julietdeptrai

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Chitin là một polysaccharide đứng thứ hai về lượng trong tự nhiên chỉ sau cellulose. Chitin và các sản phẩm của chúng hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: y học, sản xuất mỹ phẩm, bảo quản nông sản, xử lý môi trường. Ngoài ra khi ta khử acetylene trong hợp chất chitin sẽ tạo thành chitosan là đơn vị cao phân tử của glucosamine, là một chất có ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp nhẹ, thực phẩm, nông nghiệp. Việc nghiên cứu và tách chiết chitin từ vỏ giáp xác đã được thực hiện hơn một thế kỷ nay.
Hiện nay, tôm là mặt hàng chế biến chủ lực của ngành thuỷ sản Việt Nam, chủ yếu là tôm đông lạnh. Theo báo cáo của Bộ thuỷ sản, sản lượng tôm năm 2003 là 193973 tấn, tuỳ từng trường hợp vào sản phẩm chế biến và sản phẩm cuối cùng, phế liệu tôm có thể lên tới 40 – 70% khối lượng nguyên liệu. Tương ứng với sản lượng tôm hàng năm sẽ có khối lượng phế liệu lớn gồm đầu và vỏ tôm được tạo ra. Hiện nay, ở nước ta nguồn phế liệu đầu và vỏ tôm chưa được tận dụng trên quy mô lớn. Tình trạng trên đặt ra yêu cầu cấp bách cho các nhà khoa học công nghệ, cho ngành thuỷ sản là phải sử dụng hợp lý và hiệu quả lượng phế liệu tôm rất lớn do các nhà máy chế biến thuỷ sản tạo ra hàng ngày để sản xuất ra sản phẩm có giá trị cao, chitin – chitosan.
Tuy nhiên, quy trình sản xuất chitin được sử dụng phổ biến hiện nay là theo phương pháp hoá học, protein trong đầu và vỏ tôm được loại bỏ bằng cách xử lý với NaOH. Như vậy, vừa tốn một lượng hoá chất vừa có hại cho môi trường, hơn nữa con đường xử lý hoá học làm giảm chất lượng sản phẩm chitosan vì phản ứng với NaOH làm giảm đi độ nhớt của chitosan.
Một trong những hướng giải quyết vấn đề trên là sử dụng chế phẩm enzyme thuỷ phân protein trong vỏ tôm để sản xuất ra sản phẩm chitin có chất lượng cao và vừa giải quyết được vấn đề môi trường. Nhiều loại enzyme protease đã được trích ly từ tự nhiên và được ứng dụng rộng rãi như: protease từ nội tạng tôm cá, bromelaine từ dứa, papain từ đu đủ, protease từ vi sinh vật ..vv.
Việc sử dụng enzyme vào sản xuất công nghiệp không những đem lại hiệu quả cao mà còn có thể làm giảm chi phí sản xuất bằng cách tái sử dụng lại enzyme. Để có thể tái sử dụng được enzyme ta có thể tiến hành cố định enzyme vào một chất mang bằng phương pháp nhốt và chitosan là một chất được xem là có nhiều triển vọng trong việc cố định enzyme và tế bào. Vớùi mong muốn góp phần giải quyết những yêu cầu trên, chúng tui đã thực hiện đề tài “sản xuất chitin – chitosan từ vỏ tôm”
1.2. Mục đích khoá luận
Sản xuất chitin – chitosan bằng cách sử dụng enzyme protease thu được từ nuôi cấy nấm mốc Aspergillus oryzae bằng các nguyên liệu rẻ tiền, đồng thời nghiên cứu ứng dụng chitosan thu được làm giá thể cố định enzyme
1.3. Nội dung
Thu nhận enzyme protease từ Aspergillus oryzae.
Khảo sát quá trình kết tủa của enzyme protease.
Sử dụng enzyme protease trong sản xuất chitin – chitosan từ vỏ tôm. Khảo sát quá trình thuỷ phân.
Ưùng dụng chitosan làm giá thể cố định enzyme protease.


