Dàn ý chi tiết :
1.Mở bài
- Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Trích câu thơ của Nguyễn Du, khẳng định nhân vật Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" mang dáng dấp của biết bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến, có số phận bất hạnh truân chuyên.
2.Thân bài
2.1.Giải thích
Tải xem TẠI ĐÂY
- Có thể nói,với trái tim lớn của một nghệ sĩ lớn, câu thơ vang lên như tiếng khóc than cho thân phận bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.Đó là tiếng lòng, và cũng là lời than được bật lên từ trái tim tràn đầy tình yêu thương dành cho những kiếp phù dung mỏng manh, vô định (dẫn chứng)
- Nhân vật Vũ Nương là một trong những số phận bất hạnh ấy.
2.2.Chứng minh
a) Khái quát về nhân vật Vũ Nương
Vũ Thị Thiết - người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na lại tư dung tốt đẹp. Nàng có trong mình đầy đủ những nét phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội xưa, công - dung - ngôn - hạnh. Thế nhưng phận đàn bà đâu cho nàng cuộc đời hạnh phúc, ngay từ đầu câu chuyện ta đã thấy dự báo trước về một số phận bạc mệnh, nghiệt oan.
( Nếu thời gian làm bài dài, bạn có thể khái quát cụ thể hơn ).
b) Số phận bất hạnh
- Thứ nhất, Vũ Nương phải sinh ra trên đời là một người phụ nữ, lại phải sống trong xã hội phong kiến, nên nàng không được lựa chọn hạnh phúc của cá nhân mình. Lấy Trương Sinh là sự kiện mở đầu cho chuỗi đau khổ trong cuộc đời nàng.
Cuộc hôn nhân của nàng không xuất phát từ tình yêu và có phần không bình đẳng.Trương Sinh con nhà hào phú nhưng không có học, lấy Vũ Nương đâu phải vì tình yêu mà là mến vì dung hạnh. Chi tiết Trương Sinh "xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về" và lời nói về thân phận mình của Vũ Nương "Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu" đã nói lên sự không bình đẳng đó. chính những cái đó sẽ là mầm mống tạo cái thế cho tính gia trưởng của Trương Sinh có điều kiện phát triển trong xã hội phong kiến.
- Thứ hai, sau khi lấy Trương Sinh, Vũ Nương không được hưởng hạnh phúc gia đình một cách trọn vẹn
+ Chiến tranh phong kiển nổ ra, chồng nàng phải đi lính. Nàng tiễn đưa chồng mà "ứa hai hàng lệ".
+ Trong 3 năm chồng đi lính, nàng phải một mình chăm sóc mẹ già, nuôi con nhỏ, không có chồng ở bên, không được hưởng hạnh phúc của cuộc sống vợ chồng.
Thế nhưng con người ta sẽ không cảm giác khổ khi không biết mình khổ. Với Nguyễn Dữ, với chúng ta, việc Vũ Nương phải lấy người mà mình không yêu, phải xa chồng sống trong cảnh chăn đơn gối chiếc là một nỗi khổ nhưng có lẽ với Vũ Nương, nàng sẽ cho rằng đó là số phận mà ông trời, mà xã hội đã định sẵn cho nàng, nàng không được phép oán trách. Bi kịch cuộc đời Vũ Nương chỉ thực sự bắt đầu đúng cái ngày mà Trương Sinh trở về.
- Thứ ba, nàng khổ vì nàng bị cướp đi danh dự, phẩm hạnh, bị nghi ngờ về trinh tiết, sự thủy chung. (phần trọng tâm)
Phân tích sự kiện Trương Sinh trở về, chi tiết chiếc cái bóng.
+ Nàng chờ đợi chồng 3 năm để đổi lấy nỗi oan khiên.
+ Không được giải thích, những lời nói biện hộ của nàng không có giá trị trước một người chồng gia trưởng, đa nghi, độc đoán.
+ Danh dự, tiết hạnh, lòng thủy chung bị chà đạp.
- Thứ tư, xã hội cướp luôn quyền sống của nàng ( Vũ Nương tự tử)
Ta có thể liên hệ với số phận của nàng Kiều, xã hội phong kiến đẩy người phụ nữ đến bước đường cùng, tìm sự giải thoát trong cái chết. Nếu như Vũ Nương là nạn nhân của chế độ nam quyền thì nàng Kiều trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du là nạn nhân của xã hội đồng tiền.
- Thứ năm, nàng được giải oan nhưng chẳng thể nào trở về thế gian.
c) Nguyên nhân của số phận bất hạnh
- Chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
- Chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ, chế độ nam quyền độc đoán.
3.Kết bài
- Khái quát lại về số phận của Vũ Nương.
- Thân phận của nàng là điển hình cho thân phận của bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến, qua đây thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm : tiếng nói đồng cảm, tố cáo, ...
- Khẳng định lại về ý nghĩa câu thơ của Nguyễn Du.