D PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN Luận văn Luật 0
M Thoả ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều khoản lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên Luận văn Kinh tế 0
N Một số giải pháp và kiến nghị về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất đai Luận văn Kinh tế 0
D Vật quyền, Nghĩa vụ và Hợp đồng trong Luật Dân Sư La Mã Luận văn Luật 0
E Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - cái phổ biến và cái đặc thù Kinh tế chính trị 0
J Quan niệm về nhà nước pháp quyền của Ch.S. Montesquieu trong "Bàn về tinh thần pháp luật" và ý nghĩa Kinh tế chính trị 2
N Thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Vi Kinh tế chính trị 1
S Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân và vận dụng vào xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 2
N Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top