Chia sẻ cho các bạn tiểu luận
CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ SÉC QUỐC TẾ
I. Nguồn luật điều chỉnh và khái niệm séc:
Séc ra đời từ chức năng làm phương tiện thanh toán của tiền tệ và được sử dụng rộng rãi trong những nước có hệ thống ngân hàng phát triển cao. Hiện nay, séc là phương tiện chi trả được dùng hầu như phổ biến trong thanh toán nội địa của tất cả các nước. Séc cũng được sử dụng trong thanh toán quốc tế về hàng hóa, cung ứng dịch vụ, du lịch và về các chi trả phí mậu dịch khác.
Các nguồn luật điều chỉnh
Ngày 19/03/1931 tại Geneve, các nước Đức, Pháp, Ý, Đan Mạch, Na-uy, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Áo và Bồ Đào Nha đã ký một Công ước về Séc (Convention for cheque 1931). Công ước này được nhiều nước trên thế giới áp dụng, Mỹ và Anh không tham gia Công ước này, vì vậy trên thực tế, thanh toán bằng séc có 2 chế độ quy định: chế độ séc của Anh, Mỹ và chế độ séc theo Công ước Geneve 1931.
Ở Việt Nam, bắt đầu từ 7/2006, séc lưu thông được điều chỉnh bởi Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam năm 2005.
Quy chế cung ứng và sử dụng séc theo Quyết đinh số 30/2006/QĐ-NHNN
Khái niệm
Theo Công ước Geneva, “séc là một lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản ra lệnh cho ngân hàng rút một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hay trả theo lệnh của người này trả cho người khác hay trả cho người cầm séc.”
Theo Khoản 4 - Điều 4 – Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam năm 2005:
“ Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hay tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng”.
Do vậy, các đối tượng có liên quan bao gồm: người phát hành séc, ngân hàng thanh toán và người nhận tiền còn gọi là người thụ hưởng.
Người phát hành séc là người chủ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, là người mua hàng, người nhận cung ứng, người nợ tiền phát hành séc để trả nợ.
Ngân hàng thanh toán là người trích tiền tờ séc từ tài khoản của người phát hành séc để trả cho người khác.
Người thụ hưởng số tiền trên tờ séc. Sau khi séc đã được phát hành ra lưu thông, thì người có quyền hưởng lợi trên tờ séc còn gọi là người cầm séc. Séc có thể chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp bằng hình thức ký hậu (giống như hối phiếu). Nhưng cần chú ý, có loại séc được chuyển nhượng, có loại séc không được chuyển nhượng. Việc ký hậu chuyển nhượng séc có 2 ý nghĩa:
Chứng nhận chuyển giao quyền hưởng séc của một người khác (người thụ hưởng).
Xác định trách nhiệm của người chuyển nhượng đối với những người cầm giữ tờ séc, tức là, nếu séc không được chi trả, người chuyển nhượng phải có trách nhiệm, trừ trường hợp người chuyển nhượng có ghi “ không được truy đòi ” (without recourse).
II. Điều kiện phát hành và thời hạn hiệu lực của séc:
Điều kiện phát hành séc
Người phát hành séc phải có tiền trong tài khoản mở tại ngân hàng. Số tiền trên tờ séc không được vượt quá số dư Có trên tài khoản tại ngân hàng. Nếu không có tiền, người phát hành séc phải vay của ngân hàng.
Số dư Có trên tài khoản hình thành từ nguồn thu vượt chi trên tài khoản. Tuy nhiên, người ký phát séc có thể phát séc mà trên tài khoản không có số dư Có, nếu như ngân hàng nắm giữ tài khoản của người ký phát dành cho anh ta khoản tín dụng khấu chi (over draft). Séc được phát hành mà trên tài khoản không có số dư Có hay vượt quá hạn ngạch thấu chi sẽ coi như là séc khống. Tùy theo quy định của chế tài đối với phát hành séc khống, người phát hành séc khống sẽ chịu một mức phạt nhất định kèm với việc tuyên bố hủy séc.
