deptraicuto

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Hà Nội​





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HÀ NỘI. 3
1.1 Giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Hà Nội. 3
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội. 3
1.1.1.1 Quá trình hình thành. 3
1.1.1.2 Định hướng phát triển. 3
1.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội. 4
1.1.3 Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội. 8
1.1.4 Tình hình hoạt động của ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Hà Nội trong những năm gần đây. 9
1.1.4 .1 Tình hình huy động 9
1.1.4.2.Tình hình đầu tư phát triển. 11
1.2 Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn của ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội. 14
1.2.1 Quy trình đánh giá rủi ro tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội 14
1.2.1.1 Sự cần thiết phải đánh giá rủi ro. 14
1.2.1.2 Mối quan hệ giữa thẩm định và đánh giá rủi ro dự án đầu tư. 14
1.2.1.3 Quy trình đánh giá rủi ro tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội 16
1.2.2 Nội dung đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội 18
1.2.2.1 Rủi ro về chủ đầu tư. 18
1.2.2.2 Rủi ro về dự án đầu tư. 19
1.2.2.3 Rủi ro tín dụng. 22
1.2.3 Phương pháp đánh giá rủi ro. 24
1.2.3.1 Phương pháp định tính. 24
1.2.3.2 Phương pháp định lượng. 26
1.2.3.3 Phương pháp dự báo. 27
1.2.3.4 Phương pháp đánh giá rủi ro theo trình tự. 28
1.2.4 Tổng hợp các loại rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn và phương pháp phòng ngừa. 28
1.2.4.1 Rủi ro về chủ đầu tư. 28
1.2.4.2 Rủi ro về dự án đầu tư. 28
1.2.4.3 Rủi ro tín dụng. 33
1.3 Ví dụ minh hoạ về đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội.( dự án đầu tư xây dựng dây chuyền II nhà máy xi măng Hướng Dương công suất 2500 tấn clinker/ ngày). 34
1.3.1 Giới thiệu về chủ đầu tư và dự án vay vốn. 34
1.2.2 Đánh giá rủi ro. 35
1.2.2.1 Rủi ro về chủ đầu tư. 35
1.2.2.2 Rủi ro dự án đầu tư. 36
1.2.2.3 Rủi ro tín dụng 48
1.4 Tình hình thẩm định dự án tại ngân hàng trong thời gian qua. 49
1.5 Đánh giá công tác đánh gía rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội. 51
1.5.1 Những kết quả đạt được. 51
1.5.1.1 Về thông tin. 51
1.2.5.2 Về đội ngũ cán bộ. 52
1.5.1.3 Về quy trình đánh giá rủi ro. 52
1.5.1.4 Về phương pháp đánh giá rủi ro. 53
1.5.1.5 Về nội dung thẩm định. 53
1.5.1.6 Về trình độ công nghệ. 54
1.5.2 Những khó khăn còn tồn tại. 54
1.5.2.1 Hạn chế về mặt thông tin. 54
1.5.2.3 Về quy trình đánh giá rủi ro. 55
1.5.2.4 Hạn chế về nội dung phân tích. 55
1.5.2.5 Hạn chế về phương pháp đánh giá rủi ro. 56
1.5.2.6 Hạn chế về trình độ công nghệ. 56
1.5.3 Nguyên nhân của những tồn tại trên. 56

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PH ÁP NHẰM NÂNG CAO CHÂT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HÀ NỘI. 58
2.1 Phương hướng hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới. 58
2.1.1 Về huy động vốn. 58
2.1.2 Về thẩm định và cho vay dự án. 58
2.1.3 Về đầu tư phát triển. 59
2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân háng ngoại thương chi nhánh Hà Nội. 60
2.2.1 Giải pháp về thông tin. 60
2.2.2. Giải pháp về nhân sự 61
2.2.3 Giải pháp về trình độ công nghệ. 62
2.2.4 Giải pháp về quy trình đánh gía rủi ro. 63
2.3 Một số kiến nghị. 68
2.3.1 Kiến nghị với chính phủ và các bộ ban ngành có liên quan. 68
2.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước. 68
2.3.3 Kiến nghị với ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội. 69
2.3.4 Kiến nghị với chủ đầu tư. 69
KẾT LUẬN. 70
DANH MUC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 71

