kim.longkhanh
New Member
Download miễn phí Rủi ro hệ thống ngân hàng ở Việt Nam xu hướng gần đây và triển vọng diễn biến
Mục lục
Rủi ro hệthống ngân hàng ởViệt Nam
xu hướng gần đây và triển vọng diễn biến
1. MộT HệTHốNG NGÂN HÀNG ĐANG TRONG GIAI ĐOạN CHUYểN ĐổI VÀ CÓ
MứC ĐộKHÔNG MINH BạCH RấT CAO.3
1.1. QUÁ TRÌNH CHUYểN ĐổI VÀ CÁC THÁCH THứC.3
1.2. RấT KHÓ ĐÁNH GIÁ VềTÌNH HÌNH TổNG KếT TÀI SảN CủA HệTHốNG NGÂN HÀNG.5
1.2.1. Không có thông tin chắc chắn vềmức độvốn hóa .5
1.2.2. Không có thông tin chắc chắn vềchất lượng tài sản và dựphòng.5
2. HệTHốNG NGÂN HÀNG VÀ CHU TRÌNH TÀI CHÍNH.7
2.1. CÁC BƯớC TRÌNH TựCủA KHủNG HOảNG CHÂU ÁVÀ KHÁI NIệM HƯNG PHấN TÀI CHÍNH CủA F. MISHKIN.7
2.2. LUồNG VốN VÀO,CHU TRÌNH TÍN DụNG VÀ GIÁ TÀI SảN ở VIệT NAM.9
2.3. XU THế ĐÔ LA HÓA:MộT RủI RO TIềM TÀNG NHƯNG HIệN VẫN HạN CHế ĐƯợC.11
3. NHữNG DIễN BIếN CÓ THểDự ĐOÁN .14
TÀI LIỆU THAM KHẢO .
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-04-01-rui_ro_he_thong_ngan_hang_o_viet_nam_xu_huong_gan.omCmPEee9H.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-67005/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
kết tài sản bằng ngoại tệ, tỷ suất sinh lời. Việc thiếu thông tinchắc chắn về mức độ vốn hóa và chất lượng của tài sản hiện là một trở ngại cho việc tiến
hành đánh giá tình hình một cách đầy đủ do hai yếu tố phân tích trên cho phép đánh giá
được tình hình căng thẳng có thể xảy ra đối với hệ thống ngân hàng của các nước mới nổi,
1.2.1. Không có thông tin chắc chắn về mức độ vốn hóa
Các thông tin hiện có không cho phép đánh giá chính xác hệ số đủ vốn của hệ thống ngân
hàng. Tuy nhiên, các chuyên gia đều nhất trí cho rằng các ngân hàng Việt Nam nhìn chung
hiện chưa đủ vốn, bản thân Ngân hàng Nhà nước cũng có mục tiêu tăng lượng vốn tối thiểu.
Năm 2004, bộ phận chuyên môn của IMF đã đánh giá rằng nhu cầu vốn của khu vực ngân
hàng sẽ vào khoảng từ 15% tới 25% GDP3. Việc Nhà nước tái cấp vốn cho các ngân hàng
quốc doanh, nhằm tiến tới tư nhân hóa một phần (cổ phần hóa) các ngân hàng này, cũng
như việc vốn nước ngoài tăng mạnh trong một số ngân hàng cổ phần có thể đã cho phép
nâng cao mức độ vốn hóa của khu vực ngân hàng song mức độ vốn hóa này hiện vẫn còn
thấp nếu xét tới tốc độ tăng trưởng nhanh của tín dụng và nguy cơ mất ổn định gắn liền với
các nền kinh tế đang nổi có tốc độ tăng trưởng cao.
Theo đánh giá do Fitch thực hiện vào năm 20064, hệ số đủ vốn (Capital Adequacy Ratio) của
Việt Nam ở mức trung bình khoảng 5%, mức này thấp hơn rất nhiều so với mức của các
nước châu Á mới nổi khác (14% ở Thái Lan, 13% ở Malaixia, 22% ở Inđônêxia5). Do vẫn còn
chịu tác động của chính sách tín dụng theo mệnh lệnh hành chính và cơ chế áp chế tài chính
trước đây, kể từ những năm 90, các ngân hàng thương mại quốc doanh đã trải qua nhiều
giai đoạn căng thẳng vì thiếu vốn và điều này buộc chính phủ Việt Nam phải nhiều lần tái cấp
vốn. Tình hình của các ngân hàng thương mại quốc doanh, vốn chiếm vị trí trung tâm trong
hệ thống ngân hàng khi kiểm soát tới 75% tài sản, như vậy là rất mâu thuẫn.
1.2.2. Không có thông tin chắc chắn về chất lượng tài sản và dự phòng
Tính chất mệnh lệnh trong quan hệ tín dụng trước đây (đặc biệt là hoạt động cho vay chính
sách) đã cản trở sự phát triển của văn hóa rủi ro trong các tổ chức tín dụng và đặc biệt là
trong các ngân hàng quốc doanh. Kết quả là, các ngân hàng quốc doanh hiện tập trung phần
lớn các khoản nợ xấu theo thông tin của Ngân hàng Nhà nước. Có lẽ tình hình này đang
3 B. Aitken (2004), “Can Vietnam outgrow its banking sector problems ?”, trong IMF Selected Issues,
SM/04/379.
