Link tải miễn phí Luận văn: Rào cản thương mại của Mỹ và những gợi ý cho Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh tế : 60 31 07
Nhà xuất bản: ĐHKT
Ngày: 2007
Chủ đề: Kinh tế đối ngoại
Mỹ
Thương mại quốc tế
Việt Nam
Miêu tả: 106 tr. + CD-ROM+Tóm tắt
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về rào cản thương mại quốc tế. Phân tích thực trạng thương mại Việt Nam - Mỹ về kim ngạch, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu và những rào cản đối với một số nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam như thủy sản, dệt may, giầy dép, nông sản, gỗ. Qua đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận, mở rộng thị trường và tăng cường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Mỹ
Luận văn ThS. Kinh tế đối ngoại -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.1. Hệ thống các rào cản trong thương mại quốc tế . . . . . . . 5
1.1.1. Khái niệm về rào cản trong thương mại quốc tế . . . . . . . . . . . 5
1.1.2. Phân loại rào cản trong thương mại quốc tế . . . . . . . . . . . . . . 6
1.1.3. Vai trò của rào cản thương mại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
1.2. Rào cản thương mại của Mỹ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
1.2.1. Quan điểm của Mỹ về chính sách thương mại . . . . . . . . . . . . 19
1.2.2. Một số pháp luật thương mại của Mỹ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
1.2.3. Các biện pháp thuế quan và phi thuế quan của Mỹ . . . . . . . . 22
1.3. Sự cần thiết nghiên cứu rào cản thương mại Mỹ. . . . . . . . . . . . . . . 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RÀO CẢN THƯƠNG MẠI MỸ ĐỐI VỚI XUẤT
KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM . . . . . . .. . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . 39
2.1. Thực trạng thương mại Việt Nam - Mỹ .. . . . . . . . . . . 39
2.1.1. Kim ngạch xuất – nhập khẩu. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . 39
2.1.2. Cơ cấu hàng hoá xuất – nhập khẩu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
.
41
2.2. Thực trạng rào cản thương mại của Mỹ đối với một số nhóm
hàng xuất khẩu chính của Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
2.2.1. Thực trạng rào cản thương mại Mỹ đối với hàng thuỷ sản 44
2.2.2. Thực trạng rào cản thương mại Mỹ đối với hàng dệt may. . 50
2.2.3. Thực trạng rào cản thương mại Mỹ đối với hàng giầy dép 56
2.2.4. Thực trạng rào cản thương mại Mỹ đối với hàng nông sản 58
2.2.3. Thực trạng rào cản thương mại Mỹ đối với các sản phẩm gỗ 61
2.3. Đánh giá chung về tác động của rào cản thương mại Mỹ đối với
xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63
2.3.1. Tác động tích cực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63
2.3.2. Tác động tiêu cực. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 65
2.3.3. Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70
3.1. Triển vọng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Mỹ 70
3.1.1. Cơ hội và thách thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
.
70
3.1.2. Định hướng và triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ. 75
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
sang Mỹ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 78
3.3.1. Nhóm giải pháp từ phía Nhà nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 78
3.3.2. Nhóm giải pháp từ phía các hiệp hội doanh nghiệp . . . . . . 86
3.3.3. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp . .. . . . . . . .. . . . . . . . . 88
KẾT LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . 105

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Ngày nay, tự do hoá thương mại trên phạm vi toàn cầu đã trở thành
xu thế thời đại, lôi cuốn ngày càng nhiều nền kinh tế tham gia. Thực chất
của quá trình tự do hoá thương mại là quá trình cắt giảm thuế quan và hàng
rào phi quan thuế (gọi chung là các rào cản thương mại quốc tế) của các
nước. Vì vậy, việc cắt giảm và đi đến xoá bỏ các rào cản trong thương mại
quốc tế đã và đang là vấn đề trọng tâm trong các đàm phán, thương lượng
giữa các nước, các khu vực với nhau. Tuy nhiên, những bế tắc của vòng
đàm phán Doha cho thấy tính gay gắt, quyết liệt trong quá trình đàm phán,
thương lượng giữa các nước về vấn đề này. Các nước công nghiệp phát
triển, một mặt luôn đòi hỏi các nước khác phải giảm bớt những rào cản
thương mại để mở cửa thị trường và thúc đẩy tự do hoá thương mại, mặt
khác lại luôn bổ sung thêm các biện pháp tinh vi hơn, phức tạp hơn nhằm
bảo hộ sản xuất trong nước của họ.