so với dẩn kiến, doanh thu sẽ thay đổi làm ảnh hưởng đến dòng tiền và các chỉ tiêu hiệu quả khác.
Rủi ro khi mà giá cả của sản phẩm bị giảm do sức ép cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Để giảm thiểu loại rủi ro này ta có các biện pháp sau:
Nghiên cứu đánh giá thị trường, thị phần, thị trường mục tiêu, khách hàng hướng tới thật kỹ.
Dự kiến cung cầu sản phẩm, dịch vụ của dự án thật cẩn thận.
Có những giải pháp làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trương như: có những hình thức khuyến mạihợp lý, mẫu mã sản phẩm đẹp mắt, chất lượng tốt, giá cae hợp lý.
Xem xét, ký kết hợp đồng bao tiêu dài hạn với bên có khả năng tài chính.
Rủi ro về cung cấp:
Loại rủi ro xảy ra liên quan đến: nguyên vật liệu đầu vào cung cấp cho dự án không đủ về số lượng, chất lượng, giá cả như dự kiến làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án.
Rủi ro khi số lượng nguyên vật liệu không đủ: điều này sẽ dẫn đến không đáp ứng đủ công súât thiết kế như ban đầu làm giảm doanh thu của dự án, làm cho dòng tiền của dự án thay đổi.
Rủi ro khi giá cả đầu vào nguyên vật liệu tăng cao: khi đó làm phát sinh chi phí, chi phí tăng cao, làm dòng tiền dự án thay đổi.
Rủ ro khi chất lượng nguyên vật liệu đầu vào không đạt tiêu chuẩn: sẽ làm cho chất lượng sản phẩm dịch vụ đầu ra bị ảnh hưởng, dẫn đến giá cả sản phẩm giảm, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm…và hệ luỵ cuối cùng là ảnh hưỏng đến dòng tiền của dự án.
Để giảm thiểu những rủi ro này chúng ta có giải pháp:
Nghiên cứu đánh giá thật cẩn thận nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào.
Có những hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào dài hạn với các nhà cung cấp có uy tín.
Nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp.
Có những hợp đồng rõ ràng, linh hoạt về thời gian, số lưọng nguyên vật liệu đầu vào..
Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì.
Rủi ro này ảnh hưởng đến công suất thiết kế, dây chuyền công nghệ lựa chọn từ đó ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng sản phẩm, dịch vụ sản phẩm sản xuất ra, do vậy ảnh hưởng đến dòng tiền và lợi nhuận của dự án tạo ra.
Các biện pháp giảm thiểu loại rủi ro này:
Sử dụng những công nghệ đã được kiểm chứng, đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam.
Mua bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng.
Bộ phận vận hành dự án phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm.
Xem xét kỹ các điều khoản bảo hành, bảo trì do bên cung cấp công nghệ tạo ra.
Công nghệ sử dụng phải phù hợp với tiêu chuẩn Việt nam, tránh trường hợp lãng phí do không hấp thụ hết công nghệ.
Rủi ro xây dựng, hoàn tất:
Rủi ro xây dựng, hoàn tất liên quan đến quá trình thi công dự án, khi dự án hoàn tất đi vào hoạt động thì không phù hợp với những thông số kỹ thuật ban đầu..
Rủi ro do không giải phóng được mặt bằng, dẫn đến thu hẹp hay huỷ bỏ dự án: điều này dẫn đến phát sinh chi phí quản lý, chi phí bồi thường do dự án chậm tiến độ, bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, trường hợp xấu nhất có thể dự án bị giải thể.
Rủi ro do những sự cố bất khả kháng: như thiên tai, bão lụt… những rủi ro mà chúng ta không thể lường trước được, sẽ làm tăng chi phí khắc phục hậu quả.
Rủi ro khi mà chi phí xây dựng vượt quá dự toán: rủi ro này làm tăng chi phí, ảnh hưởng lớn đến tính khả thi của dự án.
Rủi ro do hoàn tất dự án không đúng thời hạn: khi mà dự án không hoàn thành đúng thời hạn sẽ làm phát sinh rất nhiều chi phí( chi phí quản lý, lãi vay…), mất cơ hội kinh doanh, giảm thị phần… ảnh hưởng tới tính khả thi của dự án.
Rủi ro khi công trình xây dựng không đáp ứng những tiêu chuẩn và thông số đã định: khi đó nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình vận hành, làm cho chất lượng và số lượng sản phẩm sản xuất ra không đạt yêu cầu dẫn đến giảm doanh thu và lợi nhuận của dự án.
Các biện pháp giảm thiểu rủi ro:
Lựa chọn những nhà thầu lớn, có uy tín kinh nghiệm và sức mạnh tài chính.
Mua bảo hiểm dự phòng cho những trường hợp bất khả kháng.
giám sát chặt chẽ quá trình thi công xây dựng công trình.
Quy định rõ trách nhiệm về việc đền bù và giải phong mặt bằng.
Kiểm soát chặt chẽ kế hoạch giải ngân và ngân sách.
Khi vượt tổng dự toán thì phải phối hợp với các cấp có thẩm quyền để giải quyết.
Rủi ro về môi trường xã hội:
Loại rủi ro này liên quan đến: những tác động xấu do dự án gây ra đối với môi trường xung quanh nơi dự án được hình thành và đưa vào hoạt động như: các tác động làm ô nhiễm môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến cảnh quan xung quanh, ảnh hưởng đến văn hoá, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, gây ra những ngoại ứng tiêu cực…
Khi rủi ro này phát sinh nó không những làm ảnh hưởng tới chi phí khắc phục hậu quả của doanh nghiệp mà còn làm cho Nhà Nước mất một khoản chi phí khi những tác động này là quá lớn.
Các tác động đến môi trường rất khó xác định, phức tạp và không lường hết được.Do vậy khi thẩm định rủi ro dự án xin vay vốn cần nghiên cứu kỹ các tác động đến môi trường và xã hội.
Các biện pháp giảm thiểu rủi ro:
Dự án tuân thủ các quy định về môi trường, lựa chọn những công nghệ phù hợp, ngay từ khi lập dự án phải tính đến những biện pháp nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường
Các báo cáo đánh giá tác động môi trường phải khách quan, khoa học, toàn diện, được cấp có thẩm quyền chứng nhận.
1.2.4.3 Rủi ro tín dụng.
Hoạt động tín dụng có thể coi là hoạt động kinh doanh chính của các ngân hàng thương mại. Bất cứ một hoạt động kinh doanh nào cũng tiềm ẩn rủi ro, hoạt đọng tín dụng cũng không phải là ngoại lệ.
Nguyên nhân của rủi ro tín dụng:
Nguyên nhân khách quan: khi khách hàng nhận một khoản giải ngân từ ngân hàng, họ sẽ sử dụng vốn đó vào các mục đích kinh doanh khác nhau. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, họ sẽ không lường hết được những rủi ro như: rủi ro do chính sách kinh tế không ổn định, chính sách thủ tục pháp lý ở địa phương còn rườm rà, rủi ro do thị trưòng bị bóp méo do hàng hoá nhập lậu.. Nhũng tác động này luôn tạo những khó khăn cho người vay, nếu họ có khả năng thích ứng với những tác động này thì vẫn có khả năng thanh toán cho ngân hàng, còn trong trường hợp họ không thể thích ứng được thì khả năng trả nợ của họ sẽ bị suy giảm.
Nguyên nhân từ phía người vay: có rất nhiều nguyên nhân như là người đi vay thường sử dụng đồng vốn vào đầu tư mở rộng sản xuất mà trong khi đó đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp đó không có đủ trình độ để tiếp thu những thay đổi đó thì rất khó quản lý, dẫn đến những rủi ro không đáng có. Mặt khác, có nhiều người đi vay không sử dụng đúng mục đích của đồng vốn như đăng ký trong hồ sơ vay vốn làm cho họ không quản lý được đồng vốn, dẩn đến khả năng trả nợ ngân hàng là khó khăn. Hơn thế nữa, có những trường hợp người vay làm ăn có lãi nhưng không chịu trả nợ ngân hàng đúng hạn, họ làm vậ...