Cụ thể, theo Công ước Geneve 1931, người phát hành séc có thể phát hành séc mà trên tài khoản của họ vào lúc phát hành không còn tiền nữa (no provision), nhưng miễn sao lúc thanh toán, trên tài khoản có tiền là được; còn nếu không có tiền, thì tờ séc vẫn có giá trị, song người phát hành séc sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thời hạn hiệu lực của séc
Đặc điểm đáng chú ý của tờ séc là nó có tính chất thời hạn, tức là tờ séc chỉ có giá trị thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó vẫn còn. Quá thời hạn, nếu séc không quay trở lại ngân hàng thì tờ séc sẽ mất hiệu lực.
Thời hạn hiệu lực của tờ séc được tính từ ngày phát hành séc và được ghi rõ trên tờ séc. Thời hạn của séc thông thường là tùy thuộc vào vi phạm không gian mà séc lưu hành và luật pháp các nước quy định. Nhưng nói chung, séc lưu hành trong nội địa thì thời gian ngắn hớn séc lưu hành trong thanh toán quốc tế.
Theo Công ước Geneve 1931, quy định thời gian hiệu lực của séc như sau:
08 ngày làm việc nếu séc lưu thông trong cùng một nước
20 ngày làm việc nếu séc lưu hành ở các nước trong cùng một châu lục
70 ngày làm việc nếu séc lưu hành ở các nước không cùng một châu lục.
Theo luật séc của Anh, Mỹ thì không quy định thời hạn hiệu lực cụ thể của séc mà séc phải được xuất trình để lãnh tiền trong “thời hạn hợp lý” do ngân hàng xác định.
Theo Điều 69 - Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam năm 2005: “Thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc là 30 ngày, kể từ ngày ký phát”.
Trong thanh toán quốc tế về phi mậu dịch. Thời gian hiệu lực của séc quy định từ 6 tháng đến một năm.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ SÉC QUỐC TẾ
I. Nguồn luật điều chỉnh và khái niệm séc:
Séc ra đời từ chức năng làm phương tiện thanh toán của tiền tệ và được sử dụng rộng rãi trong những nước có hệ thống ngân hàng phát triển cao. Hiện nay, séc là phương tiện chi trả được dùng hầu như phổ biến trong thanh toán nội địa của tất cả các nước. Séc cũng được sử dụng trong thanh toán quốc tế về hàng hóa, cung ứng dịch vụ, du lịch và về các chi trả phí mậu dịch khác.
Các nguồn luật điều chỉnh
Ngày 19/03/1931 tại Geneve, các nước Đức, Pháp, Ý, Đan Mạch, Na-uy, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Áo và Bồ Đào Nha đã ký một Công ước về Séc (Convention for cheque 1931). Công ước này được nhiều nước trên thế giới áp dụng, Mỹ và Anh không tham gia Công ước này, vì vậy trên thực tế, thanh toán bằng séc có 2 chế độ quy định: chế độ séc của Anh, Mỹ và chế độ séc theo Công ước Geneve 1931.
Ở Việt Nam, bắt đầu từ 7/2006, séc lưu thông được điều chỉnh bởi Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam năm 2005.
Quy chế cung ứng và sử dụng séc theo Quyết đinh số 30/2006/QĐ-NHNN
Khái niệm
Theo Công ước Geneva, “séc là một lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản ra lệnh cho ngân hàng rút một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hay trả theo lệnh của người này trả cho người khác hay trả cho người cầm séc.”
Theo Khoản 4 - Điều 4 – Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam năm 2005:
“ Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hay tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng”.
Do vậy, các đối tượng có liên quan bao gồm: người phát hành séc, ngân hàng thanh toán và người nhận tiền còn gọi là người thụ hưởng.
Người phát hành séc là người chủ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, là người mua hàng, người nhận cung ứng, người nợ tiền phát hành séc để trả nợ.
Ngân hàng thanh toán là người trích tiền tờ séc từ tài khoản của người phát hành séc để trả cho người khác.