Thực tế, các rào cản trong thương mại quốc tế bao gồm nhiều loại
khác nhau và được các quốc gia, vùng lãnh thổ thiết lập và áp dụng không
hoàn toàn giống nhau. Mỹ là nước công nghiệp phát triển và được đánh giá
là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới với giá trị nhập khẩu hàng hoá tăng
nhanh từ 1.145,9 tỷ USD năm 2001 lên 1.677,4 triệu USD năm 2006, có
quan hệ thương mại với hầu hết các nước trên thế giới. Có thể nói, các rào
cản thương mại của Mỹ đã được thiết lập hết sức phức tạp và được áp dụng
với nhiều đối tác thương mại, nhiều loại hàng hoá khác nhau. Do đó, việc
nghiên cứu các rào cản thương mại và tiếp cận thị trường Mỹ luôn được các
nước, nhất là các nước đang phát triển quan tâm.
Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu các rào cản thương mại của Mỹ
càng trở nên cần thiết hơn vì các lý do sau: Một là, việc nghiên cứu các rào
cản thương mại quốc tế, nhất là của các đối tác thương mại quan trọng đang
là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình thực hiện định hướng
chiến lược xuất khẩu; Hai là, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam
mới tiếp cận thị trường Mỹ từ khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ có hiệu
lực (từ 12/2001). Nhiều doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp đã thực hiện
xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Mỹ cũng chưa hoàn toàn hiểu rõ các rào
cản thương mại của Mỹ. Điều này đã hạn chế khá nhiều khả năng phát triển
xuất khẩu vào thị trường Mỹ của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do cơ bản trên đây, Luận văn lựa chọn đề tài
nghiên cứu “Rào cản thương mại của Mỹ và những gợi ý cho Việt
Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu trong nước:
Hiện nay đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ có liên
quan đến rào cản trong thương mại quốc tế nói chung và của Mỹ nói riêng,
như: Quan hệ thương mại Việt - Mỹ (Bộ Thương mại, đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ, 2000); Xuất khẩu sang Hoa Kỳ – Những điều cần biết
(Thương vụ Việt nam tại Mỹ, 2007); Hệ thống rào cản kỹ thuật trong
thương mại quốc tế, những giải pháp để vượt rào cản của các doanh
nghiệp Việt Nam (Bộ Thương mại, đề tài khoa học cấp Bộ, Chủ nhiệm
PGS.TS. Đinh Văn Thành, 2005); Hàng rào phi thuế quan trong chính sách
thương mại quốc tế (Đại học Ngoại Thương, PGS.TS. Nguyễn Hữu Khải,
2005). Ngoài ra, còn có một số chuyên đề nghiên cứu, bài báo đăng trên các
tạp chí và một số tham luận tại Hội thảo khoa học về các biện pháp phi
thuế, về bảo hộ sản xuất trong nước…Tuy nhiên, các rào cản thương mại
của Mỹ đối với Việt Nam vẫn đang thay đổi cùng với quá trình phát triển
quan hệ Việt – Mỹ và những điều chỉnh chính sách nhập khẩu của Mỹ.