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1 Nguồn gốc và sự tồn tại của chitin – chitosan trong tự nhiên
Chitin – chitosan là một polysaccharide tồn tại trong tự nhiên với sản lượng rất lớn đứng thứ hai sau cellulose. Trong tự nhiên chitin tồn tại trong cả động vật và thực vật.
Chitin – chitosan là polysaccharide có đạm không độc, có khối lượng phân tử lớn. Cấu trúc của chitin là tập hợp các monosaccharide (N-acetyl-β-D-glucosamine) liên kết với nhau bởi các cầu nối glucozit và hình thành một mạng các sợi có tổ chức. Hơn nữa chitin tồn tại rất hiếm ở trạng thái tự do và hầu như luôn luôn nối bởi các cầu nối đẳng trị (coralente) với các protein, CaCO3 và các hợp chất hữu cơ khác.
Về mặt lịch sử, chitin được Braconnot phát hiện đầu tiên vào 1821, trong cặn dịch chiết từ một loại nấm. Ông đặt tên cho chất này là “Fungine” để ghi nhớ nguồn gốc của nó. Năm 1823 Odier phân lập một chất từ bọ cách cứng mà ông gọi là chitin hay “chiton”, tiếng Hy Lạp có nghĩa là vỏ giáp, nhưng ông không phát hiện ra sự có mặt của nitơ trong đó. Cuối cùng cả Odier và Braconnot đều đi đến kết luận chitin có dạng công thức giống như cellulose.
2.1.1 Cấu trúc hoá học của chitin
Chitin có cấu trúc tinh thể rất chặt chẽ và đều đặn. Bằng phương pháp nhiễu xạ tia X. người ta có thể chứng minh được chitin tồn tại ở 3 dạng cấu hình: α, β, γ- chitin.
Các dạng này của chitin chỉ do sự sắp xếp khác nhau về hướng của mỗi mắt xích (N-acetyl-D-glucosamin) trong mạch.
Có thể biểu diễn mỗi mắt xích này bằng mũi tên chỉ nhóm –CH2OH, phần đuôi chỉ nhóm –NHCOCH3, thì các cấu trúc α, β, γ - chitin được mô tả như sau:



α – chitin β- chitin γ – chitin
α – chitin có cấu trúc các mạch được sắp xếp ngược chiều nhau đều đặn, nên ngoài liên kết hydro trong một lớp và hệ chuỗi, nó còn có liên kết hydro giữa các lớp do các chuỗi thuộc lớp kề nhau nên rất bền vững. Do các mắt xích sắp xếp đảo chiều, xen kẽ thuận lợi về mặt không gian và năng lượng. Đây cũng là dạng phổ biến trong tự nhiên.
β,γ- chitin da mắt xích ghép với nhau theo kiểu song song (β- chitin ) và hai song song một ngược chiều (γ- chitin ), giữa các lớp không có loại liên kết hydro. Dạng β- chitin cũng có thể chuyển sang dạng α – chitin nhờ quá trình acetyl hoá cho cấu trúc tinh thể bền vững hơn.
Qua nhiều nghiên cứu về sự thuỷ phân chitin bằng enzyme hay acid HCl đậm đặc thì người ta thấy rằng chitin có cấu trúc là một polymer được tạo thành từ các đơn vị N-acetyl-β-D-glucosamine liên kết với nhau bởi liên kết β- (1-4) glucozit.
Công thức phân tử: [C8H13O5N]n
Phân tử lượng: Mchitin = (230.09)n