Người thụ hưởng số tiền trên tờ séc. Sau khi séc đã được phát hành ra lưu thông, thì người có quyền hưởng lợi trên tờ séc còn gọi là người cầm séc. Séc có thể chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp bằng hình thức ký hậu (giống như hối phiếu). Nhưng cần chú ý, có loại séc được chuyển nhượng, có loại séc không được chuyển nhượng. Việc ký hậu chuyển nhượng séc có 2 ý nghĩa:
Chứng nhận chuyển giao quyền hưởng séc của một người khác (người thụ hưởng).
Xác định trách nhiệm của người chuyển nhượng đối với những người cầm giữ tờ séc, tức là, nếu séc không được chi trả, người chuyển nhượng phải có trách nhiệm, trừ trường hợp người chuyển nhượng có ghi “ không được truy đòi ” (without recourse).
II. Điều kiện phát hành và thời hạn hiệu lực của séc:
Điều kiện phát hành séc
Người phát hành séc phải có tiền trong tài khoản mở tại ngân hàng. Số tiền trên tờ séc không được vượt quá số dư Có trên tài khoản tại ngân hàng. Nếu không có tiền, người phát hành séc phải vay của ngân hàng.
Số dư Có trên tài khoản hình thành từ nguồn thu vượt chi trên tài khoản. Tuy nhiên, người ký phát séc có thể phát séc mà trên tài khoản không có số dư Có, nếu như ngân hàng nắm giữ tài khoản của người ký phát dành cho anh ta khoản tín dụng khấu chi (over draft). Séc được phát hành mà trên tài khoản không có số dư Có hay vượt quá hạn ngạch thấu chi sẽ coi như là séc khống. Tùy theo quy định của chế tài đối với phát hành séc khống, người phát hành séc khống sẽ chịu một mức phạt nhất định kèm với việc tuyên bố hủy séc.
Cụ thể, theo Công ước Geneve 1931, người phát hành séc có thể phát hành séc mà trên tài khoản của họ vào lúc phát hành không còn tiền nữa (no provision), nhưng miễn sao lúc thanh toán, trên tài khoản có tiền là được; còn nếu không có tiền, thì tờ séc vẫn có giá trị, song người phát hành séc sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thời hạn hiệu lực của séc
Đặc điểm đáng chú ý của tờ séc là nó có tính chất thời hạn, tức là tờ séc chỉ có giá trị thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó vẫn còn. Quá thời hạn, nếu séc không quay trở lại ngân hàng thì tờ séc sẽ mất hiệu lực.
Thời hạn hiệu lực của tờ séc được tính từ ngày phát hành séc và được ghi rõ trên tờ séc. Thời hạn của séc thông thường là tùy thuộc vào vi phạm không gian mà séc lưu hành và luật pháp các nước quy định. Nhưng nói chung, séc lưu hành trong nội địa thì thời gian ngắn hớn séc lưu hành trong thanh toán quốc tế.
Theo Công ước Geneve 1931, quy định thời gian hiệu lực của séc như sau:
08 ngày làm việc nếu séc lưu thông trong cùng một nước
20 ngày làm việc nếu séc lưu hành ở các nước trong cùng một châu lục
70 ngày làm việc nếu séc lưu hành ở các nước không cùng một châu lục.
Theo luật séc của Anh, Mỹ thì không quy định thời hạn hiệu lực cụ thể của séc mà séc phải được xuất trình để lãnh tiền trong “thời hạn hợp lý” do ngân hàng xác định.
Theo Điều 69 - Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam năm 2005: “Thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc là 30 ngày, kể từ ngày ký phát”.
Trong thanh toán quốc tế về phi mậu dịch. Thời gian hiệu lực của séc quy định từ 6 tháng đến một năm.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: đánh giá séc tại việt nam hiện nay, pháp luật về cung ứng séc tại việt nam, thực trạng thanh toán sec tại việt nam hiện nay, Thực trạng thanh toán Séc ở VN hiện nay., thực trạng thanh toán séc tại việt nam hiện nay, việc sử dụng séc trong thanh tpasn quốc tế tại Việt Nam, thực trạng thanh toán bằng séc ở việt nam, Đánh giá thực trạng sử dụng séc và pháp luật về cung ứng và sử dụng Séc tại Việt Nam.