Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về người bào chữa 2
1.1. Khái niệm người bào chữa 2
1.2. Sự tham gia của người bào chữa trong tố tụng hình sự. 3
1.3. Quyền của người bào chữa 5
1.4. Nghĩa vụ của bào chữa 8
2. Thực trạng áp dụng và phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự nhằm đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bào chữa. 10
2.1. Nghĩa vụ thông báo về quyền được mời luật sư cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo 10
2.2. Khoản 1 Điều 56 BLTTHS 2003 11
2.3. Điểm a khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003 12
2.4. Điểm e khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003 12
2.5. Đối với người bào chữa tham gia tố tụng theo những quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS 2003 .13
Kết luận 15
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Mở bài
Quyền bào chữa là một phương tiện pháp lý cần thiết mà pháp luật tố tụng hình sự trao cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không chỉ là một nguyên tắc quan trọng trong pháp luật tố tụng hình sự mà còn là một quy tắc hiến định, được ghi nhận trong Hiến pháp (Điều 132 Hiến pháp năm 1992 ghi nhận “Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm…”)
Với quyền bào chữa các chủ thể này có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau trong phạm vi pháp luật cho phép để bác bỏ lời buộc tội của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hay làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình. Họ có thể trực tiếp thực hiện quyền bào chữa nếu như có được sự hiểu biết nhất định về pháp luật hay nhờ người khác bào chữa cho mình (khi đó cũng không làm mất đi quyền tự bào chữa của họ). Tuy nhiên trong thực tế trường hợp tự bào chữa rất hiếm vì không phải ai cũng hiểu biết sâu về pháp luật, hơn nữa tố tụng hình sự là một quá trình rất phức tạp với nhiều công đoạn khác nhau do đó đòi hỏi người tham gia tố tụng phải có kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động này mới có thể thành thục được. Hiện nay phổ biến hơn đó là hình thức nhờ người bào chữa. Cách thức này đem lại hiệu quả cao hơn hẳn so với việc tự bào chữa bởi những người bào chữa thường là những người hoạt động chuyên nghiệp và lâu năm trong lĩnh vực bào chữa và có vốn hiểu biết nhất định về pháp luật.
Như vậy khi đề cập đến vấn đề bảo đảm quyền bào chữa thì trước hết phải quan tâm đến việc bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bào chữa. Đây cũng chính là nội dung chính của bài tiểu luận này “Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bào chữa”
Bài làm
1. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về người bào chữa
1.1. Khái niệm người bào chữa
Người bào chữa là người được các cơ quan tiến hành tố tụng chứng nhận, tham gia tố tụng với vai trò đưa ra những tình tiết để xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội hay làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và giúp đỡ họ về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Khoản 1 Điều 56 BLTTHS 2003 quy định người bào chữa có thể là những người sau:
- Luật sư: là người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật, tham gia vào tố tụng hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức theo yêu cầu của chính cá nhân, tổ chức đó hay của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
- Người thay mặt hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo: là cha mẹ hay người giám hộ của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chưa thành niên hay người có nhược điểm về thể chất hay tâm thần. Người thay mặt hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải là người đã thành niên, không bị tâm thần, có quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam trừ trường hợp pháp luật có quy định khác đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người có quốc tịch nước ngoài, người không có quốc tịch, người Việt nam ở nước ngoài.
- Bào chữa viên nhân dân: là người được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình.
Khi tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, luật sự, thay mặt hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bào chữa viên nhân dân đều có các quyền và nghĩa vụ như nhau. Tuy nhiên vì hoạt động bào chữa của luật sư mang tính chuyên nghiệp hơn nên thường đạt hiệu quả cao hơn, do đó cũng phổ biến hơn hai đối tượng kia.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 56 BLTTHS 2003 còn quy định những người sau không được tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa: Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó; người thân thích của người đã hay đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó; người tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định hay người phiên dịch. Mặt khác, luật tố tụng hình sự còn cho phép một người có thể bào chữa cho nhiều người trong cùng một vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau và ngược lại nhiều người cũng có thể bào chữa cho một người.