Trong những năm gần đây, hoạt động của các ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng diễn ra rất sôi động. Cùng với đó là sự cạnh tranh rất quyết liệt giữa các ngân hàng. Mặt khác, kể từ khi Việt Nam ra nhập WTO đã tạo ra những cơ hội và thách thức cho nền kinh tế của nước ta nói chung và hoạt động của các ngân hàng thương mại nói riêng. Để có thể đứng vững trên thị trường liên ngân hàng, đòi hỏi các ngân hàng thương mại luôn phải cố gắng và đưa ra những biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trog hoạt động kinh doanh của mình.
Lợi nhuận luôn song hành với rủi ro. Trong các ngân hàng thương mại thì rủi ro luôn gắn liền với mọi hoạt động đặc biệt là rủi ro trong hoạt động cho vay vốn đầu tư.
Khi có biến cố xảy ra thì trước hết ngân hàng bị giảm tỷ suất lợi nhuận, thị phần và uy tín với khách hàng. Sau đó là hàng loạt các hệ luỵ như: thâm hụt quỹ dự phòng rủi ro, cắt giảm tiền lương của các cán bộ... Do vậy, phòng ngừa rủi ro là một vấn đề rất quan trong đối với bất kỳ một tổ chức tín dụng nào.
Được thành lập vào ngày 01/03/1985, tính đến nay trải qua 25 năm hoạt động, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Hà Nội đã không ngừng phát triển và kinh doanh có hiệu quả. Năm 2004, vinh dự được Chủ tịch nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng huân chương lao động hạng 3.
Nhận thấy rằng, ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Hà Nội có nhiều điều đáng học hỏi, em đã chọn Ngân hàng là nơi thực tập tốt nghiệp của mình. Qua một thời gian thực tập tại ngân hàng, em nhận thấy một vấn đề tuy không mới nhưng vẫn là một vấn đề khá khó đó là: đánh giá rủi ro trong quá trình thẩm định dự án đầu tư. Vậy nên, em đã chọn đề tài: Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương Hà Nội.
Do hiểu biết còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý từ phía các thầy cô và các cán bộ phòng quan hệ khách hàng.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia làm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Hà Nội.
Chương 2: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lương công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Hà Nội.
Cuối cùng, em xin chân thành Thank các cán bộ phòng Quan hệ khách hàng và đặc biệt là cô giáo: Ths.Nguyễn Thị Ái Liên đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.


























CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HÀ NỘI.
1.1 Giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Hà Nội.
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội.
1.1.1.1 Quá trình hình thành.
- Thành lập ngày 01/03/1985, là thành viên trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, được Nhà nước công nhận là doanh nghiệp hạng I.
- Năm 2004, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động Hạng Ba.
- Được thành lập nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh đối ngoại, thanh toán quốc tế, các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế trên địa bàn Hà Nội. Ngoài trụ sở chính 344 Bà Triệu / 78 Nguyễn Du, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội hiện có 10 Phòng giao dịch và 01 quầy giao dịch tại Sân bay quốc tế Nội Bài.
- Là một trong những chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ tự động hoá cao: VCB ONLINE, thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống máy rút tiền tự động ATM Connect 24… hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu và mạng lưới đại lý trên 1400 Ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng.
- Đặc biệt trong chính sách phát triển, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội luôn chú trọng đào tạo một đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình và tinh thông nghiệp vụ.
1.1.1.2 Định hướng phát triển.
- Là thành viên của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, với mục tiêu xây dựng Ngân hàng Ngoại thương trở thành ngân hàng lớn trong khu vực và trên thế giới, ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đặt mục tiêu và định hướng phát triển sau đây:
1. Cơ cấu lại tổ chức và hệ thống quản lý theo mô hình hướng tới khách hàng và theo chuẩn mực của ngân hàng hiện đại. Lành mạnh hoá hệ thống tài chính và tiến tới đạt các chỉ tiêu theo thông lệ quốc tế về ngân hàng.
2. Đa dạng hoá hoạt động kinh doanh ngân hàng bao gồm cả hoạt động ngân hàng bán buôn và hoạt động ngân hàng bán lẻ. Mở rộng quan hệ khách hàng với mọi thành phần kinh tế, chú trọng hơn tới các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3. Mở rộng mạng lưới và các kênh hoạt động ngân hàng trên địa bàn Hà Nội. Phát triển nhanh các sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng Ngoại thương dựa trên nền tảng của công nghệ hiện đại.
4. Phát huy vai trò chủ đạo trên thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại tệ và hoạt động xuất nhập khẩu.
5. Tăng cường đào tạo, đào tạo lại và tuyển dụng mới cán bộ, tạo lập nguồn nhân lực chất lượng cao của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
6. Xây dựng trụ sở và tạo lập không gian giao dịch ngân hàng hiện đại, khang trang, không ngừng nâng cao và hoàn thiện ứng dụng công nghệ trong quản lý và kinh doanh ngân hàng nhằm đa dạng hoá hoạt động nghiệp vụ và đa dạng hoá khách hàng.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội.

