Download miễn phí Luận văn Sli, lượn và lễ hội oóc pò của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên





MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa . .1
Lời Thank . .2
Mục lục . .3
MỞ ĐẦU . .4
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ NGưỜI NÙNG PHÀN SLÌNH Ở HOÀ BÌNH -ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI. .11
1.1. Khái quát về huyện Đồng Hỷ. .11
1.2. Người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên .15
1.3. Khái lược về sli, lượn . . .24
Chương 2. SLI, LưỢN CỦA NGưỜI NÙNG PHÀN SLÌNH Ở HOÀ BÌNH -ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN. .32
2.1. Những nội dung cơ bản của sli, lượn ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên. .32
2.1.1. Tiếng hát ca ngợi con người. .32
2.1.2. Tiếng hát tâm tình của đôi lứa.37
2.1.3. Bức tranh nông thôn miền núi. .43
2.2. Một số yếu tố nghệ thuật của sli , lượn ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên . 5 2
2.2.1. Ngôn ngữ. .52
2.2.2. Kết cấu. .59
2.2.3. Diễn xướng sli, lượn. .63
Chương 3. LỄ HỘI OÓC PÒ VỚI SLI, LưỢN CỦA NGưỜI NÙNG PHÀN
SLÌNH Ở HOÀ BÌNH - ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN.70
3.1. Các nghi thức và yếu tố tâm linh trong lễ hội Oóc Pò .70
3.2. Mối quan hệ giữa lễ hội Oóc Pò với các làn điệu sli, lượn .83
3.3. Bảo tồn, phát huy những giá trị của lễ hội Oóc Pò và các làn điệu sli lượn .93
KẾT LUẬN . .99
TÀI LIỆU THAM KHẢO . . .104
PHỤ LỤC . .116