1.2. Sự tham gia của người bào chữa trong tố tụng hình sự.
Sự tham gia của người bào chữa phụ thuộc vào ý chí của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hay người thay mặt hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Đối với bị can, bị cáo từ đủ mười tám tuổi trở lên, không có nhược điểm về tâm thần hay thể chất thì chỉ họ mới có quyền lựa chọn người bào chữa, nếu người khác lựa chọn cho họ thì phải có sự đồng ý của họ. Đối với bị can, bị cáo chưa thành niên hay có nhược điểm về tâm thần hay thể chất thì họ và người thay mặt hợp pháp đều có quyền lựa chọn người bào chữa.
Tuy nhiên trong một số trường hợp luật tố tụng hình sự quy định nếu bị can, bị cáo hay người thay mặt hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì sự tham gia của người bào chữa vào vụ án là do chỉ định. Đó là những trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS 2003: thứ nhất, bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại BLHS 1999; thứ hai, bị can, bị cáo là người chưa thành niên (trừ trường hợp khi phạm tội, người phạm tội là người chưa thành niên nhưng khi khởi tố, truy tố, xét xử họ đã đủ mười tám tuổi), người có nhược điểm về tâm thần hay thể chất. Khi đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hay Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hay đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình.
Nhưng khi đó bị can, bị cáo và người thay mặt hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hay từ chối người bào chữa đã được chỉ định trước khi mở phiên tòa hay tại phiên tòa. Đặc biệt nếu trước khi mở phiên tòa họ yêu cầu từ chối người bào chữa thì vẫn tiến hành triệu tập người bào chữa; nếu tại phiên tòa họ vẫn tiếp tục từ chối thì Hội đồng xét xử cần giải thích cho họ biết vai trò của người bào chữa và chi phí cho người bào chữa do Tòa án thanh toán. Nếu sau khi giải thích mà cả bị cáo (là người chưa thành niên hay người có nhược điểm về tâm thần hay thể chất) và người thay mặt hợp pháp của họ vẫn từ chối người bào chữa thì phải ghi vào biên bản phiên tòa và tiến hành xét xử vụ án mà không có mặt người bào chữa. Còn nếu chỉ có bị cáo hay chỉ có người thay mặt hợp pháp của bị cáo từ chối thì vẫn tiến hành xét xử với sự tham gia của người bào chữa đã được cử .
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
1. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về người bào chữa 2
1.1. Khái niệm người bào chữa 2
1.2. Sự tham gia của người bào chữa trong tố tụng hình sự. 3
1.3. Quyền của người bào chữa 5
1.4. Nghĩa vụ của bào chữa 8
2. Thực trạng áp dụng và phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự nhằm đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bào chữa. 10
2.1. Nghĩa vụ thông báo về quyền được mời luật sư cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo 10
2.2. Khoản 1 Điều 56 BLTTHS 2003 11
2.3. Điểm a khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003 12
2.4. Điểm e khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003 12
2.5. Đối với người bào chữa tham gia tố tụng theo những quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS 2003 .13
Kết luận 15
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Mở bài
Quyền bào chữa là một phương tiện pháp lý cần thiết mà pháp luật tố tụng hình sự trao cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không chỉ là một nguyên tắc quan trọng trong pháp luật tố tụng hình sự mà còn là một quy tắc hiến định, được ghi nhận trong Hiến pháp (Điều 132 Hiến pháp năm 1992 ghi nhận “Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm…”)
Với quyền bào chữa các chủ thể này có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau trong phạm vi pháp luật cho phép để bác bỏ lời buộc tội của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hay làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình. Họ có thể trực tiếp thực hiện quyền bào chữa nếu như có được sự hiểu biết nhất định về pháp luật hay nhờ người khác bào chữa cho mình (khi đó cũng không làm mất đi quyền tự bào chữa của họ). Tuy nhiên trong thực tế trường hợp tự bào chữa rất hiếm vì không phải ai cũng hiểu biết sâu về pháp luật, hơn nữa tố tụng hình sự là một quá trình rất phức tạp với nhiều công đoạn khác nhau do đó đòi hỏi người tham gia tố tụng phải có kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động này mới có thể thành thục được. Hiện nay phổ biến hơn đó là hình thức nhờ người bào chữa. Cách thức này đem lại hiệu quả cao hơn hẳn so với việc tự bào chữa bởi những người bào chữa thường là những người hoạt động chuyên nghiệp và lâu năm trong lĩnh vực bào chữa và có vốn hiểu biết nhất định về pháp luật.