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP ngoại thương Hà Nội.


Nguồn: Phòng hành chính nhân sự.
*Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
+ Phòng quan hệ khách hàng:

Chức năng:
- Đầu mối duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động và sản phẩm của ngân hàng.
- Phân tích rủi ro và thẩm định giới hạn tín dụng, cấp tín dụng đối với khách hàng.




+ Phòng quản lý nợ:
Chức năng:
- Quản lý và trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tác nghiệp liên quan đến việc mở tái khoản vay, hợp đồng, cập nhật hệ thống, giải ngân, thu hồi nợ, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ.
- Lưu giữ và quản lý hồ sơ tín dụng an toàn và đày đủ.
- Quản lý rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng, đảm bảo các khoản cấp tín dụng tuân thủ các quy định trong quy trình tín dụng.
+ Phòng tín dụng thể nhân:.
Chức năng:
Phòng tín dụng thể nhân là phòng nghiệp vụ có chức năng triển khai nghiệp vụ cấp tín dụng đối với đối tượng khách hàng là thể nhân gồm: cho vay, bảo lãnh (trừ hình thức ký quỹ 100%) theo đúng các quy định, quy chế về cho vay hiện hành của NHTMCPNT.
Phòng Tín dụng thể nhân là đầu mối trong việc triển khai các chính sách và sản phẩm dịch vụ NH bán lẻ của NHTMCPNT Việt Nam tại chi nhánh Hà Nội.
+ Phòng tổng hợp:
Chức năng:
Phòng Tổng hợp là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp Ban giám đốc Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội trong việc thực hiện tổng hợp, phân tích và xây dựng các kế hoạch kinh doanh; quản trị, điều hành vốn, lãi suất và kinh doanh ngoại tệ; công tác thông tin tuyên truyền, phát triển mạng lưới của chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội theo đúng quy định và chế độ của NHNN VN và NHTMCP NTVN
+ Phòng kiểm soát nội bộ:
Chức năng:
Là phòng chuyên môn có chức năng tham mưu và giúp Ban giám đốc trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản của Pháp luật, quy chế của NHNN Việt Nam, quy định của NHTMCP NT Việt Nam nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng của Chi nhánh nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà Nước, lợi ích của Ngân hàng và khách hàng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội; kiến nghị bổ sung, chỉnh sửa các văn bản quy định của NHTMCP Ngoại thương VN và Chi nhánh khi phát hiện sơ hở, bất hợp lý dẫn đến không an toàn cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
+ Phòng thanh toán xuất nhập khẩu:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán do công ty TNHH kiểm toán An Phú thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính Luận văn Kinh tế 0
C Phương pháp thống kê đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng thương mại - Ứng dụng tại Sacombank (Sacombank) nói chung và Sacombank Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
T Rủi ro kiểm toán và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch tại các ngân hàng thương mại Luận văn Kinh tế 0
G Đánh giá quy trình tác nghiệp tín dụng trong quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Lạng Sơn Luận văn Kinh tế 2
D Rủi ro kiểm toán và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
G Đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng Hồ Kẻ Gỗ tỉnh Hà Tĩnh và đề xuất biện pháp khai thác hiệu quả, giảm thiểu rủi ro Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top