Hình 1 Công thức cấu tạo của chitin
Tên gọi: poly(1-4)-2-acetamido-2-deoxy-β-D-glucose
Poly(1-4)-2-acetamido-2-deoxy-β-D-glucopyranose
2.1.2 Tính chất của chitin
Chitin ở thể rắn và có độ kết tinh cao do gốc –NHCOCH3 ở vị trí cacbon thứ hai, làm tăng liên kết hydro giữa các mạch và trong mạch với nhau
Chitin là một polysaccharide bền trong môi trường kiềm nhưng kém bền trong môi trường acid
Chitin có màu trắng, không tan trong nước, trong acid loãng, trong kiềm loãng, các thuốc thử Schweitzer và các dung môi hữu cơ như rượu, este,. .. nhưng nó hoà tan trong một số dung dịch như hydrochloride, acid đậm đặc (acid nitrit, formic, acid khan). Đặc biệt nó còn hoà tan trong dung dịch đặc nóng của muối thioxianat liti (LiSCN) và muối thixianat canxi [Ca(SCN)2] tạo thành dung dịch keo
Chitin ổn định với các chất oxy hoá khử như KMnO4, H2O2, NaClO hay Ca(ClO)2, ... lợi dụng tính chất này để khử màu chitin.
Khi đun nóng trong môi trường kiềm đậm đặc, chitin bị khử bởi gốc acetyl tạo thành chitosan
2.1.3 Cấu trúc hoá học của chitosan
Trong các dẫn xuất của chitin thì chitosan là một trong những dẫn xuất quan trọng vì nó có hoạt tính sinh học cao và có nhiều ứng dụng trong thực tế.
Việc sản xuất chitosan tương đối đơn giản, không cần dung môi, hoá chất độc hại, đắt tiền. Chitosan thu được bằng phản ứng deacetyl hoá chitin, biến đổi nhóm N-acetyl thành nhóm amin ở vị trí C2.
Do quá trình khử acetyl xảy ra không hoàn toàn nên người ta qui ước nếu độ deacetyl hoá (degree of deacetylation) DD > 50% thì gọi là chitosan, nếu DD < 50% gọi là chitin
Chitosan có cấu trúc tuyến tính từ các đơn vị 2-amino-2-deoxy-β-D-glucosamine liên kết với nhau bằng liên kết β-(1-4) glucozit.
Công thức phân tử chitosan [C6H11O4N]n
Phân tử lượng: Mchitosan = (161.07)n








Hình 2 Công thức cấu tạo của chitosan
Tên gọi khoa học: poly(1-4)-amino-2-deoxy-β-D-glucose
Poly(1-4)-2-amino-2-deoxy-β-D-glucopyranose.
Qua cấu trúc của chitin – chitosan ta thấy chitin chỉ có một nhóm chức hoạt động là –OH ( H ở nhóm hydroxyl bậc 1 linh động hơn H ở nhóm hydroxyl bậc 2 trong vòng 6 cạnh) còn chitosan có 2 nhóm chức hoạt động là –OH, -NH2, do đó chitosan dễ dàng tham gia phản ứng hoá học hơn chitin. Trong thực tế chitin – chitosan đan xen nhau, vì vậy tạo ra nhiều sản phẩm đồng thời, việc tách và phân tích chúng rất phức tạp.
2.1.4 Tính chất của chitosan
Trọng lượng phân tử chitosan tuỳ từng trường hợp vào điều kiện sản xuất, thường nằm trong khoảng 10.000 – 1.000.000 Da với mức độ deacetyl hoá thường là 70 – 90%
Chitosan ở thể rắn, màu trắng ngà, không mùi, không vị, không tan trong nước, kiềm, aicd đậm đặc nhưng tan trong acid loăng, tan tốt trong dung dịch acid acetic loãng (0.5 – 1.5%) tạo thành dung dịch keo, trong suốt. Lợi dụng tính chất này của chitosan để thực hiện cố định enzyme bằng phương pháp nhốt
Chitosan là một polyamine, nó được xem như là một polymer cationic có khả năng cho các ion kim loại nặng bám dính vào các bề mặt tích điện âm tạo ra phức chất với kim loại và tủa xuống, loại các ion kim loại nặng ra khỏi dung dịch
Chitosan có tác dụng kháng khuẩn khá tốt, nhất là trên các khuẩn gây bệnh như E.coli, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa và tác dụng diệt nấm nhất là nấm Candida albicans
Chitosan có nhiệt độ nóng chảy là 309 – 3110C