Như vậy khi đề cập đến vấn đề bảo đảm quyền bào chữa thì trước hết phải quan tâm đến việc bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bào chữa. Đây cũng chính là nội dung chính của bài tiểu luận này “Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bào chữa”
Bài làm
1. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về người bào chữa
1.1. Khái niệm người bào chữa
Người bào chữa là người được các cơ quan tiến hành tố tụng chứng nhận, tham gia tố tụng với vai trò đưa ra những tình tiết để xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội hay làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và giúp đỡ họ về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Khoản 1 Điều 56 BLTTHS 2003 quy định người bào chữa có thể là những người sau:
- Luật sư: là người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật, tham gia vào tố tụng hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức theo yêu cầu của chính cá nhân, tổ chức đó hay của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
- Người thay mặt hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo: là cha mẹ hay người giám hộ của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chưa thành niên hay người có nhược điểm về thể chất hay tâm thần. Người thay mặt hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải là người đã thành niên, không bị tâm thần, có quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam trừ trường hợp pháp luật có quy định khác đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người có quốc tịch nước ngoài, người không có quốc tịch, người Việt nam ở nước ngoài.
- Bào chữa viên nhân dân: là người được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình.
Khi tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, luật sự, thay mặt hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bào chữa viên nhân dân đều có các quyền và nghĩa vụ như nhau. Tuy nhiên vì hoạt động bào chữa của luật sư mang tính chuyên nghiệp hơn nên thường đạt hiệu quả cao hơn, do đó cũng phổ biến hơn hai đối tượng kia.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 56 BLTTHS 2003 còn quy định những người sau không được tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa: Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó; người thân thích của người đã hay đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó; người tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định hay người phiên dịch. Mặt khác, luật tố tụng hình sự còn cho phép một người có thể bào chữa cho nhiều người trong cùng một vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau và ngược lại nhiều người cũng có thể bào chữa cho một người.
1.2. Sự tham gia của người bào chữa trong tố tụng hình sự.
Sự tham gia của người bào chữa phụ thuộc vào ý chí của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hay người thay mặt hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Đối với bị can, bị cáo từ đủ mười tám tuổi trở lên, không có nhược điểm về tâm thần hay thể chất thì chỉ họ mới có quyền lựa chọn người bào chữa, nếu người khác lựa chọn cho họ thì phải có sự đồng ý của họ. Đối với bị can, bị cáo chưa thành niên hay có nhược điểm về tâm thần hay thể chất thì họ và người thay mặt hợp pháp đều có quyền lựa chọn người bào chữa.
Tuy nhiên trong một số trường hợp luật tố tụng hình sự quy định nếu bị can, bị cáo hay người thay mặt hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì sự tham gia của người bào chữa vào vụ án là do chỉ định. Đó là những trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS 2003: thứ nhất, bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại BLHS 1999; thứ hai, bị can, bị cáo là người chưa thành niên (trừ trường hợp khi phạm tội, người phạm tội là người chưa thành niên nhưng khi khởi tố, truy tố, xét xử họ đã đủ mười tám tuổi), người có nhược điểm về tâm thần hay thể chất. Khi đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hay Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hay đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình.
Nhưng khi đó bị can, bị cáo và người thay mặt hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hay từ chối người bào chữa đã được chỉ định trước khi mở phiên tòa hay tại phiên tòa. Đặc biệt nếu trước khi mở phiên tòa họ yêu cầu từ chối người bào chữa thì vẫn tiến hành triệu tập người bào chữa; nếu tại phiên tòa họ vẫn tiếp tục từ chối thì Hội đồng xét xử cần giải thích cho họ biết vai trò của người bào chữa và chi phí cho người bào chữa do Tòa án thanh toán. Nếu sau khi giải thích mà cả bị cáo (là người chưa thành niên hay người có nhược điểm về tâm thần hay thể chất) và người thay mặt hợp pháp của họ vẫn từ chối người bào chữa thì phải ghi vào biên bản phiên tòa và tiến hành xét xử vụ án mà không có mặt người bào chữa. Còn nếu chỉ có bị cáo hay chỉ có người thay mặt hợp pháp của bị cáo từ chối thì vẫn tiến hành xét xử với sự tham gia của người bào chữa đã được cử .
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links