Những thay đổi đó cần được nghiên cứu để đưa ra giải pháp nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Mỹ
Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
Các tổ chức quốc tế và khu vực đã có những nghiên cứu và đánh giá
rào cản thương mại của Mỹ. Đặc biêt, WTO và các cơ quan của nó đã có
những nghiên cứu, rà soát về các biện pháp phi thuế quan của Mỹ như:
WTO Secretariat (1999), US Trade Policies Review; Tổ chức quốc tế về
tiêu chuẩn hóa (ISO) cùng với Viện Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia (NIST)
của Mỹ tiến hành dự án đánh giá về sự minh bạch trong các tiêu chuẩn
quốc tế của Mỹ; Báo cáo thường niên của WTO về các tiêu chuẩn vệ sinh
dịch tễ của Hoa kỳ đối với các sản phẩm nhập khẩu;... Hay các nước như
Canada, EU, Trung Quốc,... cũng đã có những nghiên cứu cụ thể khi khiếu
kiện lên WTO về việc áp dụng các rào cản phi thuế quan của Mỹ đã áp
dụng đối với hàng nhập khẩu từ các nước này. Tuy nhiên, những nghiên
cứu của WTO hay của một nước nào đó về rào cản thương mại của Mỹ đều
có những mục đích khác nhau.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu các rào cản thương mại
của Mỹ đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào thị
trường Mỹ trong những năm tới.
Các nhiệm vụ chủ yếu của luận văn:
- Hệ thống hoá những lý luận chung về rào cản thương mại quốc tế
- Đánh giá thực trạng và những tác động của các rào cản thương mại
của Mỹ đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam hiện nay
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam vào thị trường Mỹ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các rào cản thương mại của Mỹ đối với
hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Tập trung nghiên cứu rào cản
thương mại của Mỹ từ khi thực hiện Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ
(BTA) đến nay. Trên cơ sở đó, những gợi ý cho Việt Nam sẽ tập trung vào
các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử,
phương pháp phân tích (phương pháp chỉ số, phương pháp phân tích chuỗi
thời gian,...) phương pháp tổng hợp (phương pháp ngoại suy, phương pháp
nội suy,...) và các phương pháp thu thập thông tin, số liệu nghiên cứu.
6. Những đóng góp của Luận văn:
Hệ thống hóa những vấn vấn đề lý luận chung về rào cản thương mại
quốc tế.
Phân tích làm rõ thực trạng rào cản thương mại của Mỹ và tác động
đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam
Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận, mở rộng thị
trường và tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào Mỹ.
7. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn được kết cấu thành 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về rào cản thương mại quốc
tế
Chương 2. Thực trạng rào cản thương mại của Mỹ đối với xuất khẩu
hàng hoá của Việt Nam
Chương 3. Giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt
Nam vào thị trường Mỹ
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. Hệ thống các rào cản trong thương mại quốc tế
1.1.1. Khái niệm về rào cản trong thương mại quốc tế
Trong thương mại quốc tế, các nước có thể sử dụng các biện pháp
thuế quan và phi thuế quan nhằm đạt được những lợi ích khác nhau. Tuy
nhiên, các biện pháp này được ràng buộc bởi những qui định cụ thể.
Theo qui định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), biện pháp
thuế quan được sử dụng ở các nước thành viên phải dưới một mức trần nhất
định và mức trần này sẽ phải cắt giảm theo lịch trình cụ thể tùy theo trình
độ phát triển của các nhóm nước khác nhau [2, tr 12]. Nghĩa là, nếu mức
thuế quan của một nước ở dưới mức trần cho phép thì nó không phải là rào
cản, ngược lại nó sẽ trở thành rào cản thương mại nếu mức thuế suất thực
sự cao hay là có sự phân biệt về mức thuế suất áp dụng đối với hàng hoá
cùng loại của các nước khác nhau.