Hình 4.12 đường so sánh phần trăm hoạt tính còn lại của enzyme protease trước và sau cố định theo độ bền nhiệt
Nhận xét: theo đồ thị và bảng kết quả trên ta thấy hoạt tính của chế phẩm enzyme protease trước cố định sẽ giảm dần theo thời gian ủ ở 600C và giảm hơn 50% so với hoạt tính ban đầu ở thời gian ủ 40 phút. Nếu ủ tiếp ở thời gian 80 phút, hoạt tính sẽ giảm rất nhiều và chỉ giữ lại được 9.42% so với hoạt tính ban đầu. Như ở phần khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của enzyme thì enzyme trước cố định hoạt động kém ở nhiệt độ cao, và dựa vào kết quả khảo sát độ bền nhiệt thì ta có thể kết luận rằng khả năng duy trì hoạt tính của enzyme trước cố định ở nhiệt độ cao là rất kém.
Còn đối với enzyme sau cố định thì hoạt tính của enzyme cũng giảm nhanh theo thời gian ủ ở 600C nhưng giảm chậm hơn so với enzyme trước cố định. Ơû thời gian ủ 60 phút thì hoạt tính của enzyme cố định đã giảm hơn một nữa (chỉ còn 49.27%) so với hoạt tính ban đầu. Và thời gian ủ tới 80 phút thì hoạt tính của enzyme cố định chỉ còn lại 41.33%. như vậy ở gian đoạn đầu thì hoạt tính của enzyme cố định vẫn còn cao, điều này có thể là do lớp chất mang chitosan bên ngoài đã bảo vệ enzyme tránh khỏi tác động của nhiệt độ, nhưng thời gian ủ kéo dài làm cho lớp chitosan bị mềm ra nên không còn bảo vệ được enzyme làm cho hoạt tính của enzyme sau cố định giảm dần theo thời gian ủ.
4.7 kết quả số lần tái sử dụng của enzyme cố định
Bảng 4.16 kết quả khảo sát số lần tái sử dụng của enzyme cố định
Số lần tái sử dụng Hoạt tính enzyme protease (U/g) Phần trăm còn lại (%)
1 55.16 100
2 54.23 98.3
3 38.65 91.09
4 34.51 81.34
5 27.83 65.6
6 18.16 42.8
7 15.56 36.68

Hình 4.13 đường biểu diễn hoạt tính enzyme protease theo số lần tái sử dụng

Hình 4.14 đồ thị biểu diễn phần trăm hoạt tính enzyme protease còn lại theo số lần tái sử dụng
Nhận xét: việc tái sử dụng nhiều lần của enzyme sau cố định là một ưu điểm rất có giá trị về mặt kinh tế của enzyme cố định. Tuy nhiên sau mỗi lần tái sử dụng thì hoạt tính của enzyme cố định sẽ giảm và việc giảm nhiều hay ít là vấn đề quan trọng hàng đầu. Dựa trên kết quả khảo sát ta có thể nhận thấy việc cố định enzyme bằng gel chitosan cho hiệu suất tái sử dụng rất cao, tới lần thứ 6 thì hoạt tính mới giảm hơn 50% điều này chứng tỏ là lớp gel chitosan rất vững chắc, trùng khớp với kết quả khảo sát độ bền nhiệt và kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính enzyme sau cố định cho thấy việc bảo vệ enzyme của chitosan rất tốt. Nhìn chung việc sử dụng chitosan làm chất gel để nhốt enzyme cho kết quả khá tốt nên có thể áp dụng trong thực tế cố định enzyme hay tế bào.