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

y, làm ruộng nƣớc… Những
bài ca nói lên những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, những bài học đã
đƣợc tích luỹ từ bao đời và còn đƣợc lƣu truyền tới các thế hệ sau này.
Phát nƣơng đƣợc hai bãi,
Phá ruộng đƣợc hai đám
Đám dƣới cấy lúa nếp
Đám trên cấy lúa tẻ
Lúa tẻ ruộng độc nƣớc.
(Lƣợn: Bãi Rậm).
Những khó khăn trong cấy lúa mà ngƣời nông dân cần chú tâm và cũng là sự
e sợ của họ đó là “ruộng độc nƣớc” đã đƣợc dân gian nhắc tới. Đó là loại
ruộng xấu, đất chua, lúa trồng sẽ không tốt cây lúa sẽ bị khẩn, cây lúa lá đỏ
không thu hoạch đƣợc.
Kinh nghiệm trong trồng trọt đôi khi còn là những điều hết sức giản đơn
nhƣng lại có ý nghĩa rất lớn. Trong việc trồng cam, việc chọn thời điểm trồng
cây rất quan trọng cho sự phát triển của cây:
(Xiếp hằm khắm lòng chay mạc cam) “Chiều tối dâm xuống hãy trồng cam”
Trong bức tranh lao động của đồng bào miền núi hiện ra hình ảnh con
ngƣời với những công việc lao động quen thuộc. Đó có thể là việc nhuộm vải:
Ngắt ngọn bỏ vào thạ
Ngắt ngọn thụ phấn trong
Nhuộm vải bằng lá chàm
Nhuộm sao cho thật đậm.
(Lƣợn: Nhọt lỵ ).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
Ngay trên nƣơng ruộng giữa công việc lao động, tiếng sli đã vang lên
với giai điệu dặt dìu, sâu lắng.
…Tới ngày mang chủng cùng xuân phân
Lập hạ về đến tháng hai tới
Cùng nhau lo xuống trồng cây lúa
Thấm thoắt trôi qua tới tháng năm
Anh chàng nhổ mạ, cô nàng cấy
Ngƣời cấy bên trái, ngƣời bên phải
Chớ để cây trƣớc dồn cây sau
Đừng để cây sau dồn cây trƣớc
Bƣớc lên trên đá đặt nón xuống
Bƣớc tới trên đá đặt nón chờ
Mai này cách xa còn mãi nhớ
Dù không chung sống cũng chung thời
Để mình mãi mãi còn luyến lƣu.
(Sli: Só sình)
Trung tâm của bức tranh lao động là hình ảnh con ngƣời. Con ngƣời hiện ra
giữa nền thiên nhiên với những công việc lao động quên thuộc với đời sống tình
cảm. Đó là niềm vui, là hạnh phúc của tình yêu, của cuộc sống. Ngƣời đọc dễ
dàng hình dung ra chủ thể lao động đang miệt mài làm việc, những động tác nhịp
nhàng đã đƣợc miêu tả thật đẹp: “Anh chàng nhổ mạ, cô nàng cấy”; “Ngƣời cấy
bên trái, ngƣời bên phải”. Họ đang xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Từ
đó góp phần xây dựng một bản làng trù phú, một mảng không thể không nhắc tới
trong bức tranh nông thôn miền núi mà sli, lƣợn đã vẽ lên.
…Trông nhìn ra nhiều hƣớng
Nhìn thấy làng rộng lớn
Nhìn thấy nƣơng ruộng tốt
Mình mới bƣớc đến đây
Lấy lời hát ca cùng tâm sự.
(Lƣợn: Kháy Pác)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Một bản làng rộng lớn, những nƣơng ruộng tốt tƣơi là sự giàu có của thôn
bản và cũng là niềm tự hào của nhân dân. Trong sli đối đáp, lời của nhân vật đối
đáp đã nhắc tới sự phát triển của làng bản, sự giàu có của quê hƣơng.
Nam: Năm ngoái về thấy rừng thành cây
Năm nay tới thấy bãi thành ruộng.
Nữ: Trống chiêng vang vọng khắp mọi nơi
Ruộng vƣờn tốt lắm chẳng tới mình
Một khung cảnh vùng núi vui tƣơi giàu có, tràn đầy sức sống. Những nét vẽ
mang đậm nét văn hoá của đồng bào Nùng.
…Phù hộ lợn gà ở đầy chuồng
- Thả ra ăn thóc nhƣ kiến ruồi
Phù hộ bò trâu sừng đều đặn
- Khi thả ra ngoài đầy đồng ruộng
Lúc thả ra đi đầy soi bãi
- Chiều tối trở về đầy sân nhà
Ngƣời ơi có nhiều chia một con
- Lấy về để cày đám cỏ gianh
Mang về để cày soi bãi bông.
(Sli đối đáp)
Chăn nuôi, trồng trọt là hoạt động kinh tế chính của ngƣời Nùng Phàn
Slình cho nên hình ảnh đàn gia xúc, gia cầm đông đúc, lớn khoẻ là mong ƣớc
của ngƣời nông dân. Chính vì vậy trong lời cầu chúc đầu năm, ngƣời hát đã
cất lên những tiếng ca cầu chúc những điều tốt đẹp cho công việc nuôi trồng,
hứa hẹn một năm mới bội thu.
Trong sản xuất nông nghiệp, mỗi bƣớc đi của mùa màng, của chu kì lao
động sản xuất đều có những bài ca miêu tả. Quá trình của một vụ cấy đƣợc kể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
cụ thể theo thời gian, từ việc những công việc chuẩn bị cho việc gieo trồng
nhƣ cầy bừa, gieo mạ… sự phát triển của cây đến khi thu hoạch.
Tháng hai dùng bừa đi lấp luống cày
Tháng hai cầm bừa đi phay đất mịn
Tháng 3, 15 xuống gieo mạ
Tháng 3, 15 gieo mạ hết
…..
Tháng bảy quay lại mọi cây non
Tháng 8 đến thấy lúa tốt đều
Tháng 8 đến thấy lúa lên đòng
Tháng 9 đến thấy lúa đã ngả màu vàng
Tháng 9 đến thấy lúa chin vàng hết
Tháng 10 đến thấy lúa đã gặt
Tháng 10 đến thấy lúa gặt xong…
(Sli: Chiêng ngột)
Bài hát thể hiện sự quan sát tinh tế, những kinh nghiệm thực tiễn và tri
thức phong phú về đời sống lao động mà nhân dân đã tích luỹ đƣợc. Công việc
của từng tháng đƣợc liệt kê khiến chúng ta nghĩ đến những bài ca nông lịch.
Trong sli, lƣợn tiếng hát của thiên nhiên hoà lẫn tiếng ca lao động của
con ngƣời, góp phần vẽ lên những bức tranh sinh động về cảnh núi rừng, bản
làng, về sức sáng tạo và công việc lao động xây dựng cuộc sống ấm no của
dân bản. Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của bản làng, miêu tả và ca
ngợi sức lao động của con ngƣời phần nào đã nói lên tinh thần lạc quan, tin
tƣởng vào một tƣơng lai tốt đẹp của ngƣời Nùng Phàn Slình nói riêng và đồng
bào Nùng nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
2.2. Một số yếu tố nghệ thuật của sli, lƣợn ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên
Cũng nhƣ một số loại hình nghệ thuật dân gian khác, những bài sli,
lƣợn của ngƣời Nùng Phàn Slình tồn tại ở dạng thức nguyên hợp, trình diễn
theo tinh thần không chuyên và tự giác. Ra đời trong một bối cảnh riêng biệt
nên sli, lƣợn mang những nét đặc điểm riêng về nghệ thuật.
Ở đây, luận văn chúng tui không đi sâu vào miêu tả mọi yếu tố của thi
pháp mà chỉ khảo sát một số yếu tố nghệ thuật nổi bật trong sli, lƣợn của
ngƣời Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên.
2.2.1. Ngôn ngữ
Văn học là nghệ thuật ngôn từ - tức là loại hình sử dụng ngôn từ để
sáng tạo ra thế giới nghệ thuật. Nhƣ vậy ngôn ngữ là một trong yếu tố quan
trọng góp phần tạo nên giá trị độc đáo của tác phẩm nghệ thuật. Với vai trò ấy
ngôn ngữ từ lâu đã trở thành một đối tƣợng nghiên cứu không thể thiếu trong
quá trình nghiên cứu thi pháp văn học.
Nghệ thuật ngôn ngữ sli, lƣợn của ngƣời Nùng Phàn Slình cũng có
những đặc điểm chung của nghệ thuật văn học dân gian, là ngôn ngữ nghệ
thuật hình tƣợng nói bằng hình ảnh, đặc biệt là những hình ảnh mang tính chất
dân tộc miền núi. Ở đây khi tìm hiểu ngôn ngữ thơ của sli, lƣợn, chúng tui tìm
hiểu về phƣơng thức tạo hình trong thơ của ngôn ngữ.
* Ngôn ngữ hình tượng mang đậm tính chất miền núi.
Ngôn ngữ chính là những chất liệu mà các nhà thơ sử dụng để làm nên
tính chất tạo hình ở trong thơ. Một tác phẩm thơ ca có tính chất tạo hình là
m...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top