Đối với các biện pháp phi thuế quan, WTO cũng qui định “không
một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm
bảo chất lượng hàng hoá xuất khẩu của mình, hay để bảo vệ cuộc sống hay
sức khoẻ con người, động và thực vật, bảo vệ môi trường hay để ngăn
ngừa các hoạt động man trá ở mức độ mà nước đó đánh giá là phù hợp và phải
đảm bảo rằng các biện pháp này không được tiến hành với cách thức có thể
gây ra phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hay không thể biện minh được
giữa các nước trong các điều kiện giống nhau, hay tạo ra các hạn chế trá
hình đối với thương mại quốc tế, hay nói cách khác phải phù hợp với các
quy định của Hiệp định này”[17, tr 23]. Theo qui định này, các biện pháp
phi thuế quan không phải là rào cản thương mại nếu không gây ra sự phân
biệt đối xử hay có thể biện minh được trên cơ sở pháp lý và khoa học,
ngược lại nó sẽ trở thành rào cản. Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế
Thương nhân Mỹ thường có biện pháp giảm bớt rủi ro trong kinh
doanh bằng cách soạn sẵn những hợp đồng, trong đó khéo léo đưa ra những
điều khoản về số lượng, chất lượng và thời gian giao hàng, đồng thời có
những chi tiết mang tính thủ đoạn pháp lý để có thể thắng kiện khi có tranh
chấp xảy ra. Vì vậy, khi đàm phán hợp đồng nếu thấy bất ổn doanh nghiệp
Việt nam nên yêu cầu điều chỉnh cho tới khi cảm giác hợp lý. Khi đàm
phán với thương nhân Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt
lưu ý tới những điểm sau: Chuẩn bị chu đáo, đầy đủ mọi thông tin và các tài
liệu kèm theo sản phẩm; Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm; Trong khi
thương lượng phải đưa ra những vấn đề cụ thể, những con số rõ ràng; Sử
dụng các văn phòng luật sư để tư vấn pháp lý; [13, tr 220]
+ Mua bảo hiểm rủi ro khi xuất khẩu hàng sang thị trường Mỹ:
Luật về "trách nhiệm sản phẩm" được áp dụng để bảo vệ người tiêu
dùng Mỹ. Theo Luật này, người tiêu dùng mỹ thường hay khiếu kiện các
nhà sản xuất, cung cấp hàng hóa. Vì vậy, để tránh được những phiền phức
và tốn kém, nhà xuất khẩu nên mua bảo hiểm rủi ro khi xuất khẩu hàng hoá
vào thị trường Mỹ. Một khi bị thua kiện, doanh nghiệp Việt Nam có thể sẽ
không bao giờ được trở lại kinh doanh ở Mỹ, nếu không bồi thường thanh
toán cùng với lãi suất theo phán quyết của Toà. Tài sản bất kỳ mà nhà
doanh nghiệp Việt Nam có ở Mỹ đều có khả năng bị tịch biên. Thậm chí,
tài sản của người xuất khẩu ở nước thứ ba cũng có thể bị tịch biên, theo
thoả thuận mà Toà án Mỹ nhờ nước kia trợ giúp tư pháp.
+ Tận dụng lực lượng Việt Kiều đang sống và làm việc tại Mỹ:
Hiện nay, lực lượng những người Việt Nam yêu nước đang sống và
làm việc tại Mỹ là khá đông đảo và nhiều người đang chiếm giữ những vị
trí quan trọng trong các công ty của Mỹ. Với trình độ khoa học cao do được
tiếp xúc với nền công nghệ hiện đại cộng thêm với sự am hiểu về luật pháp
của Mỹ thì đây là một nguồn lực đáng kể để các doanh nghiệp Việt Nam
chú ý thu hút và tận dụng. Điều quan trọng là Nhà nước nên có những
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ trong bối cảnh mới Luận văn Kinh tế 0
H Tác động của rào cản phi thuế quan trong Asean +3 đến thương mại hàng dệt may Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
W Rào cản thương mại đối với ngành hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ Luận văn Kinh tế 0
C Rào cản môi trường trong thương mại của Mỹ và hàm ý cho Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
B Vận dụng rào cản thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Nhận diện rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn Lâm khoa học và Côn Kinh tế quốc tế 2
T Biện pháp vượt rào cản thương mại để đẩy mạnh hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập WTO Luận văn Kinh tế 0
Z Rào cản phi thuế quan trong thương mại của Mỹ đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu từ Việt Nam và giải pháp để vượt qua các rào cản đó Tài liệu chưa phân loại 0
P Rào cản phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
T Rào cản kỹ thuật trong thương mại của nước công nghiệp phát triển và các biện pháp giúp Việt Nam vượt rào cản Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top