Chương 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 kết luận
Với kết quả thu được ta có thể đưa ra các kết luận sau:
Chế phẩm enzyme thu được có hoạt tính và hàm lượng cao nhất khi tủa bằng cồn 960 với tỷ lệ thể tích dịch chiết enzyme : thể tích cồn = 1:4.
Enzym protease cho kết quả thuỷ phân trong điều kiện: nhiệt độ 500C, thời gian 10 giờ với nồng độ enzyme 7%.
Chitosan thu được bằng phương pháp thuỷ phân protease từ nấm mốc Aspergillus oryzae có chất lượng tương đương với chitosan thương mại.
Enzyme protease được cố định trên chất mang bằng phương pháp nhốt:
Hiệu suất cố định hàm lượng protein (%): 66
Hiệu suất cố định hoạt tính protease (%): 60
Hàm lượng protease có trong 1g chất mang (mg/g): 10.91
Hoạt tính riêng (U/g): 3.03
5.2 Đề nghị
Qua quá trình thực hiện đề tài chúng tui có một số kiên nghị sau:
Tối ưu hoá quả trình thuỷ phân để tăng hiệu suất thu hồi sản phẩm.
Nghiên cứu ứng dụng chitosan làm giá thể cố định các loại enyzme khác. Từ đó để hiểu rõ hơn về khả năng cố định enzyme của chitosan.

MỤC LỤC

trang
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Chương 1 Mở đầu 1
1.1. Đặt vấn đề 2
1.2. Mục đích đề tài 2
1.4. Nội dung 2
Chương 2 tổng quan tài liệu 3
2.1. Nguồn gốc sự tồn tại chitin – chitosan trong tự nhiên 3
2.1.1.Cấu trúc hoá học của chitin 4
2.1.2 Tính chất của chitin 5
2.1.3 Cấu trúc hoá học của chitosan 6
2.1.4 Tính chất của chitosan 7
2.1.5 Nguồn thu nhận chitin 8
2.2 Phương pháp sản xuất chitin – chitosan 9
2.3 Ứng dụng của chitin – chitosan 10
2.4 Tình hình nghiên cứu sản xuất trong và ngoài nước 12
2.5 Một số quy trình sản xuất trong và ngoài nước 15
2.6 Nhu cầu sử dụng phương pháp sinh học kết hợp với hoá học 20
2.7 Các nguồn enzyme protease 20
2.8 Đặc điểm chủng nấm mốc Aspergillus Oryzae 22
2.8.1Thu nhận enzyme protease từ phương pháp nuôi cấy bề mặt 23
2.8.2 Thu nhận và tủa enzyme 25
2.8.3 Tinh sạch enzyme 26
2.9 Giới thiệu về sự cố định enzyme 27
2.9.1. Định nghĩa 27
2.9.2 Tính chất của enzyme cố định 28
2.9.3. Vật liệu cố định 29
2.9.4. Phương pháp cố định 31
2.9.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme cố định 33
2.9.5.1. Bản chất và tính chất hoá học của chất mang 33
2.9.5.2. Tốc độ khuyếch tán của cơ chất sản phẩm 34
2.9.5.3 Aûnh hưởng của pH lên enzyme không hoà tan 34
2.5.6. Ứng dụng của enzyme cố định 34
2.9.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thuỷ phân bằng enzyme 36
Chương 3 Phương pháp nghiên cứu 40
3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm 40
3.2. Vật liệu 40
3.2.1. Đối tượng thí nghiệm 40
3.2.2. Thiết bị 40
3.2.3. Hoá chất 41
3.3. Phương pháp nghiên cứu 41
3.3.1 Phương pháp xác định hàm lượng protein theo Bradford 41
3.3.2 Định lượng protein theo phương pháp Biure 43
3.3.3. Phương pháp xác định hoạt tính enzyme theo Amano 44
3.3.4. Xác định hoạt tính riêng của dịch chiết enzyme 47
3.3.5 Phân tích thành phần nguyên liệu vỏ tôm 47
3.3.5.1. Xác định độ ẩm của vỏ tôm khô 47
3.3.5.2. Xác định hàm lượng tro trong vỏ tôm khô tuyệt đối 48
3.3.5.3. Xác định hàm lượng Ca và P trong mẫu tôm khô tuyệt đối 49
3.3.5.4. Xác định hàm lượng Nitơ tổng số bằng phương pháp Kieldahl 54
3.3.6 Phương pháp sản xuất chitin – chitosan 56
3.3.6.1 Điều chế enzyme protease bằng nấm mốc Aspergillus oryzae 56
3.3.6.2 Kết quả tủa enzyme bằng cồn để tìm ra tỷ lệ tủa thích hợp 56
3.3.6.3 Thuỷ phân vỏ tôm bằng enzyme protease kết tủa để thu chitin – chitosan 57
3.3.6.4 Tiến hành thuỷ phân vỏ tôm bằng enzyme để thu nhận chitosan 58