4 I. Tan và P. Tebbutt (2006), “The Vietnam banking system”, trong Fitch Country Report, 24/3..
5 Dữ liệu lấy từ : IMF (2007), Global Financial Stability Report, tháng 9.
Shared by [ Click ]hared by http:// lubtaichinh.net [ lick ]
6/16
từng bước được khắc phục ở cấp độ toàn hệ thống vì hai lý do sau : các ngân hàng cổ phần
đang phát triển mạnh trong cơ cấu ngân hàng với một cách quản trị gần với các tiêu
chuẩn quốc tế hơn nếu ta so sánh các ngân hàng cổ phần với các ngân hàng quốc doanh và
kể từ năm 2004, hoạt động cho vay chính sách của các ngân hàng quốc doanh được chuyển
cho các định chế tài chính chuyên biệt (Quỹ hỗ trợ phát triển và Ngân hàng chính sách xã
hội).
Dù có thế nào, văn hóa rủi ro vẫn còn trong thời kỳ đầu phát triển của mình trong khi đó tín
dụng vẫn phát với một tốc độ rất cao. Trong bối cảnh đó, việc không thể có được một hình
ảnh rõ ràng về chất lượng danh mục nợ và dự phòng khiến ta không thể đưa ra một đánh giá
đầy đủ về chất lượng tài sản ngân hàng : nếu tính theo chuẩn kế toán trong nước, tỷ lệ nợ
xấu vào khoảng 3% theo ngân hàng Nhà nước ; và con số này sẽ vào khoảng 15% theo
đánh giá của Fitch trên cơ sở chuẩn mực IAS (International Accounting Standards)6.
6 I. Tan và P. Tebbutt (2006), “The Vietnam banking system”, trong Fitch Country Report, 24/3.
Shared by [ Click ]hared by http:// lubtaichinh.net [ lick ]
7/16
2. Hệ thống ngân hàng và chu trình tài chính
2.1. Các bước trình tự của khủng hoảng châu Á và khái niệm hưng phấn tài
chính của F. Mishkin
Nhiều mô hình nghiên cứu về căng thẳng tài chính đã được xây dựng kể từ cuối những năm
90 nhằm thuật lại các động thái nối tiếp nhau dẫn tới khủng hoảng tại các nước mới nổi7.
Các mô hình này kết hợp tính động năng của các luồng luân chuyển vốn quốc tế với diễn
biến thay đổi của các cơ cấu tài chính trong nước, đặc biệt ở cấp kinh tế vi mô. Chính vì vậy,
các bước trình tự dẫn tới khủng hoảng thường tương đối độc lập với diễn biến của các chỉ số
cơ bản về kinh tế vĩ mô (quan hệ phụ thuộc giữa tình trạng các chỉ số kinh tế vĩ mô xấu đi và
khủng hoảng trong trường hợp này không mạnh bằng trong trường hợp các mô hình được
xây dựng trong những năm 80 để mô phỏng về các cuộc khủng hoảng nợ). Xét trên góc độ
thực nghiệm, các mô hình này có tính chính xác cao đối với trường hợp của các nền kinh tế
mới nổi đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đang từng bước hội nhập vào nền tài
chính quốc tế. Như vậy, có thể sử dụng các mô hình này nhằm xác định các rủi ro mà hệ
thống ngân hàng của Việt Nam hiện đang phải đối mặt.
Trong loại mô hình này, tình trạng rủi ro tài chính vi mô tăng cao bắt nguồn từ hiện tượng các
nguồn vốn đầu vào tăng tốc đổ vào hệ thống tài chính trong nước vốn đã có nhiều bất cập về
mặt thông tin và cẩn trọng. Trong giai đoạn đầu, ngay cả khi cho phép củng cố đà tăng
trưởng, các nguồn vốn nước ngoài đầu vào vẫn là một trong những yếu tố gây ra tình trạng
mất cân đối cho bảng tổng kết tài sản. Điều này đặc biệt đúng với các hệ thống ngân hàng
mà ở đó sự tiếp cận dễ dàng với các nguồn vốn nước ngoài đã tạo điều kiện cho vay nợ
bằng ngoại tệ nhằm tài trợ cho các khoản tín dụng bằng nội tệ (do lãi suất đi vay bằng ngoại
tệ thấp hơn so với lãi suất cho vay bằng đồng nội tệ, nên biên độ trung gian chênh lệch là
lớn). Trong giai đoạn đầu này, tăng trưởng đi kèm với tình trạng mất cân đối về tài chính và
thị trường chỉ nhìn nhận được một cách hết sức phiến diện trước tác động của không khí
« hưng phấn »8 nói chung. Trong giai đoạn thứ hai, ngược lại đó lại là trạng thái « trầm uất » :
thực vậy, trong một bầu không khí ngày càng mất lòng tin khiến các nhà đầu tư và đặc biệt là
các ngân hàng nước ngoài giảm dần thời gian đáo hạn của các các khoản cho vay, tình trạng
mất cân đối của bảng tổng kết tài sản bằng ngoại tệ (tài sản có bằng đồng bản tệ được tài trợ
bởi các tài sản nợ bằng ngoại tệ) sẽ đi liền với tình trạng mất cân đối về kỳ hạn (tài sản có
tức là các khoản cho vay thì mang tính dài hạn trong khi đó các khoản này lại được tài trợ bởi
các khoản đi vay tức tài sản nợ với thời hạn đáo nợ ngày càng bị rút ngắn). Tình trạng ngày
càng căng thẳng đối với tính thanh khoản của hệ thống tài chính cũng chính là tình trạng nợ
nước ngoài ngắn hạn ở mức rất cao (hệ số nợ nước ngoà...