3.3.6.5 Kiểm tra sản phẩm chitosan thu được 59
3.3.6.6 Xác định độ deacety hoá dựa vào hàm lượng N tổng số 60
3.3.6.7 Ứng dụng chitosan thu được làm giá thể cố định enzyme 64
3.3.5. Xác đinh hàm lượng protein và chế phẩm protease ban đầu 65
3.3.5.1. Xác định hiệu suất hoạt tính enzyme cố định 65
3.3.5.2 Xác định hàm lượng protein có trong 1g chất mang gắn enzyme cố định 65
3.3.5.3. Khảo sát ảnh hưởng của pH lên hoạt tính enzyme trước và sau cố định 66
3.3.5.4 Khảo sát độ bền nhiệt lên hoạt tính enzyme trước và sau cố định 66
3.3.5.5 Khảo sát số lần tái sử dụng của enzyme cố định bằng phương pháp nhốt 66
Chương 4 Kết quả và thảo luận 68
4.1 Kết quả phần khảo sát enzyme 68
4.2 Kết quả khảo sát vỏ tôm 69
4.3 Động học của quá trình thuỷ phân trong vỏ tôm bằng enzyme protease 69
4.3.1 Kết quả đo hàm lượng protein của dịch lọc sau khi thuỷ phân 69
4.3.1.1 Ở nồng độ 5% 69
4.3.1.2 Ở nồng độ 7% 71
4.3.1.3 Ở nồng độ 9% 72
4.4 Kết quả đo hàm lượng protein tổng số của mẫu 74
4.4.1 Ở nồng độ enyzme 5% 74
4.4.2 Ở nồng độ enzyme 7% 75
4.4.3 Ở nồng độ enzyme 9% 77
4.5 Kết quả của sản phẩm chitosan 78
4.5.1 Hiệu suất thu hồi sản phẩm 78
4.5.2 Định tính 78
4.5.3 Các tính chất lý hoá của sản phẩm chitosan 78
4.6 Kết quả của quá trình cố định enzyme bằng chất mang chitosan 80
4.6.1 Hiệu suất cố định 80
4.6.2 Aûnh hưởng của pH đến enzyme protease trước và sau cố định 80
4.6.3 Aûnh hưởng của nhiệt độ đến enzyme protease trước và sau cố định 82
4.6.4 Aûnh hưởng của độ bền nhiệt đến enzyme protease trước và sau cố định 84
4.7 Khảo sát số lần tái sử dụng của enzyme cố định 87
Chương 5 Kết luận và đề nghị 90
5.1 Kết luận 90
5.2 Đề nghị 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91























DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Biểu diễn thành phần hoá học trong đầu tôm 8
Bảng 3.1 Xây dựng đường chuẩn albumin 33
Bảng 3.2 Lập đồ thị chuẩn nồng độ protein 44
Bảng 3.3 Tỷ lệ tủa cồn đối với dịch chiết enzyme 38
Bảng 3.4 Hàm lượng N toàn phần trong mẫu chitin theo lý thuyết (a) 60
Bảng 3.5 Hàm lượng N toàn phần trong mẫu chitin theo lý thuyết (b) 61
Bảng 4.1 kết quả hàm lượng và hoạt tính của dịch chiết enzyme 68
Bảng 4.2 Kết quả hàm lượng và hoạt tính enzyme khi tủa cồn 68
Bảng 4.3 kết quả hàm lượng và hoạt tính của chế phẩm enzyme 69
Bảng 4.4 Kết quả kiểm tra nguyên liệu ban đầu 69
Bảng 4.5 Kết quả hàm lượng protein còn lại sau thủy phân 5% 69
Bảng 4.6 Kết quả hàm lượng protein còn lại sau thuỷ phân 7% 71
Bảng 4.7 Kết quả hàm lượng protein còn lại sau thủy phân 9% 73
Bảng 4.8 Kết quả hàm lượng protein tổng số sau thuỷ phân 5% 74
Bảng 4.9 Kết quả hàm lượng protein tổng số sau thủy phân 7% 76
Bảng 4.10 Kết quả hàm lượng protein tổng số sau thủy phân 9% 77
Bảng 4.11 Kết quả kiểm tra sản phẩm chitosan thu được 78
Bảng 4,12 Kết quả hàm lượng và hoạt tính enzyme trước và sau cố định 80
Bảng 4.13 Kết quả ảnh hưởng pH lên hoạt tính enzyme trước và sau cố định 81
Bảng 4.14 Kết quả ảnh hưởng nhiệt độ lên hoạt tính enzyme trước và sau cố định 82
Bảng 4.15 Kết quả ảnh hưởng độ bền nhiệt lên HT enzyme trước và sau cố định 84
Bảng 4.16 Kết quả khảo sát số lần tái sử dụng của enzyme cố định 87






DANH SÁCH CÁC HÌNH

trang
Hình 2.1 Cấu tạo của chitin 5
Hình 2.2 Cấu tạo của chitosan 6
Hình 2.3 Aspergillus oryzae dưới kính hiển vi 23
Hình 3.1 Một số công cụ thực hiện thí nghiệm 41
Hình 4.1 Đồ thị biểu diễn hàm lượng protein còn lại dịch lọc sau thuỷ phân 5% 70
Hình 4.2 Đồ thị biểu diễn hàm lượng protein còn lại dịch lọc sau thuỷ phân 7% 71
Hình 4.3 Đồ thị biểu diễn hàm lượng protein còn lại dịch lọc sau thủy phân 9% 73
Hình 4.4 Đồ thị biểu diễn hàm lượng protein tổng số vỏ tôm sau thuỷ phân 5% 75
Hình 4.5 Đổ thị biểu diễn hàm lượng protein tổng số vỏ tôm sau thủy phân 7% 76
Hìng 4.6 Đồ thị biểu diễn hàm lượng protein tổng số vỏ tôm sau thủy phân 9% 77
Hình 4.7 Chitosan được thuỷ phân từ enyzme protease 79
Hình 4.8 Enzyme protease được cố định trong gel chitosan 80
Hình 4.9 Aûnh hưởng của pH lên hoạt tính enzyme protease trước và sau cố định 81
Hình 4.10 Đường biểu diễn hoạt tính enzyme trước và sau cố định theo nhiệt độ 83
Hình 411 Hình biểu diễn hoạt tính enzyme trước và sau cố định theo độ bền nhiệt 85
Hình 4.12 Đường so sánh phần trăm hoạt tính enzyme trước và sau cố định 86
Hình 4.13 Đướng biểu diễn hoạt tính enzyme protease theo số lần tái sử dụng 88
Hình 4.14 Đồ thị biểu diễn phần trăm hoạt tính enzyme theo số lần tái sử dụng 88

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top